Muốn nhà cửa gọn gàng, không gian lưu trữ thoải mái thì không thể thiếu tủ để đồ tại 4 chỗ này
Đặt tủ để đồ tại 4 chỗ dưới đây sẽ mang đến cho gia đình bạn không gian lưu trữ thoải mái.
Khá nhiều gia đình sống trong tình trạng không có đủ không gian lưu trữ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc không gian sống luôn bừa bộn, thiếu ngăn nắp. Tất nhiên đây là điều mà không ai muốn cả.
Do đó, muốn có đủ không gian lưu trữ tại nhà thì bạn cần phải có một vài chiếc tủ để đồ, bên cạnh những chiếc tủ quen thuộc như tủ giày, tủ quần áo, tủ tivi. Có 4 vị trí bạn nên đặt thêm tủ để nhân lên gấp đôi không gian lưu trữ trong nhà. Và đây là 4 vị trí được gợi ý dành cho bạn.
1. Tủ bếp phụ
Bên cạnh hệ tủ bếp gắn tường quen thuộc thì những năm gần đây ngày càng có nhiều gia đình sử dụng kiểu tủ bếp đứng đa năng cho căn bếp hoặc phòng ăn của gia đình. Bạn dùng chiếc tủ này theo đúng với tên gọi tủ đa năng vì mọi món đồ bên trong nhà bếp đều có thể lưu trữ tại đây. Đặc biệt, nhiều gia đình sử dụng tủ để đặt máy pha cafe, biến khu vực tủ bếp thành một quán cà phê nhỏ trong nhà.
Bạn cũng đừng lo về vấn đề diện tích vì trên thị trường có rất nhiều mẫu tủ bếp đứng với kiểu dáng lớn bé, to nhỏ khác nhau cho bạn tùy ý lựa chọn cho không gian gia đình.
2. Tủ ban công
Những năm gần đây, chức năng của khu vực ban công đang dần thay đổi. Với những gia đình có diện tích hạn chế thì ban công luôn là khu vực được ưu tiên cải tạo thành khu vực giặt giũ. Đi cùng với đó, các gia đình cũng thiết kế thêm tủ đặt ngoài ban công để tăng không gian lưu trữ.
Những chiếc tủ được thiết kế để tận dụng triệt để phần không gian bên ngoài ban công cung cấp cho gia đình bạn không gian lưu trữ đồ giặt giũ và các thiết bị sinh hoạt gia đình như máy hút bụi, các loại chổi lau và quét nhà.
Ngoài ra, là nơi có nguồn ánh sáng tự nhiên tốt nên cũng có nhiều gia đình sử dụng ban công thành không gian ngồi thư giãn và đọc sách lý tưởng. Lúc này một chiếc tủ sách chính là món đồ nội thất không thể thiếu được.
Video đang HOT
3. Tủ bảo quản hành lang
Đối với những gia đình có diện tích không lớn nhưng lại có được hành lang rộng rãi thì hãy biết tận dụng nơi này thành khu vực lưu trữ tiện dụng trong nhà. Bạn nên lên kế hoạch thiết kế tủ âm tường cho khu vực này để tránh cảm giác chật chội. Và thế là bạn có thể lưu trữ tại đây vô số món đồ dùng gia đình.
Còn nếu may mắn có được một lối hành lang rộng rãi bạn có thể đặt một hoặc vài chiếc tủ để đồ tại đây để tăng không gian lưu trữ của gia đình.
4. Cầu thang
Cầu thang luôn là một địa điểm bị bỏ quên vô cùng lãng phí trong nhiều gia đình. Hãy biến không gian bên dưới cầu thang thành một hệ tủ lưu trữ càng đa dạng càng tốt. Như vậy là bạn sẽ có thêm được rất nhiều không gian để cất trữ các món đồ dùng trong gia đình, đảm bảo không để tình trạng bừa bộn, lộn xộn trong tổ ấm của mình.
Bếp hình chữ L - Giải pháp thông minh giúp tăng diện tích lưu trữ cho bếp nhỏ
Với những căn bếp nhỏ, nếu bạn muốn bày biện gọn gàng được vô số đồ đạc, hãy lưu tâm đến cách bố trí bếp hình chữ L để tăng tối đa không gian lưu trữ và giảm tối thiểu sự bừa bộn của đồ đạc.
Dù nhà bạn đang ở có diện tích chật chội hay "dễ thở" một chút, căn bếp sẽ không mấy khi được lựa chọn ở khu vực có diện tích rộng rãi. Sự gọn gàng và ngay ngắn luôn là điều cần thiết ở mọi căn bếp. Một ngôi nhà sẽ nhường cho những khu vực chức năng không kém phần quan trọng như khu vực tiếp khách, khu vực nghỉ ngơi.
Thiết kế tủ bếp kiểu chữ L còn có thể điều chỉnh kích thước tủ bếp một cách dễ dàng bằng cách đặt thêm thùng chứa đồ nối vào tủ bếp. Không gian nấu nướng trở nên rộng rãi và chi phí cũng được tiết kiệm hơn.
Với những ưu điểm đó, bạn cũng có thể thấy đây là mẫu tủ bếp với nhiều tính năng được quan tâm và phổ biến nhất hiện nay. Mang đến sự tiện nghi cho người nội trợ và vẻ đẹp hiện đại, sang trọng cho phòng bếp gia đình.
Bởi vậy, hãy lên giây cót tinh thần, chuẩn bị một giải pháp tuyệt vời nhất để căn bếp đẹp hiện đại và tiện dụng. Nếu chưa nghĩ ra được giải pháp hoàn hảo, hãy dành chút thời gian tham khảo những gợi ý tuyệt vời trong bài viết dưới đây.
Kích thước của tủ bếp chữ L lớn nhỏ như nào còn phụ thuộc vào diện tích căn bếp nhà bạn. Bên cạnh đó, xoay chiều chữ L như nào sẽ bị chi phối bởi việc bố trí tam giác bếp - bồn rửa - tủ lạnh. Hai cạnh của chữ L có kích thước tối thiểu là 240cm - 90cm.
Và một nguyên tắc bất di bất dịch nữa là: 2 đầu của cạnh chữ L và góc chung của 2 cạnh chữ L còn lại chính là nơi đặt tam giác bếp - bồn rửa - tủ lạnh. Phần không gian thừa ở cạnh nhỏ của chữ L thường là nơi để tủ lạnh hoặc tủ đựng đồ khô.
Bếp hình chữ L được thiết kế đơn giản với hai hệ thống tủ gắn tường đặt song song phía trên sát trần và phía dưới sát sàn. Dành chút diện tích tường để lắp kính màu tạo điểm nhấn ấn tượng cho căn bếp nhỏ.
Không gian nấu nướng thường được chọn vị trí ở những góc nhỏ, góc khuất của ngôi nhà. Vì điều này, căn bếp hình chữ L có thể tận dụng tối đa khoảng góc để tăng thêm diện tích lưu trữ cho người sử dụng.
Bếp hình chữ L chủ yếu được lựa chọn với gam màu trắng, chất liệu nhựa công nghiệp hay kim loại sáng. Sự tiết chế trong màu sắc sẽ giúp căn bếp bớt rườm rà và chật chội.
Bếp hình chữ L và mọi nội thất, đồ đạc đều được ưu ái sử dụng gam màu trắng. Ánh sáng thiên nhiên ngập tràn giúp những điểm nhấn của vật dụng thêm sắc nét và bắt mắt hơn.
Bếp hình chữ L có thể được kết nối giữa hệ thống bồn rửa, nơi nấu nướng và đảo bếp tạo thành chuỗi chức năng liên hoàn vô cùng tiện dụng.
Bạn có thể ưu tiên cho phần góc bếp để thiết kế hệ thống tủ kết nối vuông góc tạo thành hình chữ L đẹp mắt.
Dù căn bếp có diện tích nhỏ hẹp đến mấy, nếu bạn muốn tăng thêm không gian lưu trữ, ngoài bếp hình chữ L, bạn có thể lắp đặt thêm đảo bếp.
Bếp hình chữ L với cách trang trí đơn giản sẽ đủ để khơi dậy tình yêu và sự hào hứng với việc nấu nướng hàng ngày của mọi người trong gia đình.
Bạn có thể chọn gam màu trung tính với kiểu dáng đơn giản. Một chút nhấn nhá từ chất liệu đá ốp tường và ốp sàn để tăng vẻ đẹp tươi tắn, gần gũi với tự nhiên cho không gian nấu nướng.
Nếu bạn muốn tạo sự đối lập cá tính và vẻ đẹp sinh động, hãy chọn lựa bếp hình chữ L với gam màu nổi bật với màu nền.
Bếp hình chữ L tận dụng toàn bộ tường song song với cửa sổ, không chỉ tăng thêm diện tích lưu trữ mà còn giúp không gian bếp rộng rãi và hiện đại.
Bếp hình chữ L với màu xanh đậm cũng có thể đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn của không gian nấu nướng, ngay ngắn và sinh động.
Một căn bếp với màu trầm cũng có thể tăng thêm vẻ đẹp sang trọng cho không gian. Quan trọng là bạn cần tiết chế những mảng màu hợp lý, kết hợp với các màu sắc khác một cách hài hòa để tổng thể không gian được hoàn chỉnh và đẹp mắt.
Ngỡ ngàng trước màn lột xác 360 độ của căn hộ tồi tàn 73 mét vuông thành không gian sống kiểu Pháp hoài cổ Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng buộc chủ nhận căn hộ phải tiến hành cuộc đại trùng tu và nhận được kết quả vô cùng mỹ mãn. Trước khi được cải tạo, căn hộ luôn trong tình trạng thiếu ánh sáng, sàn và tường đã cũ, cách bài trí không hợp lý... Chính vì vậy mà chủ nhân căn hộ đã quyết...