Muôn kiểu trốn tuyển của cầu thủ Việt
Việc thủ thành Dương Hồng Sơn bất ngờ bị chấn thương trong đợt tập trung lần này đang khiến nhiều người nghi ngờ.
Thủ môn Hồng Sơn từng bị nghi ngờ vì vụ mất hộ chiếu. Ảnh: Hoàng Hà.
Đây không phải là lần đầu thủ thành này vướng vào những nghi án trốn tuyển. Dương Hồng Sơn cũng không phải là trường hợp đầu tiên được nhắc đến trong series dài tập của những câu chuyện liên quan đến việc thoái thác làm nhiệm vụ quốc gia của các cầu thủ Việt Nam.
Một cựu danh thủ từng tâm sự rằng: “ Sao giờ đây các cầu thủ lên tuyển dễ thật, chỉ cần đá hay, bắt hay một vài trận là gần như cầm một vé lên tuyển. Có lẽ cũng chính vì dễ lên nên việc thoái thác nhiệm vụ quốc gia cũng quá dễ. Chứ thời của tôi, được lên tuyển là một khát khao cháy bỏng, là một nỗ lực cực lớn trong một quá trình thử thách lâu dài. Ai không được gọi thì càng quyết tâm ở lần sau, chứ đừng nói chuyện đã lên rồi lại về”.
Thế nhưng, đúng là mỗi thời mỗi khác và giời đây, việc từ chối lên tuyển trở thành chuyện cơm bữa và cũng không còn đơn thuần chỉ là vấn đề chấn thương đã trở nên quá cũ.
Video đang HOT
Ngay cả Calisto, một HLV luôn được các cầu thủ kính nể bởi tính cách vừa kỷ luật, vừa tâm lý cũng phải chứng kiến những “màn ảo thuật” cười ra nước mắt của các học trò. Trong hai năm cầm quân, liên tiếp những cầu thủ vì nhiều lý do mà xin rút lui khỏi đội tuyển quốc gia khiến ông thầy này chỉ biết than trời. Đình đám nhất là là vụ đội trưởng Huy Hoàng xin rút lui vì chấn thương bàn chân. Bất chấp những lời can ngăn của VFF, HLV Calisto và cả dư luận, Huy Hoàng vẫn khăng khăng không nghe theo. Không còn cách nào khác, ông Calisto đành chấp nhận để Huy Hoàng về CLB. Thực ra trước đó ông Calisto cũng đã biết Huy Hoàng không còn mặn mà gì với đội tuyển Việt Nam khi trung vệ xứ Nghệ này đã ít nhất hai lần công khai xin được chia tay đội tuyển, nhưng ông vẫn muốn trung vệ này góp sức vì anh còn hữu ích.
Chuyện Huy Hoàng vẫn đang còn là chủ đề “ nóng” của dư luận thì đùng một cái, đến lượt thủ thành Thế Anh xin được ở nhà vì lý do… con ốm. “Chiêu bài” rất hồn nhiên này của Tiến Anh khiến các đồng đội ngã ngửa, còn HLV Calisto thì mặt đỏ tía tai: “Chừng nào còn tôi ở đội tuyển quốc gia, Thế Anh sẽ không bao giờ được lên tuyển”. Tuyên bố của ông Calisto chỉ mang tính “đánh động” với những cầu thủ còn lại, bởi với riêng Thế Anh, đó chính là cái anh mong muốn. Và chỉ vài ngày sau, một số báo chí đã đưa tin bắt gặp thủ thành Bình Dương này “lượn” phố cùng bạn bè.
Một thủ môn khác là Santos cũng bất ngờ nói lời chia tay với đội tuyển quốc gia vì bận việc riêng ở quê nhà, nhưng ai cũng biết thủ môn này không chịu nổi áp lực sau những màn biểu diễn gây tai hoạ của mình. Lần này có vẻ ông Calisto “đau” nhất bởi Santos do chính tay ông đào tạo và cực kỳ tin tưởng.
Ngay cả cầu thủ cỡ Công Vinh cũng khiến tốn không ít giấy mực bởi cái cách cầu thủ này từ chối khéo tuyển Việt Nam. Vừa đạt được mục đích của mình, vừa không ai có thể nói được, việc Vinh “tự nhiên” dính thẻ đỏ trước hai chuyến làm khách trên Trung Quốc hồi đầu năm 2009 và Libăng đầu năm 2010 tại Asian Cup khiến nhiều người đặt ra câu hỏi đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Đến lượt thủ môn Hồng Sơn, với lý do chấn thương, Hồng Sơn cũng từng tránh hành quân cùng tuyển Việt Nam sang Trung Quốc dự trận lượt đi vòng loại Asian Cup 2011. Cũng năm đó nghi án mất hộ chiếu khiến người hâm mộ tỏ ra ngán ngẩm. Năm ngoái, Việt Thắng cũng từng xin về CLB vì chấn thương. Năm nay, chấn thương tiếp tục là lý do khiến một gương mặt quen thuộc là Hồng Sơn có khả năng sẽ không phải ra sân thi đấu.
Để ý kỹ, những trường hợp rút lui khỏi đội tuyển quốc gia đều thuộc loại cầu thủ “có số, có má”. Và dù có giải thích như nào đi chăng nữa, ánh mắt của dư luận vẫn hướng vào những ràng buộc của các cầu thủ này với CLB chủ quản của họ. CLB không muốn những hợp đồng tiền tỷ của mình bị chấn thương trong những trận đấu không còn ý nghĩa, nhất là những trận “vô thưởng vô phạt” như giao hữu.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nghi án bất đồng giữa VFF và HLV Mai Đức Chung
Vụ việc HLV Mai Đức Chung bất ngờ xin rút lui vẫn khiến nhiều người phải đặt câu hỏi.
HLV Mai Đức Chung bất ngờ rút lui khỏi đội U22 Việt Nam. Ảnh: ĐH.
Người trong cuộc khẳng định, HLV Mai Đức Chung chưa có bằng B HLV mà AFC quy định nên buộc phải nhường lại ghế cho HLV Lư Đình Tuấn. Người trong cuộc nói vậy thì cũng biết vậy bởi đúng là thực tế, rất nhiều HLV ở Việt Nam hiện tại chưa có đủ bằng cấp theo quy định. Thế nhưng, riêng trường hợp của HLV Mai Đức Chung không có bằng HLV thì quả là ngạc nhiên bởi ông Chung chẳng có gì xa lạ với những nhiệm vụ hàng năm ở trên tuyển. Ông Mai Đức Chung từng dẫn dắt đội bóng đá nữ, dẫn dắt rất nhiều đội tuyển trẻ nhưng lại vẫn chưa có bằng HLV theo quy định của AFC thì cũng lạ thật.
Bỏ qua vấn đề bằng cấp, điều mà nhiều người nghi ngờ về sự rút lui của HLV Mai Đức Chung là có nguyên nhân khác. Trong một phát biểu mới đây, HLV Mai Đức Chung đã ca thán việc VFF trả lương cho các HLV nội là rất bèo bọt. Cũng trong lễ ra mắt sáng qua, một số phóng viên đã hỏi VFF về nhiều thông tin trước đó cho rằng, ông Chung đang bất mãn vì lên tuyển làm nhiệm vụ ở đội trẻ, nhưng chế độ không có gì đặc biệt. Nếu quả đúng như vậy, việc ông Chung rút lui, rất có thể xuất phát từ bất đồng về chuyện tiền lương với VFF.
Tất nhiên, VFF phủ nhận thông tin này. Phó chủ tịch VFF Nguyễn Lân Trung cho biết: "VFF chưa bao giờ thảo luận với HLV Mai Đức Chung về chuyện lương bổng và cũng chưa nghe thấy anh Chung có ý kiến không thỏa mãn hay có chuyện gì khác về vấn đề này. Tôi xin khẳng định, không hề xảy ra mâu thuẫn về chuyện lương bổng giữa VFF và HLV Mai Đức Chung".
Thực tế, chuyện tiền lương không thỏa đáng với các HLV không phải bây giờ mới nói. Thậm chí ngay cả trong lần tập trung lần này, chế độ cho các HLV Phan Thanh Hùng và Lư Đình Tuấn vẫn cứ theo Quy chế cũ, kiểu ăn lương theo quy định của nhà nước, chứ không có chuyện nhận mức lương khủng 200 triệu đồng hàng tháng như những tuyên bố trước đó. Theo ông Nguyễn Lân Trung, các HLV sẽ được hưởng chế độ làm việc như đúng Quy chế hoạt động không thường xuyên, tức là các đợt tập trung ngắn hạn của đội tuyển.
Để các HLV đỡ "tủi thân", ông Trung tiết lộ Chủ tịch VFF từng nói cần phải cải thiện chế độ đối với các HLV, cầu thủ khi lên làm nhiệm vụ ở đội tuyển quốc gia, nhưng cụ thể là bao nhiêu thì chẳng ai biết. Đành rằng lần tập trung lần này ngắn hạn và bản hợp đồng cũng chỉ mang tính tạm thời, nhưng VFF vẫn chưa có nhiều chuyển biến về chế độ đãi ngộ cho các HLV, vấn đề mà họ khẳng định sẽ quan tâm hết mức nhằm thu hút nhân tài lên tuyển đóng góp công sức cho các đội tuyển quốc gia.
Dù được hưởng lương "bèo", nhưng HLV Thanh Hùng và Đình Tuấn vẫn hào hứng: "Làm HLV đội tuyển quốc gia là vinh dự, chúng tôi không muốn đề cập nhiều tới chuyện tiền bạc". Đó là những phát biểu sớm được dự đoán trong ngày nhậm chức của hai HLV này.
Sự mâu thuẫn của HLV Mai Đức Chung và VFF có thể không chỉ là vấn đề tiền lương. Cả hai cầu thủ Việt kiều được đích thân ông Chung lặn lội sang tận trời Âu để xem giò cẳng đã bị VFF gạt ra khỏi danh sách tập trung lần này. VFF chỉ giải thích đây là đợt tập trung ngắn, nên ưu tiên hơn cho những cầu thủ mà mình đã biết. Nghe không hợp lý cho lắm. Câu chuyện của HLV Mai Đức Chung và VFF, vẫn chỉ là những dấu hỏi chưa có lời đáp. Dù câu trả lời có như thế nào thì có một sự thật là những gì đang diễn ra ở VFF bao năm qua, chẳng ai lạ gì.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cầu thủ Việt đổi đời nhờ bóng đá So với thời bao cấp, các cầu thủ chỉ xem bóng đá là niềm vui và tự hào địa phương. Xế sang không còn quá xa lạ với cầu thủ Việt. Ảnh: Châu Thành. Giờ đây, bóng đá đem lại cho cầu thủ khá nhiều. Với những cầu thủ có chút tiếng tăm, nhờ bóng đá mà họ có thể mua nhà, mua...