Muốn làm cao tốc Bắc-Nam phải đủ năng lực, kinh nghiệm, tài chính lành mạnh
Bộ GTVT sắp tới chỉ lựa chọn nhà thầu thi công cao tốc Bắc- Nam có đủ năng lực, kinh nghiệm và nguồn lực tài chính lành mạnh.
Việc lựa chọn nhà thầu có năng lực được tiến hành công khai, minh bạch (Ảnh minh hoạ)
Trước những lo ngại của cử tri về chất lượng nhà thầu thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, Bộ GTVT cho biết Bộ luôn xác định năng lực, kinh nghiệm, uy tín của các nhà thầu xây lắp, tư vấn,… có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công, chất lượng các công trình giao thông. Vì vậy, thời gian qua, Bộ GTVT đã ban hành các Chỉ thị và văn bản chỉ đạo, quán triệt các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về đấu thầu, quản lý dự án đầu tư xây dựng…, để lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và nguồn lực tài chính lành mạnh thi công các dự án công trình giao thông.
Các Dự án thành phần đầu tư xây dựng cao tốc trên tuyến Bắc – Nam được đầu tư theo hình thức đầu tư công: Đối với 03 dự án thành phần đoạn Cao Bồ – Mai Sơn, Cam Lộ – La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2, Bộ GTVT đã lựa chọn xong nhà thầu và đang triển khai thi công đáp ứng tiến độ, chất lượng theo quy định của hợp đồng. Hiện nay, 03 dự án thành phần đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây đang được tổ chức lựa chọn nhà thầu trong nước và dự kiến khởi công các dự án vào cuối tháng 9/2020.
Các Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông nói riêng luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và cử tri cả nước trong quá trình thực hiện. Bộ GTVT xác định lựa chọn được các nhà thầu có năng lực thi công, uy tín triển khai dự án là một trong các yếu tố quyết định thành công của dự án, do đó luôn quán triệt và chỉ đạo Ban QLDA và các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên rà soát cập nhật, nghiên cứu các quy định pháp lý có liên quan để kịp thời xây dựng và ban hành các quy định 2 trong công tác điều hành, quản lý dự án; hồ sơ mời thầu quy định chặt chẽ về năng lực, kinh nghiệm, tài chính; cụ thể hóa các điều khoản trong hợp đồng về trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, về xử lý vi phạm tiến độ, chất lượng và thưởng, phạt hợp đồng làm cơ sở kiểm tra, giám sát, quản lý hợp đồng; công tác lựa chọn nhà thầu đảm bảo công khai, minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu, đồng thời tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm các tồn tại, hạn chế.
Đối với các Dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam được đầu tư theo hình thức đối tác công tư: Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/3/2018 của Chính phủ, Bộ GTVT đã tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán theo quy định làm cơ sở tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện dự án. Theo quy định pháp luật, việc lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án. Tuy nhiên, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan tham mưu căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu (nếu có), chất lượng, tiến độ của Nhà đầu tư theo quy định trong quá trình triển khai dự án.
Video đang HOT
Các Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông được tổ chức đấu thầu rộng rãi giữa các Nhà đầu tư, nhà thầu trong nước tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam nên việc quản lý hợp đồng, xử lý vi phạm về chất lượng, tiến độ (nếu có) sẽ không bị ràng buộc bởi các quy định của Nhà tài trợ nước ngoài. Ngoài ra, với trách nhiệm của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước và là cơ quan trực tiếp được giao quản lý các công trình giao thông trọng điểm quốc gia, Bộ GTVT sẽ chủ động thường xuyên giám sát, kiểm tra để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Nút thắt một tuyến đường
Thời gian qua, trên tuyến quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Bình Thuận xảy ra một số vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Nguyên nhân chính được cho là lòng đường hẹp, lại chưa có giải phân cách. Đặc biệt tuyến Phan Thiết - Dầu Giây còn quá nhiều bất cập.
Nhiều đoạn trên tuyến quốc lộ 1A qua tỉnh Bình Thuận trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Phương Nam.
Đoạn quốc lộ 1A từ huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đến tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai, là điểm thắt cổ chai, không có giải phân cách và cũng là một trong những đoạn đường chưa được mở rộng nâng cấp trên toàn tuyến quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam.
Mặt đường thì hẹp, phương tiện giao thông thì luôn đông đúc (bởi vì đây là cửa ngõ với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương). Cùng với một số lái xe hay phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đánh võng làm cho nơi đây xảy ra những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, rất đau lòng.
Vẫn khó tránh khỏi những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng
Điển hình là vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng ngày 21/7 vừa qua, làm 8 người chết, 7 người bị thương, tại cầu Sông Giêng trên QL1, thuộc xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Theo đó, xe khách loại 16 chỗ biển số 86B-010.87 do tài xế Lê Thanh Trúc (48 tuổi, trú Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) chở 14 người lưu thông từ hướng Phan Thiết đi TP HCM, khi đến vị trí này thì đâm trực diện vào chiếc ô tô tải biển số 79N-0315 do tài xế Phan Thanh Tùng (29 tuổi, trú tại Ba Ngòi, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) điều khiển đang chạy ngược chiều. Cú va đập rất mạnh khiến cho chiếc xe khách văng sang bên phải quay ngược đầu lại và lao xuống lề đường. Do cú đâm quá mạnh, chiếc xe khách móp méo, nát cả đầu và phần hông xe. Tài xế xe khách chết ngay tại chỗ....
Được biết, tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã được điều chỉnh quy hoạch với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe có chiều rộng từ 25-27m. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 18.100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 11 ngàn tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng xây dựng. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông.
Đường cao tốc sẽ khởi công vào cuối năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Điểm đầu của tuyến cao tốc giao cắt với quốc lộ 1A (Bình Thuận) và điểm cuối kết nối với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây để tạo ra mạch nối thông suốt từ TP HCM đến thẳng Bình Thuận. Đây là tuyến nằm trong Dự án cao tốc Bắc Nam đi qua tỉnh Bình Thuận.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, tại Km 1767 quốc lộ 1A, đoạn qua xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, làm 8 người chết, 7 người bị thương.
Chờ đến bao giờ?
Theo ông Lê Tuấn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Bình Thuận đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài hơn 148 km. Diện tích giải phóng mặt bằng hơn 1.140 ha thuộc 2.635 hộ dân và tổ chức. Dự kiến tổng kinh phí giải phóng mặt bằng dự án hơn 2.032 tỷ đồng, vốn đã bố trí cho tỉnh được 1.985 tỷ đồng. Các địa phương đã chi trả tiền bồi thường cho 2.488 hộ dân. Tổng vốn đã giải ngân đến nay đạt hơn 1.418 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng tỉnh Bình Thuận, hiện nay đã bàn giao mặt bằng cho các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải trên 1.110,7 ha trong tổng số 1.221,6 ha dự án, đạt 90,9% diện tích, công tác giải phóng mặt bằng dự án đã chi trả tiền đền bù cho các hộ dân đạt 92,7%. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa chiến lược giải quyết bức xúc về giao thông.
Sau khi hoàn thành tuyến cao tốc đi qua địa bàn tỉnh sẽ kết nối với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam là đòn bẩy để tỉnh phát triển kinh tế.
Mặc dù là một trong những tỉnh đứng đầu của cả nước về việc đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng, trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, chỉ còn dưới 9%/tổng số hộ dân và diện tích đất bàn giao mặt bằng cho dự án; nhưng Bình Thuận cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc như giải quyết dứt điểm trong việc định giá đền bù.
Mà "nút thắt" chính là ở một số hộ dân, sau khi biết được tuyến cao tốc đi qua, cũng như sự buông lỏng quản lý, chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời của một số địa phương đã để cho một số người dân tự ý biến đất bỏ hoang lâu nay, thành các công trình xây dựng, đất trồng thành những vườn cao su, vườn thanh long, hay những cây công nghiệp có giá trị khác, với mục đích chờ đền bù, nhằm kiếm lợi bất chính.
Điều này, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ công tác thi công theo kế hoạch đề ra của tỉnh. Trong đó, một số vấn đề kiến nghị của người dân liên quan hỗ trợ khác như: Nhà cửa vật kiến trúc trên đất nông nghiệp, cây trồng, mức giá đền bù, chính sách bồi thường... cần giải quyết dứt điểm chi trả đền bù cho người dân.
Để dự án tuyến Phan Thiết - Dầu Giây sớm hoàn thiện, và cũng là để không còn xảy ra những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, cần nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc. Không lẽ chỉ vì vướng mắc mà vẫn để xảy ra những cái chết thương tâm.
Dự án thu phí không dừng vẫn chậm tiến độ Ngày 17-4, Bộ GTVT cho biết, Dự án thu phí không dừng vẫn đang gặp nhiều vướng mắc, khó hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng. Trong đó, đối với dự án thu phí không dừng trên các tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý, ngoài...