Muốn lái xe ô tô an toàn, hãy dừng ngay 8 việc làm sau đây
Lái xe ô tô an toàn đòi hỏi tài xế phải có sự tập trung cao độ. Và những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc lái xe của bạn cần phải loại bỏ và không tiếp tục thực hiện. Theo đó, Brighside đã đưa ra 8 việc không nên làm khi lái xe ô tô.
Bật nhạc trên xe ô tô hoàn toàn không phải là một thói quen xấu. Thậm chí, các hãng xe còn đang nỗ lực tạo ra những chiếc xe có dàn âm thanh chất lượng, nhằm nâng cao tính giải trí và thư giãn cho người ngồi trong xe. Tuy nhiên, khi người lái bắt đầu hát theo nhạc và có những hành động như nhắm mắt vài giây, lắc lư theo giai điệu,… đều có thể gây ra nguy hiểm.
Bởi, việc này sẽ làm giảm sự tập trung của tài xế. Chỉ cần vài giây nhắm mắt hay lắc lư theo nhạc cũng đủ để bạn và những phương tiện xung quanh rơi vào tình trạng nguy hiểm không đáng.
Vừa lái xe vừa sử dụng tai nghe
Tai nghe sẽ giúp tài xế không cần cầm điện thoại vẫn có thể lắng nghe được đoạn hội thoại quan trọng. Ngoài ra, tai nghe cũng có thể giúp tài xế không gây phiền phức với những người khác trong xe khi muốn nghe nhạc riêng.
Song, xem xét kỹ thì khi đeo tai nghe trong lúc lái xe sẽ khiến bạn chỉ tập trung vào âm thanh từ thiết bị mà không để ý đến những tiếng còi hay âm cảnh báo của xe khác. Thậm chí, đeo tai nghe còn khiến chúng ta cảm thấy dễ buồn ngủ. Và chỉ cần 2, 3 giây chợp mắt cũng sẽ khiến bạn rơi vào tình cảnh nguy hiểm.
Đi giày cao gót khi lái xe ô tô
Giày cao gót là phụ kiện không thể thiếu đối với phụ nữ, nhất là những cô nàng đang chuẩn bị tham gia sự kiện nào đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bạn có thể tưởng tượng nhiều trường hợp “oái ăm” khi ngồi ở vị trí lái với chiếc giày cao gót. Trước hết là việc chiếc đế nhọn bị mắc kẹt ở sàn xe hoặc gây khó khăn cho việc điều khiển, đạp chân ga, chân phanh…
Vì vậy khi ngồi ở ghế lái, bạn hãy nhớ mang theo những đôi giày đế bằng, vừa cỡ chân để điều khiển xe tốt nhất, tránh gặp những sự cố bất ngờ.
Ngủ bên cạnh tài xế
Theo giáo sư tâm lý học trường ĐH Regensburg (Đức), Juergen Zulley, tài xế sẽ bị ảnh hưởng tâm lý bởi những người ngồi trong xe, nhất là người ngồi trên ghế phụ. Trong đó, tiếng ngáy của người cạnh vang đều sẽ khiến tài xế có xu hướng buồn ngủ.
Vì vậy, những người ngồi trên ghế phụ nên trò chuyện cùng tài xế hoặc nhắc nhở những lúc người lái cảm thấy mệt mỏi để đảm bảo quá trình di chuyển an toàn.
Vừa dùng điện thoại vừa lái xe
Kinh nghiệm lái xe của các chuyên gia ô tô chỉ ra rằng, thói quen sử dụng điện thoại trong khi lái xe ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều khiển của tài xế. Nhắn tin hay nghe điện thoại đều làm giảm sự tập trung của tài xế.
Tốt nhất, hãy tập bỏ thói quen này để đảm bảo an toàn cho bạn khi đang lái xe.
Vừa thay đồ vừa lái xe
Chỉ cần vài giây để chui qua cổ áo hay đưa tay vào cánh áo cũng có thể gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Vì thế, đừng biến chiếc xe của mình thành chỗ thay đồ khi nó đang di chuyển. Bạn có thể dừng lại và vào một nhà vệ sinh công cộng để thay quần áo, rồi tiếp tục hành trình.
Cho thú cưng ngồi trên xe
Bạn không thể chắc chắn thú cưng của mình không vui đùa quá mức khi bạn đang cầm lái. Việc “nhảy loạn xạ” của thú cưng có thể ảnh hưởng tầm nhìn và khả năng điều khiển xe của bạn. Đồng thời, việc vuốt ve chúng cũng làm bạn mất tập trung.
Lái xe bằng khuỷu tay hay đầu gối
Theo kinh nghiệm lái xe của các tài già, điều khiển xe tốt nhất là phải dùng cả 2 tay trên vô lăng, tuyệt đối không dùng đầu gối hay khuỷu tay để thay thế dù trong vài giây.
Tình huống bất ngờ xảy đến sẽ khiến bạn không thể kiểm soát được như không kịp phanh, bẻ lái,… và gây nguy hiểm cho bản thân và những phương tiện xung quanh.
Theo Vnexpress
6 điều cần biết để lái xe không đau lưng
Dưới đây là 6 bước điều chỉnh ghế lái cũng như tư thế để bạn có 1 hành trình lái xe thoải mái nhất, tránh đau lưng.
Thông thường, nguyên nhân khiến bạn đau lưng khi lái xe chủ yếu là do tư thế ngồi sai. Phổ biến nhất là khi người dùng chúi người về phía trước, quá gần hoặc quá xa vô lăng. Dưới đây là 6 bước để bạn tự xem xét và điều chỉnh tư thế cho đúng:
1. Đầu tiên, bạn cần nâng cao ghế ngồi sao cho đạt tầm nhìn tốt nhất. Nếu không thể nâng ghế thì bạn có thể dùng đệm lót hoặc các vật dụng hỗ trợ. Tuyệt đối không cố gắng rướn người lên cao.
2. Di chuyển ghế sao cho cảm giác đạp côn và ga thoải mái nhất.
3. Bắt đầu điều chỉnh lưng ghế để ghế đỡ dọc từ xương sống lên đến vai bạn. Chú ý không ngả ghế nhiều về phía trước vì có thể gây mỏi cổ.
4. Chỉnh tầm ghế sao cho tay vừa tầm với vô lăng. Vị trí đúng là khi bạn có thể đặt cổ tay lên đỉnh vô lăng mà không cần phải rướn người tới.
5. Điều chỉnh gương chiếu hậu, gương hai bên sao cho đạt tầm nhìn tốt nhất. Tầm nhìn tốt tức là vừa tầm mắt, không phải vặn mình hoặc xoay lưng, cổ để nhìn.
6. Khi lái xe cần đặt cả 2 tay lên vô-lăng, điều này không những giúp đảm bảo an toàn cho bạn mà còn tránh cho bạn bị mỏi lưng.
Khi đi đường dài, cần chú ý nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng/lần, mỗi lần 15 phút để thay đổi tư thế, như vậy cơ thể bạn mới không bị cứng vì ngồi quá lâu. Trong quãng thời gian giữa giờ này bạn có thể tranh thủ thực hiện các bài tập luyện cổ, vai, gáy.
Theo Vnexpress
Lái xe an toàn với những mẹo tránh xa "thảm họa" do stress Stress là một trong những nguyên nhân khiến bạn lái xe không an toàn. Dưới đây là những dấu hiệu, cách khắc phục để giữ đầu óc luôn minh mẫn khi ngồi sau tay lái. Viện IAM (Institute of Advanced Motorists) Anh quốc và tổ chức thiện nguyện độc lập Ben đã đề xuất một số giải pháp giúp tài xế lái xe...