Muốn nhìn thấu nhân phẩm người bên cạnh, bạn chỉ cần nhìn vào 1 trong 3 đặc điểm này
Đánh giá nhân phẩm của một người là điều cực kì khó, nhưng với 3 bí quyết này bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được tính cách của người đó.
1. Dùng lợi ích làm phép thử
Trương Dương và Lý Lỗi từng kết giao bạn bè, quan hệ vốn rất tốt, thường xuyên uống rượu đàm đạo cùng nhau.
Có lần, Trương Dương mời Lý Lỗi tham gia một dự án. Lý Lỗi nghe bạn mình nói qua cũng cảm thấy hứng thú, vì vậy liền đồng ý.
Cả hai người nhanh chóng tiến hành đầu tư và ước định chia lời theo tỷ lệ góp vốn. Thời gian của dự án kéo dài 4 tháng.
Suốt quãng thời gian đầu, Lý Lỗi phụ trách chạy một số đơn xét duyệt, tìm kiếm các chuyên gia trong ngành để thiết kế và dựng dàn giáo cho giai đoạn đầu. Không đến một tháng, công việc đã hoàn tất.
Theo thỏa thuận trước đó, giai đoạn sau sẽ do Trương Dương bố trí công nhân hoàn thành. Nhưng đúng lúc này, mẹ của Lý Lỗi bất ngờ bệnh nặng. Thấy phần việc của mình đã xong, anh yên tâm giao lại toàn bộ công trình cho Trương Dương phụ trách.
Ảnh minh họa
Ba tháng sau đó, dự án chính thức hoàn thành. Nhưng khi kết toán, hai người lại phát hiện bị lỗ mất một số tiền. Trương Dương an ủi Lý Lỗi, sự việc vì vậy cũng nhanh chóng qua đi.
Cho tới tận sau này, khi Trương Dương và người yêu chia tay vì xích mích, cô gái kia mới âm thầm nói cho Lý Lỗi một sự thật: Dự án năm ấy vốn không lỗ mà còn lãi một số tiền rất lớn, tất cả đều là chiêu trò của Trương Dương.
Video đang HOT
2. Quan sát ngôn ngữ và cử chỉ
Có lần, một khu dân cư trong thành phố Vũ Hán xảy ra hỏa hoạn, khói đen đặc lan ra khắp nơi, giăng kín cả lối đi.
Khi ấy, ở gia đình nọ, người con cả trong gia đình tốt nghiệp đại học danh tiếng, có tri thức, hiểu lễ nghĩa, nhưng lại cầm thẻ ngân hàng của mình chạy ra ngoài đầu tiên.
Người con thứ hai lăn lộn ngoài xã hội, tối ngày đánh nhau, đến cấp II còn chưa tốt nghiệp, ấy vậy nhưng lại chạy vào cứu bố mẹ, thương tích đầy mình.
Sau khi mọi việc qua đi, người con cả giải thích rằng: “Lúc ấy con không nghĩ được nhiều, có lẽ do bản năng cầu sinh”.
Thông điệp của câu chuyện ấy quả đúng như câu nói của Khổng Tử: “Không chỉ cần nghe lời nói mà còn phải xem việc làm nữa”.
3. Quan sát cách đối xử của đối phương với người yếu thế hơn họ
Ảnh minh họa
Tại khu vực phồn hoa nhất của thành phố, có một cô gái xinh đẹp ăn vận toàn đồ đắt tiền đang vội vàng bước ra từ một cửa hàng, tay cầm đủ mọi túi đồ.
Khi đó, một người ăn xin bị cụt chân đang quỳ bên đường. Người đi qua đều tìm cách lảng tránh xem như không thấy, nhưng cô gái xinh đẹp kia lại dừng bước trước ông.
Chỉ tiếc rằng, hai tay cô gái xách quá nhiều đồ nên không tiện lấy ví tiền. Người hành khất cũng hiểu ý, chỉ khoát tay tỏ ý muốn cô ấy rời đi.
Nhưng không ngờ, cô gái lại để cho người hành khất giúp mình lấy ví ra khỏi túi áo. Khi đó, người ăn xin chỉ dùng đôi bàn tay lấm lem của mình, cẩn thận lấy một tờ 10 tệ ra khỏi ví.
Hành động này của cô gái khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Sự ngỡ ngàng của họ không bắt nguồn từ giá trị nhỏ bé của một tờ bạc 10 tệ, mà đến từ sự cao quý toát ra từ tâm hồn và nhân phẩm của người con gái ấy.
Ngày trước, công ty tôi có một người mang biệt danh “chị hai tri kỷ”. Cô ấy lúc nào cũng tươi cười với đồng nghiệp và cấp trên, làm việc luôn chủ động tích cực, được mọi người đánh giá tốt.
Nhưng trong một lần ngẫu nhiên đến nhà chị làm khách, tôi mới phát hiện ra một sự thật, rằng người “chị hai tri kỷ” ấy vốn không như chúng tôi hằng nghĩ.
Tôi còn nhớ, lúc ấy bác giúp việc đang ở trong nhà bếp bận rộn làm bữa trưa, nào ngờ vô tình đánh rơi một chiếc đĩa. Nghe thấy tiếng đổ vỡ, “chị hai” lập tức xông vào nhà bếp quát tháo ầm ĩ, lời lẽ cực kỳ khó nghe, thái độ khinh khỉnh vô cùng.
Vừa lúc đó tôi xuống nhà bếp lấy thêm trà. Nhìn thấy tôi, chị lập tức tươi cười đon đả, ăn nói nhẹ nhàng, nhiệt tình chỉ cho tôi chỗ lấy đồ.
Nếu một ngày tôi trở thành người làm việc dưới trướng chị ấy, e rằng người “chị hai tri kỷ” này cũng sẽ dùng bộ mặt thật của mình để đối xử với tôi như vậy.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Minh Ngọc/Khỏe & Đẹp
Cậu bé Malaysia bật khóc vì thương ông lão ăn xin bên ngoài nhà hàng
Trông thấy ông lão ăn xin phía bên ngoài nhà hàng, thiếu niên tốt bụng cùng những người bạn của em đã mua đồ ăn và ủng hộ tiền cho ông.
Câu chuyện ấm lòng được ghi lại ở Kuantan - thủ phủ bang Pahang, Malysia - và chia sẻ lên Facebook hôm 6/3 khiến hàng nghìn cư dân mạng xúc động, theo World of buzz.
Nhiều ngày trước, anh Ahmad Firdaus Hashim - người chia sẻ câu chuyện trên - tới dùng bữa trưa tại nhà hàng yêu thích ở Kuantan.
Cùng thời điểm đó, một nhóm thiếu niên mặc áo thi đấu cầu lông của Kuala Lumpur ngồi bàn đối diện Ahmad. Bỗng nhiên, một cậu bé mặc áo màu cam trong số đó bật khóc.
Ahmad cảm thấy sốc, nghĩ có chuyện gì tồi tệ đã xảy ra với cậu bé. Anh tiến lại gần hỏi thăm và được biết cậu bé khóc vì thương ông lão ăn xin ngồi ở bên ngoài nhà hàng.
Cậu bé áo cam bật khóc vì thương người ăn xin, sau đó em cùng nhóm bạn mua đồ ăn, quyên tiền cho ông lão. Ảnh: Ahmad Firdaus Hashim.
Nhìn giọt nước mắt của em nhỏ tốt bụng, Ahmad mới nhận ra mình vô tâm thế nào. Anh còn xúc động hơn khi chứng kiến việc nhóm thiếu niên khác mua cho ông lão ăn xin một bữa ăn và ủng hộ ông chút tiền.
Người ăn xin lớn tuổi không khỏi ngạc nhiên trước những gì nhận được từ các cậu bé.
Ahmad cảm thấy xấu hổ vì anh không nhận thấy sự xuất hiện của ông lão ăn xin khi mới bước vào nhà hàng. Anh cũng ấn tượng bởi hành động tử tế của nhóm thiếu niên.
Ahmad không thể quên ánh nhìn biết ơn trên gương mặt ông lão ăn xin khi nhận được sự giúp đỡ từ những "anh hùng nhỏ tuổi".
Với anh, đó là lời nhắc nhở bản thân phải luôn sống tử tế và chỉ cần hành động đơn giản cũng đủ thắp sáng một ngày dài của người khác.
Theo Zing
Năm bí quyết để trẻ mãi, hạnh phúc và thành công của bà cụ 87 tuổi Chúng ta ngừng vui chơi bởi vì chúng ta đã già; nhưng thật ra chúng ta già bởi vì chúng ta không vui chơi nữa. Chỉ có năm bí quyết để giữ mình trẻ mãi, hạnh phúc và đạt được thành công. Ngày đầu tiên của năm học, vị giáo sư môn hóa của lớp tôi tự giới thiệu mình với sinh viên...