Muôn mặt “boom hàng”
Khi nhận đơn hàng, người giao hàng ( shipper) hoặc người bán phải liên hệ với người mua để chốt và giao cho khách. Tuy nhiên, nếu gặp những vị khách có vấn đề, cả shipper và người bán chỉ biết kêu trời
Trước thực trạng “boom hàng” ngày càng phổ biến, các shipper và những người bán hàng qua mạng đã lập hẳn những hội, nhóm trên mạng xã hội để chia sẻ những tình huống, số điện thoại chuyên lừa đảo hoặc “boom hàng”.
“Xin hãy tôn trọng công việc của chúng tôi!”
Mới đây, chị T.T đã chia sẻ câu chuyện bị khách từ chối nhận hàng. Chị T. viết: “Khách gầy nên em tư vấn lấy đầm size S nhỏ nhất, đầm đẹp và chất liệu tốt. Ship đến nơi khách không chịu nhận với lý do mặc thử thấy rộng nên không nhận. Có ai bán hàng mà cho kiểm rồi khách thử luôn, thử rồi không chịu mua. Bán cái đầm chẳng lời bao nhiêu mà lỗ luôn 70.000 đồng phí ship, biết là buôn bán phải chịu nhưng ức lắm”.
Mang câu chuyện bị khách “boom hàng” 2 lần lên Facebook chia sẻ, chị T.H cảnh báo: “Các chị em bán hàng ở khu vực Long An chừa bạn khách với Facebook này ra nhé, bùng hàng mình đến 2 lần”.
Người giao hàng (shipper) lao động để trang trải cuộc sống, nuôi gia đình, cần tôn trọng công việc của họ Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Theo chị H., vị khách tên Y.N ở xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An “boom hàng” và bị chị lên mạng “bóc phốt”. Sau đó, Y.N nhắn tin cho chủ shop nhờ gỡ bài trên nhóm bán hàng online và hứa sẽ nhận hàng. Sau khi chị H. xóa bài và gửi lại hàng, Y.N vẫn không nhận và không nghe điện thoại.
Sau khi bị khách “boom” 36 ly trà sữa với giá gần 2 triệu đồng, một shipper đã lên mạng chia sẻ câu chuyện của mình, van xin cộng đồng đừng đặt hàng rồi không nhận khiến nhiều người lao đao.
“Tôi không hiểu các bạn “boom hàng” chúng tôi vì lý do gì. Chúng tôi là những người mang đến những bữa ăn, những ly nước uống cho các bạn. Chúng tôi dùng chính sức lực bản thân để trang trải cuộc sống và nuôi gia đình, vợ con. Hai triệu đồng là số tiền gần bằng 1 tuần chạy dưới trời nắng và hít đầy khói bụi của một shipper rồi. Xin hãy tôn trọng chúng tôi và tôn trọng công việc của chúng tôi” – shipper này viết.
Có thể khởi kiện
Nói về thực trạng khách “boom hàng”, TS Nguyễn Vinh Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, phân tích: “Theo quy định tại điều 116 và điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015, việc đặt hàng dù thông qua lời nói, văn bản hay đặt trên mạng thông qua các website trung gian hoặc ở ngay trang web của chính nhãn hàng đó thì đều là ký kết hợp đồng. Do đó, khi người mua đặt hàng nhưng không nhận tức là đã vi phạm về trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện nêu trong hợp đồng, giao dịch dân sự”.
Video đang HOT
Theo điều 360 Bộ Luật Dân sự 2015, nếu người mua đặt hàng nhưng không nhận mà gây thiệt hại thì bên đặt hàng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra. Thiệt hại trong trường hợp này cụ thể là lợi ích mà lẽ ra bên bán hàng được hưởng do hợp đồng mang lại, các chi phí phát sinh do người mua không nhận hàng.
“Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, chưa có chế tài nào xử lý hành chính đối với người đặt hàng rồi không nhận. Đồng thời, đây chỉ là giao dịch dân sự nên không có căn cứ để quy trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Nếu người mua đặt hàng rồi không nhận, người bán có thể dựa vào những căn cứ nêu trên để đòi bồi thường hoặc làm đơn khởi kiện vụ án dân sự để tòa án giải quyết” – ông Nguyễn Vinh Huy nói.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Grab Việt Nam cho biết trong trường hợp đối tác tài xế GrabFood đã hoàn tất việc nhận món ăn, thức uống nhưng khách hàng bất ngờ hủy đơn hàng, đối tác cần thông báo ngay cho Tổng đài Grab. Nếu xác minh thông tin đúng là khách hàng đã hủy đơn hàng, Grab sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho đối tác tài xế, bao gồm cả việc bồi hoàn cho đối tác. Trong thời gian tới, Grab cũng sẽ không ngừng cải thiện hệ thống để giảm thiểu tình trạng “bùng” hàng vào phút chót.
Đại diện Grab cũng cho biết đối với dịch vụ GrabExpress bị hủy cũng sẽ được Grab hỗ trợ cho đối tác tài xế (được điều chỉnh doanh thu trên ứng dụng đơn hàng bị hủy, được hỗ trợ cước điểm hủy…).
Đại diện Gojek Việt Nam cũng cho biết các tài xế Gojek đã được truyền thông về chương trình hỗ trợ của Gojek Việt Nam trong các trường hợp tài xế không liên hệ được với khách hàng để giao hàng hoặc khách hàng từ chối nhận hàng mà không có lý do hợp lý.
Trong các trường hợp này, Gojek Việt Nam sẽ xem xét cũng như tiến hành hỗ trợ đối tác bằng giải pháp hoàn tiền đơn hàng cho đối tác tài xế và hỗ trợ cước vận chuyển. Gojek Việt Nam cũng sẽ tiến hành những biện pháp kiên quyết và kịp thời đối với các hành vi từ phía những khách hàng vi phạm nghiêm trọng các điều kiện và điều khoản của Gojek.
Coi chừng bị “boom” tài khoản ngân hàng
Sau khi chặn đứng âm mưu hack tài khoản ngân hàng, chị Tuyết Nhi (bán quần áo online) lên Facebook chia sẻ: “Khách đặt em mấy bộ quần áo với số tiền hơn 1,1 triệu đồng rồi bảo đang ở nước ngoài nên chuyển tiền từ nước ngoài về. Khách kêu em phải bấm vô cái link đó để nhận tiền. Em nói rất nhiều vụ kêu nhấp vào link rồi mất hết tiền trong tài khoản ngân hàng thì ngay lập tức khách chặn Facebook em luôn”.
Chiêu lừa đảo này Công an TP HCM đã nhiều lần khuyến cáo người dân phải cảnh giác trước thủ đoạn lừa qua công nghệ cao. Theo đó, người dân không nhấp vào các link do người lạ gửi vì sau khi làm theo yêu cầu của đường link này, khách đã tự điền số tài khoản, mật khẩu sau đó kẻ lừa đảo sẽ lấy hết tiền trong tài khoản chỉ trong giây phút.
Tài xế Grab mất tiền triệu vì thủ đoạn lừa đảo qua giao hàng
Nhận giao một chiếc túi và ứng trước 1,7 triệu đồng, tài xế Grab ngỡ ngàng khi người nhận khóa máy.
"Tối 1/10 tôi có nhận một đơn hàng tại địa chỉ 94C2 đường Phùng Văn Cung, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Tôi ứng trước 1,7 triệu đồng nhưng khi đến điểm giao hàng mới phát hiện mình bị lừa", Nguyễn Ngọc, tài xế Grab tại TP.HCM nói với Zing.
Theo ông Ngọc, một khách hàng có tên G. Huy đã đặt đơn hàng ứng tiền (COD) của dịch vụ GrabExpress. Với hình thức giao hàng này, tài xế sẽ ứng trước giá trị hàng sau đó giao và lấy tiền từ người nhận.
Dịch vụ GrabExpress từ ngày ra mắt đã trở thành mục tiêu cho nhiều kẻ gian.
"Nhưng khi đến nơi thì người nhận không bắt máy. Lúc này tôi biết mình đã bị lừa và quay trở lại địa chỉ nhận hàng để được giải quyết", ông Ngọc kể lại.
Tuy vậy, khi quay lại địa chỉ 94C2 đường Phùng Văn Cung, quận Phú Nhuận, TP.HCM, người tiếp ông Ngọc lúc này lại là chủ của một nhà nghỉ.
Theo ông Ngọc, một khách hàng đã mượn điện thoại của chủ nhà nghỉ để đặt đơn hàng trên. "Lúc nhận hàng tôi có kiểm tra, chủ tài khoản đã đặt thành công hơn 100 chuyến nên tôi mới không nghi ngờ gì", ông Ngọc nói.
Lúc nhận hàng, ông Ngọc có thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình giao hàng của Grab như chụp ảnh người giao và căn cước công dân.
Ngay sau đó, ông Ngọc đăng tải hình ảnh căn cước của thanh niên nhận 1,7 triệu đồng của mình vào nhóm tài xế công nghệ. Bên dưới bình luận, nhiều tài xế nhận ra người giao hàng và cho biết đây không phải lần đầu người này thực hiện hành vi trên.
"Trước người này đặt chuyến giao mỹ phẩm bằng điện thoại mượn của một chủ quán nước. Nhiều người đã cảnh báo thanh niên này", người dùng Quốc Quân bình luận.
Hiện tài khoản của chủ nhà nghỉ cho mượn để đặt chuyến đã bị khóa.
Trả lời Zing, đại diện Grab cho biết đang xem xét trường hợp trên. Nếu đúng là tài xế bị lừa sẽ có chính sách hỗ trợ.
"Với hình thức COD của GrabExpress, người dùng không nên cho người khác mượn ứng dụng để đặt hàng. Với các trường hợp sử dụng ứng dụng để thực hiện hành vi mang tính lừa đảo, hoặc các hành vi vi phạm pháp luật, Grab sẽ ngưng quyền sử dụng ứng dụng của người dùng. Với đối tác tài xế, chúng tôi khuyến cáo đối tác không nhận COD có giá trị cao", đại diện Grab cho biết.
Từ cuối tháng 5/2019, Grab ra mắt dịch vụ giao hàng thu tiền hộ. Loại dịch vụ này giúp những chủ cửa hàng online nhỏ có thể vận chuyển tiện lợi hơn. Tuy vậy, cánh tài xế tỏ ra không mấy mặn mà với dịch vụ này bởi những rủi ro đi kèm.
Cuối tháng 7/2019, Công an phường Bình Khánh, quận 2, TP.HCM tiếp nhận vụ việc lừa đảo hơn 20 tài xế dịch vụ giao hàng ứng tiền trước.
Theo đó, các đối tượng xấu lợi dụng cách vận hành của dịch vụ này để lừa đảo cánh tài xế. Cụ thể, kẻ gian sẽ đặt một chuyến xe giao hàng ứng tiền trước. Lợi dụng sự mất cảnh giác của tài xế, kẻ gian gửi món hàng không có giá trị đến một địa chỉ ảo. Sau đó, chúng nhận tiền ứng trước và trốn mất.
Giới tài xế công nghệ cho rằng dịch vụ GrabExpress tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho họ.
"Hôm nay có hai người đặt giao hàng ở hẻm 110 Nơ Trang Long, phường 14, quận Bình Thạnh. Khách yêu cầu ứng 230.000 đồng và giao đến 195 Hoàng Diệu 2, Thủ Đức. Lúc giao người nhận nói đợi 15 phút để rước con, sau đó nói đợi thêm 50 phút và cuối cùng em gọi điện thoại cho cả hai bên đều không có ai bắt máy. Em làm rất khổ mới có số tiền như vậy mà họ lại lừa", bài viết của một tài xế công nghệ bị lừa lan truyền trên mạng xã hội.
Một trường hợp khác, tài xế nhận đơn hàng trước cửa một shop thời trang và bị lừa. "Mình thấy người này bước ra từ tiệm áo quần nên tưởng là nhân viên gửi hàng nên không kiểm tra kỹ. Tới lúc giao gọi người nhận không nhấc máy, kiểm tra hàng bên trong chỉ là giẻ lau", Minh Tú, tài xế xe công nghệ 25 tuổi ngụ Hóc Môn, TP.HCM kể lại.
Bên cạnh đó, nhiều tài xế cho rằng việc định giá món hàng không nằm trong chuyên môn của họ.
"Họ giao một cái ốp lưng đính hạt bảo ứng trước 400.000 đồng. Nhưng lỡ cái ốp này vài chục nghìn thì chắc chắn đây là một vụ lừa đảo tài xế. Chúng tôi không có cách nào định giá chính xác được", ông Tú nói thêm.
Cánh tài xế truyền tai nhau một số mánh giúp giảm tình trạng này. Chẳng hạn, tài xế không nhận đơn ứng tiền từ 400.000 đồng trở lên. Không giao sau 22 giờ, nếu nghi ngờ thì yêu cầu xem và chụp chứng minh. Kiểm tra hóa đơn đỏ trùng với địa chỉ của hàng...
"Tôi chạy cũng lâu rồi nhưng hiếm khi gặp trường hợp bị lừa. Tôi có những kinh nghiệm riêng. Chẳng hạn không giao cho những tài khoản mới hoặc chưa từng sử dụng dịch vụ COD. Ngoài ra, tôi tuyệt đối không giao cho khách ở chung cư vì khi họ xuống đưa hàng, mình không biết nhà họ thật sự ở đâu", Minh Tú cho biết.
Những cách đề phòng trên khiến dịch vụ giao hàng ứng tiền của Grab ngày càng gây nhiều khó khăn cho cả người dùng lẫn tài xế.
"Bây giờ nhận một cuốc giao hàng ứng tiền phải đi rất xa. Đôi khi tôi đi nhận hàng thôi đã trên 3 km vì thiếu tài xế", ông Toàn nói.
Trong hội nhóm mua hàng trực tuyến, nhiều người dùng phản ánh việc đặt tài xế giao hàng qua ứng dụng Grab thu tiền trước rất khó. "Mỗi ngày giao tầm 1-3 đơn hàng thôi nhưng đặt xe có khi 30 phút chưa có ai nhận", Thùy Trang, một chủ shop online bán nước hoa tại quận Phú Nhuận. TP.HCM nói.
"Nhà tôi ở chung cư nên rất khó dùng Grab ứng tiền giao hàng bởi họ không tin là mình ở đó. Buôn bán mấy cái trái cây dưới quê mang lên nên không biết ship COD qua đâu luôn", tài khoản Diệp Chi viết trong nhóm Facebook của cánh tài xế công nghệ.
Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An phối hợp UBND xã Phước Vĩnh Tây tổ chức hội thảo tổng kết mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao: Nuôi tôm 2 giai đoạn sử dụng ao ương nổi. Mô hình nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao được chọn thí điểm tại hộ ông Vũ...