Muốn ly hôn vì phải làm hết việc ở nhà chồng
Tất cả việc nhà đều mình tôi làm hết, bố mẹ và chồng chơi cả ngày nhưng không ai mó tay vào, dù tôi đi làm cũng rất áp lực và vất vả.
Ảnh minh họa
Cuộc sống gia đình hiện tại khiến tôi cảm thấy mệt mỏi. Tôi và anh kết hôn được 4 năm, đã có con 3 tuổi. Tôi làm nhân viên văn phòng, thu nhập 7 triệu/tháng. Anh làm nghề tự do, tháng được 10 triệu, tháng chơi dài. Hàng ngày, tôi dậy sớm, đi chợ, nấu đồ ăn sáng cho cả nhà và thức ăn cả ngày. Chiều đi làm về, lại là tôi tắm cho con và nấu cơm bữa tối rồi giặt giũ, lau dọn nhà cửa. Vợ chồng tôi ở cùng bố mẹ chồng nên ông bà đón cháu giúp chúng tôi.
Chồng tôi ngày nào có việc thì đi làm, không thì đi chơi, bài bạc, ăn nhậu có khi 1h sáng mới về. Những tháng kiếm được tiền, chồng đưa cho tôi nhưng vẫn giữ lại 1 đến 2 triệu để tiêu. Còn lương của tôi tháng nào hết tháng đấy. Khi 2 vợ chồng tôi cãi nhau về tiền, bố mẹ chồng tự ái nấu ăn riêng, trong khi chi phí điện, nước, gas, mắm muối vẫn do tôi sắm hết.
Khi chồng đi ăn nhậu, tôi hay cằn nhằn vì chồng tôi đã bị gút. Tôi nói gì mà không hài lòng thì anh lại giận dỗi và tìm bạn đi uống cho tới khuya mới về. Có lần nhậu về, tự nhiên anh gây sự, tát tôi và nói cả nhà tôi dở hơi. Tôi thật sự thấy mệt mỏi vì cuộc hôn nhân này, nhưng tôi sợ con gái tôi sẽ ảnh hưởng nếu tôi ly hôn. Tôi rất mong chuyên gia tư vấn cho tôi. Tôi phải làm gì bây giờ. (Dung)
Trả lời
Cuộc sống gia đình rất phức tạp vì mỗi người một tính cách và ai cũng cho mình là đúng, trong khi ít ai nghĩ đến nếu gia đình có một người sai lầm thì cả nhà đều phải chịu chung hậu quả của sự mặt nặng mặt nhẹ… Vậy làm thế nào? Người xưa nói “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” thì mình phải xem nhà mình là loại cây gì để mà liệu cách “cắm hoa” , rồi xem “nhà mình cảnh gì” để mà liệu cách thu xếp. Ngày nay, nhiều khi ta nhầm vì cứ muốn có một gia đình “kiểu mẫu” mà không hiểu những lời người xưa dạy cho nên dễ đi đến chủ quan, áp đặt, gia trưởng, mơ mộng… mà làm cho gia đình trở nên phức tạp.
Trường hợp của bạn có lẽ từ hai việc: Thứ nhất, anh ấy đi làm tự do nên thu nhập không ổn định, trong khi bạn đi làm lương chưa đủ chi tiêu. Thiếu tiền là nguyên nhân gây áp lực đối với bạn; Thứ hai, do anh ấy làm tự do nên tính kỷ cương không có, dễ sa đà “nhàn cư vi bất thiện” và công việc nhà trở thành áp lực đối với bạn. Từ hai vấn đề này đã làm cho bạn rối trí nên xuất hiện hiện tượng mất kiểm soát tâm lý, dẫn đến thái độ hành xử sai lầm. Hai nguyên nhân ở trên nếu không thể tìm được cách thay thế thì phải chấp nhận trong sự nỗ lực nhất và không nên đặt thành vấn đề. Nếu cứ lôi hai nguyên nhân này ra thì sẽ khó khăn cho bạn về mặt tâm lý mà có thể dẫn đến thái độ mất kiểm soát.
Xét ra, chồng bạn cũng không quá tệ vì anh kiếm được tiền đều đưa cho bạn mà chỉ giữ lại 1, 2 triệu thì đây là người chồng có trách nhiệm tài chính. Riêng việc nhà, anh ấy không làm có phải vì từ bé đến giờ anh ấy đã được chiều chuộng không? Nếu đúng thế thì đây là thói quen. Thay đổi thói quen khó lắm và phải dần dần. Còn cha mẹ chồng, ông bà lo đón cháu, giúp trông cháu là tốt rồi. Riêng việc nhà, bạn có thể nhờ bà hoặc ông giúp phần nào, bạn nên nhẹ nhàng nói để ông bà thấy mà lo giúp cùng bạn. Có khi do bạn làm thường xuyên nên ông bà cũng không biết phải làm gì.
Việc ăn nhậu của chồng bạn thì bạn cần tế nhị để anh vui. Bạn đã thấy khi bạn “nói gì mà anh không hài lòng thì anh lại giận dỗi và tìm bạn đi uống đến khuya mới về” là bài học để bạn đừng làm anh ấy giận dỗi. Người xưa dạy “lạt mềm buộc chặt”. Bạn cần áp dụng cách này.
Video đang HOT
Chúc bạn khéo léo.
Theo VNE
Vợ thẳng thừng tuyên bố muốn ly hôn để đi lấy chồng ngoại quốc
Giờ đây, anh mới chợt tỉnh ra, có lẽ 7 năm bên đó, cô đã không còn nhớ gì đến bố con anh nữa. Nước mắt anh rơi, anh ân hận, chỉ vì phút chốc anh quá yếu lòng...
Đâu đó, trong cuộc sống này, vẫn có những nỗi đau không nói thành lời. Chỉ là, người ta không ngờ đến, tình mẫu tử thiêng liêng cũng có thể phủi tay trong nháy mắt, không một chút vương vẫn, tiếc thương.
Người mẹ trẻ khóc ròng vì... phải sinh con
Đã gần 40 tuổi, anh Nguyễn H. (Ninh Bình) hoảng hốt khi vợ đòi ly hôn, sau gần 10 năm anh lam lũ chăm lo xây dựng tổ ấm để chờ vợ đi nước ngoài trở về. Trò chuyện với tôi, anh vẫn nghẹn lòng.
Anh và cô vốn là những người hàng xóm thân thiết, chân quê, lầm lũ. Tuổi anh hơn cô đúng một con giáp. Anh tuy nhỏ con nhưng rất hiền lành, nhanh nhẹn, chịu thương, chịu khó. Cô là con gái duy nhất trong gia đình nên rất được cưng chiều, yêu thương hết mực.
Dáng cô cao dong dỏng, nước da ngăm đen nên khi hai người quyết định tiến đến hôn nhân, làng trên, xóm dưới, ai cũng trêu đùa: "Chồng thấp mà lấy vợ cao. Nồi tròn, vung méo úp sao cho vừa". Những lúc như thế, anh chỉ mỉm cười rồi quay đi bởi anh nghĩ, vợ chồng là cái duyên cái phận, quan trọng là hai người yêu thương và sống với nhau sao cho trọn tình, trọn nghĩa.
Tiếng khóc của con trở thành nỗi ám ảnh với cô
Ngày lấy chồng, cô mới vừa tròn 18- cái tuổi còn quá trẻ để làm vợ, làm mẹ. 1 năm sau, cô hạ sinh bé gái xinh xắn, đáng yêu. Lúc này, cô thậm chí còn không biết làm cách nào để cho con bú, chứ đừng nói đến việc chăm con cho khỏe mạnh. Rồi, cũng một tay anh tần tảo, tìm hiểu, hướng dẫn cô.
Những lúc mệt mỏi vì phải thức khuya chăm con, cô liên tục khóc lóc, trách móc anh, rằng vì anh mà bây giờ cô mới phải khổ, vì anh mà cô trói buộc tuổi thanh xuân của mình trong gian phòng chật hẹp với một đống tã khai mù, với tiếng trẻ con eo éo khóc suốt ngày... Anh vẫn ân cần, nhẹ nhàng dỗ dành cô, và dỗ dành cả con...! Anh là thế, dù có bận đến đâu, nhưng đối với anh, vợ con vẫn là quan trọng nhất.
Một năm nữa lại trôi qua, ngày ngày anh vẫn nghe đều tiếng trách móc của vợ, ngày ngày anh vẫn âm thầm chăm vợ, chăm con, không một lời cáu gắt. Khi con vừa tròn một tuổi, vợ anh quyết định đi Đài Loan xuất khẩu lao động, làm kinh tế.
Cô bảo, nếu hai vợ chồng chỉ ở nhà làm ruộng, ăn còn không đủ nói gì đến nuôi con. Cô đi 3 năm, kiếm được chút tiền, rồi cô sẽ trở về. Là con trưởng trong gia đình, anh muốn vợ ở nhà sinh thêm cho anh một đứa con trai nữa, anh không muốn vợ đi. Nhưng vì vợ và gia đình vợ quá kiên quyết, anh đành ngậm ngùi đồng ý. Trong lòng anh luôn luôn vững tin vào lời hứa của vợ.
Ngày vợ lên máy bay, đứa trẻ thậm chí còn chưa nói rõ lời, nó ngơ ngác nhìn mẹ, miệng chỉ ú ớ vài câu, và tuyệt nhiên, không một giọt nước mắt nào. Anh bảo, bình thường, ngoài lúc cho con bú sữa ra, hầu như toàn anh chăm con. Thế nên, con quấn anh hơn mẹ, và anh cũng không ngạc nhiên về điều ấy.
7 năm chờ đợi và kết cục bi thảm
Trong suốt những năm vợ đi, anh vừa làm bố, vừa làm mẹ, làm mọi việc, tìm đủ mọi cách tốt nhất để nuôi con, chăm con, để vợ không phải lo lắng về con. 3 năm sau, bé gái lớn lên, cực kỳ xinh đẹp, tóc dài đen nháy, đôi mắt to tròn. Gia đình hai bên nội ngoại ai cũng hết lời khen ngợi anh chăm con khéo, vì thế mọi người càng yêu quý anh hơn.
Hết ba năm, vợ anh gọi điện về thông báo, sẽ gia hạn hợp đồng làm thêm hai năm nữa. Lúc đó, anh có muốn phản đối cũng không được. Anh chỉ biết lặng lẽ làm việc chăm chỉ và chờ đợi vợ về.
Suốt ba năm ròng, tiền vợ gửi về, anh không đụng đến đồng nào. Anh bảo, "tiền của vợ, coi như mình chỉ cất giúp thôi, đợi cô ấy về, cô ấy sử dụng như thế nào là quyền của cô ấy". Anh tôn trọng cô, cũng như trân trọng sự hy sinh, lao động vất vả của cô. Ở nhà, bằng chính sức lao động của mình, anh xây dựng nhà cửa khang trang, sắm đầy đủ đồ dùng, tiện nghi, chỉ chờ vợ trở về.
Hết 5 năm, anh lại tiếp tục mừng hụt khi vợ thông báo, muốn làm thêm hai năm nữa. Anh phản đối, cô lại năn nỉ, ỉ ôi. Cuối cùng anh vẫn chiều lòng vợ và nhất mực khẳng định đây là lần cuối anh chiều theo ý cô.
Anh luôn nỗ lực để gìn giữ hạnh phúc gia đình
Cuối cùng, 7 năm sau cô trở về, anh tròn mắt ngạc nhiên, sững sờ vì không thể nhận ra vợ mình. Cô gái còi còi, đen nhẻm, chân quê ngày nào, giờ đã thay đổi hoàn toàn. Nước da cô trắng ngần, cô ăn mặc sành điệu hơn, biết tô son, điểm phấn hơn.
Khác với anh, đã già hơn, gầy hơn vì lầm lũi, cật lực nuôi con, vì chăm lo chu tất cho gia đình. Con gái cô cũng vậy, ngày mẹ đi, em vẫn còn quá ngây thơ, vẫn phải bế bồng, ngày mẹ về, em cũng chẳng nhận ra được, ngườiphụ nữ đang đứng trước mặt mình có thực sự phải là mẹ hay không.
Dù nhiều năm xa cách, cô trở về, nhưng những cử chỉ ngọt ngào, yêu thương lại là thứ quá xa xỉ với anh. Cô lạnh nhạt, hờ hững. Mỗi khi anh muốn gần gũi vợ, cô chỉ tìm lý do, lúc thì chê người anh bẩn, lúc thì kêu mệt, thậm chí, có lần cô còn thẳng thắn nói với anh: Chỉ nhìn anh thôi, cô còn không muốn nhìn, nói gì đến chuyện gần gũi. Dù là vợ anh đó, vợ anh bằng xương, bằng thịt đó, nhưng cô giống như người dưng.
Anh nghĩ, chắc cô đi lâu ngày quá nên vậy, anh hy vọng, con gái sẽ là cầu nối giúp hai vợ chồng gắn kết nhau hơn. Nhưng không, với con cô cũng hờ hững, hời hợt vì vốn dĩ đứa trẻ cũng chẳng quyến luyến, nhớ nhung gì cô.
Cứ như vậy, ba tháng sau, cô mang toàn bộ số tiền cô gửi về nhưng anh không tiêu đến đi gửi tiết kiệm ngân hàng. Về nhà, anh trách móc cô lạnh nhạt với bố con anh, chỉ chăm chăm đến tiền, ngay lập tức, cô phản ứng lại và tuyên bố, cô muốn ly hôn để lấy chồng ngoại quốc. Anh vừa già, vừa nghèo, vừa xấu, không xứng với cô. Anh thích cô sẽ cho anh tiền và anh được toàn quyền nuôi con.
Anh sững người. Như một trận sét đánh ngang tai, anh không thể tin, sau gần 10 năm ròng chờ đợi cô trở về, cô lại cô thể dã man như thế. Anh càng níu kéo, cô càng buông tay, ruồng rẫy anh. Thậm chí, anh đã khóc, anh muốn giải thích cho cô hiểu nhưng cô bỏ ngoài tai tất cả.
Cô chỉ ở nhà đúng ba tháng, sau đó, cô vào Sài Gòn với người chồng ngoại quốc hờ của cô và tuyệt nhiên, không có bất kỳ lời hỏi thăm, động viên nào, kể cả đối với đứa con cô đã mang nặng đẻ đau. Có chăng, chỉ là những cuộc điện thoại yêu cầu anh ly hôn càng sớm càng tốt để cô được đi lấy chồng mới. Thậm chí, mẹ cô, trước kia hết mực yêu thương anh bao nhiêu, nay lại hùa vào với cô để ép anh ly hôn.
Với anh, con gái là điều quý giá nhất
Lúc này, anh mới chợt tỉnh ra, có lẽ 7 năm bên đó, cô đã không còn nhớ gì đến bố con anh nữa. Nước mắt anh rơi, anh ân hận, chỉ vì phút chốc anh quá yếu lòng. Anh vẫn thầm mong, cô sẽ suy nghĩ lại, anh vẫn âm thầm chờ đợi cô, nhưng hơn ai hết, anh hiểu tính cô nhất, có lẽ mọi việc sẽ phải dừng lại như chưa từng bắt đầu.
Nhìn ánh mắt ngây thơ của con gái, quấn chặt lấy bố, anh nghẹn lòng: "Bố nuôi dạy con bằng tất cả tình yêu thương bố có, và thay cả phần của mẹ con nữa. Bố chỉ hy vọng, lớn lên, con sẽ trở thành người phụ nữ đáng được trân trọng, yêu thương nhất. Đừng như mẹ con, bởi cái giá phải trả chắc sẽ không nhỏ. Luật nhân quả, luôn đứng về phía những người tâm sáng, con ạ".
Theo Phunutoday
Vợ tôi chấp nhận chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn Thà là cô ấy cứ lồng lộn lên chửi rủa, rồi thuận tình ly hôn thì tôi còn có con đường thoát. Đằng này cô ấy cứ lạnh lùng cam chịu khiến tôi không biết xử lý thế nào. Tôi vốn sinh ra trong một gia đình khá giả. Từ nhỏ tôi cũng được nuôi dạy đàng hoàng, ăn học tử tế. Đùng...