Muốn làm thần tượng Kpop, bạn phải chấp nhận sống cùng công nghệ đào tạo ‘địa ngục’ thế này đây!
Giấc mơ trở thành một thần tượng Kpop dường như không dành cho những người không có ý chí và quyết tâm cao.
Vì hâm mộ Kpop và mong muốn được trở thành thành viên của một nhóm nhạc thần tượng xứ Hàn mà không ít bạn trẻ đã tìm đường sang quốc gia này để biến ước mơ của mình thành hiện thực.
Thực tế đã chứng minh rằng, công nghệ đào tạo Kpop có thể biến những chàng trai, cô gái bình thường trở thành nghệ sĩ nổi tiếng tại nhiều khu vực trên thế giới nhưng nó cũng đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn. Vì lẽ đó, không ngạc nhiên khi nhiều bạn trẻ đã phải bỏ cuộc giữa chừng trên hành trình trở thành thần tượng Kpop.
Cổng vào cao chót vót
Sẽ rất sai lầm khi cho rằng không mấy khó khăn để trở thành thực tập sinh Kpop. Trên thực tế, việc được chọn làm thực tập sinh Kpop “khó nhằn” chẳng kém việc bạn thi thố trong một cuộc thi tìm kiếm tài năng. Các công ty quản lý luôn đặt ra nhiều tiêu chuẩn như ngoại hình, giọng hát, khả năng vũ đạo, tiềm năng phát triển, cách ứng xử, vân vân và vân vân đối với các ứng viên của mình. Để được chọn, các ứng viên phải vượt qua hàng nghìn thí sinh khác như mình, và đôi khi là giỏi hơn gấp vài chục lần.
Nói đến đây, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới trường hợp của nam ca sĩ Bi Rain. Anh chàng từng “trượt vỏ chuối” ngay vòng tuyển chọn thực tập sinh của hơn 10 công ty giải trí lớn nhỏ tại Hàn Quốc để được nhận vào lò đào tạo khắc nghiệt JYP Entertainment sau đó.
Bi Rain từng thất bại ngay từ vòng tuyển chọn thực tập sinh tại hàng loạt công ty giải trí
Thậm chí phải mất cả chục năm luyện tập chỉ để được ra mắt
Nếu bạn mất khoảng 3 năm để dồn lực, mất ăn mất ngủ để chuẩn bị cho kỳ thi Đại học thì các thực tập sinh phải mất khoảng thời gian còn nhiều hơn thế để chuẩn bị cho việc ra mắt. Thời gian trung bình cho một thực tập sinh có thực lực đào tạo để trở thành thần tượng là 1-2 năm, có người sẽ mất nhiều năm hơn (3-5 năm) nếu thực lực tạm thời chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty quản lý. Tuy nhiên, không ít người thậm chí phải mất đến 10 năm như Jihyo (TWICE) hay thậm chí là 13 năm như G.Soul.
Jihyo (TWICE)
Lò đào tạo địa ngục
Video đang HOT
Việc tập luyện của thực tập sinh vô cùng gian khổ, không khác gì “địa ngục”. Không có thời gian để đi chơi, du ngoạn và thậm chí là học hành bình thường như bạn bè cùng trang lứa. Họ phải tuân thủ theo lịch trình dày đặc từ sáng sớm cho tới tối mịt với những bài học luyện thanh, vũ đạo, ngoại ngữ và cả diễn xuất. Tập luyện với cường độ dày đặc như vậy, việc bị chấn thương liên tục là không thể tránh khỏi.
Cựu thành viên Bekah của After School từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với trang Billboard hồi năm 2013 về cuộc sống khi còn là thực tập sinh tại Hàn Quốc. Trong bài phỏng vấn của mình, Bekah cho biết cô chỉ được ngủ 30 phút mỗi ngày và phải thức dậy vào sáng sớm hôm sau.
Bekah chỉ được ngủ 30 phút mỗi ngày khi còn làm thực tập sinh
Hồi cuối năm 2015, trang Koreaboo từng khiến cộng đồng fan Kpop xôn xao khi đăng tải câu chuyện về các thực tập sinh của “ông lớn” SM. Theo đó, một người được xác nhận là thực tập sinh SM đã tiết lộ về quãng thời gian luyện tập của mình, khiến cho nhiều người không khỏi rùng mình:
“Bạn sẽ được luyện giọng bằng cách vừa hát vừa đứng lên ngồi xuống và khi một người ép vào bụng bạn để cơ và nội lực giọng hát phát triển. Nếu làm việc gì sai, bạn sẽ phải viết ra lý do tại sao lại làm việc đó và không được phép tập luyện cho tới khi bạn có thể giải thích rõ ràng điều bạn đã làm.
Tất cả mọi việc cần làm sẽ được viết chi tiết trên lịch trình và sẽ có bài tập về nhà. Thà đi học ở trường 30 năm còn dễ hơn là thực hiện đống lịch trình đó. Nếu khả năng của bạn không cải thiện nhưng bạn sở hữu ngoại hình xinh đẹp thì họ sẽ bảo bạn ở dưới nước và tập nín thở trong vòng 5 phút. Ngoài ra, họ sẽ bắt bạn phải ngồi kiểu chữ V và đập bóng rổ vào bụng khi bạn đang thở, có một người ép vào bụng bạn để cơ và nội lực giọng hát phát triển”.
Không chỉ được dạy về thanh nhạc và diễn xuất, thực tập sinh đòi hỏi phát triển cả những kỹ năng phụ trợ như rap, beatbox, ứng xử. Được biết, các công ty còn mời cả nghệ sĩ hài về để dạy những con gà chuẩn bị đẻ trứng của mình các kĩ năng cá nhân và ứng xử trước công chúng.
Để trở thành thần tượng Kpop, ngoại hình cũng là yếu tố được các công ty giải trí yêu cầu gắt gao. Được biết, các thực tập sinh phải liên tục lưu tâm tới sắc vóc của mình trong suốt thời gian “tu luyện”. Rất nhiều ngôi sao sau khi thành tài vẫn luôn ca thán về việc công ty quản lý kiểm tra gắt gao chiều cao, cân nặng của họ.
Quá trình đào tạo địa ngục gần chục năm không chỉ để thành tài mà còn để “luyện” tính kỷ luật
Một quy luật vô cùng tự nhiên được đặt ra trong giới giải trí Kpop đó là, những kẻ thua cuộc trong quá trình cạnh tranh này sẽ bị đào thải và nhường quyền ra mắt cho những người chiến thắng. Sự cạnh tranh giữa các thực tập sinh để được ra mắt căng thẳng và quyết liệt không thua kém những show “sống còn” như “SIXTEEN” hay “Produce 101″.
Tại bất kỳ công ty nào, các thực tập sinh luôn phải cố gắng hết mình để không bị những người khác bỏ lại phía sau. Mỗi công ty đều có lịch cụ thể về việc đánh giá, sát hạch các thực tập sinh của mình. Với “ông lớn” JYP, họ thực hiện kiểm tra thực tập sinh hàng tháng. Đối với những ai không thể vượt qua kỳ sát hạch, họ chắc chắn sẽ bị loại khỏi “cuộc đua”. Cựu thành viên 2PM Jay Park từng ví von quãng thời gian làm thực tập sinh tại JYP giống như ở trong trại huấn luyện quân đội.
Nhiều người cho rằng, việc đào tạo trong quá trình khắc nghiệt, chặt chẽ thời gian là vô lý và mất thời gian. Tuy nhiên cái gì cũng có nguyên do của nó. Quá trình luyện tập lâu dài và theo quy chuẩn của công ty sẽ khiến các “gà đẻ trứng vàng tương lai” được ép dần vào khuôn khổ, tạo nên lối sống chuẩn mực của họ về sau.
Việc luyện tập nhiều năm giúp công ty lưu tâm tới vấn đề đạo đức qua những hành vi ứng xử hằng ngày của gà nhà, bởi lẽ ngày càng có nhiều nghệ sĩ dính phải lùm xùm thái độ hay kiện ngược lại cả công ty chủ quản của mình. Bên cạnh đó, khi phải đổ mồ hôi, công sức suốt nhiều năm để được đứng trên sân khấu, các nghệ sĩ sẽ trân trọng sự nghiệp hơn, chủ động ý thức giữ gìn hình ảnh và lối sống của bản thân để mọi thứ không đổ sông đổ bể.
Nhìn chung, các thực tập sinh được ra mắt phải hội tụ đủ các yếu tố về mặt tài năng, ngoại hình và đạo đức nghề nghiệp bởi có như vậy mới xứng đáng với số tiền “khủng” mà công ty bỏ ra để đầu tư.
Đến khi ra mắt rồi, còn phải cố gắng thêm gấp bội
Đối với nhiều người thì việc được ra mắt chính thức trong 1 nhóm nhạc thần tượng đã được xem là thành công lớn song đó vẫn chưa phải là tất cả. Để thành công hay ít nhất là kiếm được đủ số tiền mà công ty đầu tư cho họ, các ca sĩ tân binh còn phải cố gắng gấp đôi thậm chí gấp 3 lần quãng thời gian làm thực tập sinh.
Không ít ca sĩ thậm chí khi đã thành danh vẫn không ngừng nỗ lực, trau dồi bản thân để trở thành một nghệ sĩ toàn diện trong mắt công chúng. Chấn thương của họ có thể dày đặc hơn cả quãng thời gian làm thực tập sinh song chừng đó cũng không thể cản bước họ trên con đường sự nghiệp.
Jiyeon từng bị dập mũi sau khi va chạm với vũ công trong concert tại Nhật song nữ ca sĩ vẫn hoàn thành concert cho tới giờ phút cuối cùng và sau đó nhanh chóng về Hàn để chạy show “Music Bank”
Thậm chí trường hợp thần tượng bị ngất giữa bài biểu diễn hay nghệ sĩ gặp chấn thương nặng nề vẫn cố gắng theo kịp lịch trình của nhóm
Theo Trithuctre
ĐH Luật TP.HCM xét tuyển tổ hợp mới có môn Giáo dục công dân
Theo thông báo của ĐH Luật TP.HCM trên trang thông tin điện tử của trường, năm 2017, nhà trường thực hiện xét tuyển kết hợp với kiểm tra năng lực.
Theo đó, phương thức tuyển sinh được nhà trường thực hiện qua 2 bước (bước 1 xét tuyển, bước 2 kiểm tra năng lực) với 3 tiêu chí (xét điểm học bạ, xét điểm kỳ thi THPT quốc gia và điểm của bài kiểm tra năng lực).
Căn cứ kết quả xét tuyển và điểm của bài kiểm tra năng lực, trường sẽ định ra mức điểm chuẩn xét tuyển vào trường theo từng ngành.
Quy trình tuyển sinh, gồm 2 bước:
Bước 1: Xét tuyển điểm trung bình của 3 môn thuộc tổ hợp môn theo các khối thi truyền thống và các tổ hợp môn mới mà nhà trường có xét tuyển, gồm: học bạ ở 6 học kỳ THPT (chiếm tỷ trọng 10%) và điểm thi THPT quốc gia năm 2017 (chiếm tỷ trọng 50%).
Chỉ những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển mới được trường thông báo tham gia làm bài kiểm tra năng lực ở bước 2.
Bước 2: Tổ chức kiểm tra đối với những thí sinh đã đạt yêu cầu xét tuyển tại bước 1.
ĐH Luật TP.HCM xét tuyển tổ hợp mới có môn GDCD. Ảnh: Tiến Tuấn.
Nội dung kiểm tra liên quan đến 4 nhóm kiến thức: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn; quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người; đạo đức công dân); kiến thức về pháp luật; và tư duy logic, khả năng lập luận của thí sinh (bài kiểm tra này chiếm tỷ trọng 40% điểm trúng tuyển vào trường).
Bên cạnh các tổ hợp truyền thống, năm 2017, ĐH Luật TP.HCM dự kiến sẽ xét thêm các tổ hợp mới, cụ thể là các tổ hợp:
D14,63,64: Văn, Sử, Ngoại ngữ (D14: tiếng Anh, D63: tiếng Nhật; D64: tiếng Pháp);
D66,69,70: Văn, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (D66: tiếng Anh, D69: tiếng Nhật; D70: tiếng Pháp);
D84,87,88: Toán, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (D84: tiếng Anh, D87: tiếng Pháp; D88: tiếng Nhật).
Trường có thêm ngành đào tạo mới là ngành Luật thương mại quốc tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có bằng cử nhân Luật thương mại quốc tế như một ngành đào tạo độc lập.
Theo Lập Phương / Giáo Dục Và Thời Đại
Lưu ý giúp giảng viên dạy phát triển năng lực người học TS Lê Thị Xuân (ĐH Đại Nam) đưa ra một số đề xuất giúp áp dụng hiệu quả phương pháp dạy theo định hướng phát triển năng lực người học từ thực tế tại trường mình. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của người điều khiển sư phạm, định hướng tư duy cho sinh viên, giảng viên phải luôn cập nhật những kiến...