Muốn ly hôn người vợ không nghe lời
Bố mẹ tôi gọi điện thì vợ không nghe máy. Tôi nói vợ không nghe, không biết phải nói gì nữa.
ảnh minh họa
Tôi yêu vợ mà không hiểu vợ. Vợ tôi sinh em bé đã được 5 tháng rồi, giờ muốn ly hôn vì vợ quá hỗn láo. Vợ tôi sinh thường được 4kg, rạch rất to nên một tháng vết đau vẫn còn. Mẹ tôi ra trông vợ đêm hôm đó rồi hôm sau mẹ vợ lên (hôm trước bà ngoại ốm). Thấy mẹ vợ lên nên mẹ tôi nghĩ là không cần nên về ngay. Con tôi từ hôm về viện thì khóc dạ đề 4 tháng (4 tháng vợ và mẹ vợ không biết ngủ đêm là gì). Tôi đi làm cả ngày nên được ưu tiên một phòng riêng không phải chăm con cùng mẹ và vợ. Vợ tôi và chị ruột tôi sinh em bé cách nhau 3 hôm. Con nhà chị ngoan, không quấy, bác ấy có điều kiện nên thuê giúp việc mà không cần đến mẹ đẻ tôi. Mẹ ở quê, ngày nào cũng gọi hỏi thăm tôi và con trai chứ không hỏi đến vợ. Vợ không nói gì vì cô ấy cũng nói là được mẹ đẻ trông cho là tốt nhất. Tôi và bố mẹ tôi đồng ý.
Con tôi đầy một tháng nhưng vẫn khóc đêm khóc ngày. Mẹ gọi điện cho tôi có nói vô tình một câu: “Nhà ngoại ôm được tất tao càng nhàn”. Ngay sau hôm làm đầy tháng xong, mẹ vợ nghe được câu nói đó về quê luôn. Bà bảo bà trông cho một tháng rồi giao trả cháu cho bà nội. Mẹ vợ về một mình cô ấy chăm con, vẫn cho tôi ngủ phòng riêng, được mấy hôm cô ấy sốt rét đùng đùng, gọi mẹ đẻ tôi ra. Tôi và vợ nghĩ rằng mẹ sẽ ra trông con cho tôi như mẹ vợ. Vậy mà mẹ tôi ra, chỉ thỉnh thoảng bên nhà tôi còn sang ăn ở, tắm giặt bên nhà chị tôi (hai chị em tôi gần nhau). Hai hôm sau mẹ tôi đòi về. Con vẫn quấy, vợ còn sốt. Hôm đó, nhà tôi làm liên hoan, tôi say không biết gì. Gần sáng vợ vào khóc lóc bảo mẹ tôi chửi rằng vì cháu nên ra chứ vợ thì bà không thèm nhìn vì những mâu thuẫn mẹ gây ra.
Video đang HOT
Hơn một tháng con tôi vẫn khóc, bà ngoại muốn đón cháu về chăm, bố mẹ tôi cũng muốn chăm cháu. Tôi yêu cầu về nội cùng chị chồng để ông bà chăm hai cháu nội ngoại cùng một thể. Vợ về, tôi không về cùng vì còn đi làm. Phòng tôi chật nên hai mẹ con cô ấy ngủ với nhau. Mẹ tôi xuống ngủ cùng chị gái. Con tôi quấy, con chị gái thì ngoan nhưng phòng chị rộng nên bà xuống ngủ và khóa cửa phòng lại, sợ con tôi khóc thì lại làm con chị tỉnh giấc. Vợ lại gọi cho tôi nói thằng bé gào khóc hai mẹ con ngồi ôm nhau cả đêm, mẹ tôi không nghe thấy nên cứ nghĩ thằng bé ngoan. Được một vài hôm vợ tôi nói một mình không trụ được nên xin về ngoại.
Về được mấy hôm, bố mẹ tôi nhớ cháu quá gọi cho vợ, vợ không muốn cho về nhà nội. Bố mẹ tôi gọi cho bố mẹ vợ, bảo để con tôi về với ông bà nội, để ông bà nội đỡ. Rồi vợ bị áp xe ngực, phải nằm viện điều trị nửa tháng. Mẹ vợ phải vào viện trông cô ấy, con tôi thì mẹ tôi trông. Con tôi bế sang nhà chị gái cho bú trực, nhưng mẹ tôi vẫn yêu cầu cho con ăn sữa ngoài vì chị tôi không đủ sữa cho hai đứa bú.
Ngày vợ tôi về viện, cô ấy gầy gò xanh xao, sữa từ vết chích chảy ra như suối, vợ đau không bế được con, bà ngoại bế. Nghe tin chiều vợ và mẹ vợ từ viện về, sáng mẹ tôi gói gém đồ và đợi cô ấy về là về quê luôn. Sợ vợ lâu khỏi nên mẹ tôi bảo vợ cai sữa đi. Con tôi 4 tháng cũng cứng cáp rồi nhưng vợ nhất định không cai sữa. Tôi nghĩ có mẹ vợ ở đó nên mẹ tôi về cũng hợp lý. Về được hai hôm, mẹ tôi gọi điện nói vợ rằng cứ bảo bà ngoại về đi, bà sẽ ra trông cho một tuần. Mẹ vợ nghe thấy vậy bảo hai bà cùng trông, vì con gái còn đau mà cháu lại quấy. Tối hôm đó, mẹ tôi lại gọi cho cô ấy, bảo ra vài hôm trông cho chị đi học, còn vợ thì bảo bà ngoại trông cho thêm một tuần, rồi xong việc mẹ sẽ trông cho vợ tôi. Vợ nói với mẹ tôi là: “Thôi mẹ ạ, lúc con cần mẹ nhất thì mẹ bận với trông cho chị thì thôi, mẹ con con cố khắc phục vậy, rồi cũng qua hết mẹ ạ”. Mẹ tôi bảo thế thì thôi.
Bà ngoại trông cho vợ tôi 10 ngày sau khi ra viện thì phải về gặt lúa. Một mình vợ đau vẫn trông con, tắm táp làm hết các việc. Tôi đi làm bận nên không bế đỡ được vợ mấy. Gặt xong mẹ vợ ra đỡ, ngày nào mẹ tôi cũng gọi ra, nhưng không hỏi han gì vợ tôi. Bố mẹ tôi bảo cho cháu về chơi thì vợ vẫn cho về, vẫn tươi cười với ông bà nhưng không trò chuyện bất cứ cái gì, cô ấy chỉ nịnh con thôi. Chơi được một ngày thì cô ấy lại về ngoại. Rồi hơn 4 tháng con trai tôi đỡ quấy, vợ bảo đi làm sớm vì tôi lo tiền trả nợ, cô ấy lo nuôi con. Tôi không đỡ được tiền cho cô ấy vì công việc cũng khó khăn.
Nhà mẹ tôi cách cơ quan cô ấy 5km, nhà ngoại cách 15km nhưng cô ấy xin tôi cho về ngoại. Ngày trước vợ ở chung với bố mẹ tôi, đóng 2 triệu cho mình cô ấy ăn. Cô ấy xin về ngoại nhờ mẹ đẻ đỡ và đỡ phải đóng tiền ăn. Lương cô ấy thấp, nhờ ngoại trông con và làm hàng bán online. Cô ấy bảo về nội sợ không có thời gian làm hàng, không có tiền nuôi con. Giờ cô ấy đi làm, bố mẹ tôi bảo mang về ông bà chăm cho, đỡ mang tiếng với xóm làng, với cả ông bà ở nhà chơi không, sáng tôi đi tập thể dục và ở nhà không có việc gì cả.
Tôi nói thì cô ấy bảo: “Lúc cô ấy đau đớn nhất, một sống hai chết sốt sừng sực mẹ tôi cũng bỏ về, lúc từ viện về mẹ tôi cũng bỏ về, cô ấy bế con về cũng để hai mẹ con ôm nhau cả đêm. Lúc như thế cũng không giúp thì giờ cô ấy không cần nữa”. Cô ấy gân cổ lên bảo tôi, con là con cô ấy, cô ấy thích gửi con ai thì gửi, không muốn gửi bà nội vì sợ bị chửi, rồi vợ trách bà từ lúc cô ấy bầu đến giờ không hỏi han hay cho cháu nội bất cứ cái gì. Cô ấy bảo nếu ép quá sẽ ly hôn và con cô ấy nuôi, nhà cửa trả lại tôi hết. Tôi chán chẳng buồn nói. Giờ bố mẹ bắt tôi phải làm sao nói vợ mang con về. Bố mẹ tôi gọi điện thì vợ không nghe máy. Tôi nói vợ không nghe, không biết phải nói gì nữa. Tôi muốn ly hôn.
Theo VNE
Phụ nữ khôn ngoan sẽ không để chồng đánh mình
Phụ nữ khôn ngoan, sẽ không để ai động đến thân thể và cũng chẳng cho phép ai có quyền đối xử tệ với mình ngoài đấng sinh thành.
Có người từng nói: "Hôn nhân chính là nấm mồ của tình yêu", bản thân tôi cũng không phủ nhận điều đó. Trong cuộc sống, tôi cũng đã gặp muôn phần trắc trở mới đến được tháng ngày có thể gọi là bình yên như hôm nay. Tôi biết, mình may mắn hơn rất nhiều người, nhưng tôi vẫn tin, bất kể người phụ nữ nào cũng có thể lựa chọn và phấn đấu thay vì quá bi quan, chấp nhận số phận.
Thật sự, mỗi khi có người khóc lóc kể rằng họ bị chồng đánh, tôi chỉ muốn mắng người đó thật nhiều. Tại sao lại để người ta đánh mình? Trong những cuộc cãi vã, bản thân người phụ nữ có giữ được bình tĩnh hay họ cứ: "Anh dám đánh không, tôi thách đấy!". Theo tôi, dù giận đến mấy người phụ nữ tuyệt đối không được nói những câu như thế! Đừng thách thức chồng mình, bởi những lời nói mất kiểm soát đó đang dồn ép anh ấy đến bước đường cùng...
Là người phụ nữ thông minh, đừng để bạo lực đến với mình (Ảnh minh họa)
Chồng tức giận, bạn cũng nổi cáu, mâu thuẫn xảy ra trong hôn nhân là chuyện cơm bữa. Nhưng người phụ nữ khôn ngoan sẽ có những cách xử lý khiến cho cánh đàn ông phải nể. Cô ấy có thể mời anh ta ngồi xuống, nói chuyện đàng hoàng để anh ấy hiểu.
Tôi căm ghét đàn ông đánh vợ, nhưng cũng không chấp nhận những người vợ không kiểm soát được lời nói, đổ dầu vào lửa khi tình hình đang căng thẳng. Nếu khi bạn đã nhẫn nhịn, anh ấy vẫn lấn tới, đánh đập, chửi bới không biết thế nào là đúng- sai, bạn cần đưa ra quyết định kịp thời nhất.
Đừng oán trách số phận bi thảm, vì bạn là người quyết định tất cả. Chính bạn phải lựa chọn có nên tiếp tục hay dừng lại để tìm tương lai mới. Quan niệm ngày nay đã khác, người phụ nữ không cần người đàn ông bên cạnh mới có thể sống tốt.
Nói đến đây tôi lại nhớ mẹ, bởi bà từng phải sống trong cảnh tủi nhục với người chồng tệ bạc, nát rượu, háo sắc và vũ phu. Tôi chưa bao giờ gọi ông ấy là bố, vì ông từng nói: "Nếu bà sinh con gái thì đừng nhìn mặt tôi". Nỗi đau chồng chất, mẹ đã quyết định ly hôn, một mình nuôi tôi khôn lớn. Tôi thương mẹ và học được rất nhiều điều trong cuộc sống. Và tôi nghĩ, là phụ nữ ai cũng xứng đáng nhận được một cuộc sống hạnh phúc nhất.
Theo Người Đưa tin
Nhói lòng người vợ đêm nào cũng đèo chồng đến chỗ tình nhân Ngày mẹ bầu con được 7 tháng sau 2 năm vật vã chờ đợi, cũng là ngày mẹ phát hiện ra bố có người đàn bà khác. Cô ta không xa lạ gì, đó là người phụ nữ mà bố đã từng dành 3 năm tuổi trẻ để yêu và theo đuổi. Ngày bố đến với mẹ, khi đó bố bảo: "Cô ấy...