Muôn kiểu thả cá chép ngày ông Công ông Táo
Sau lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23/12 âm lịch, người Hà Nội lại mang cá ra sông, ao hồ phóng sinh, “tiễn ông Táo về chầu trời”.
Theo quan niệm dân gian, cá chép – “phương tiện của ông Công ông Táo lên thiên đình tâu với Ngọc Hoàng những việc làm năm qua của gia chủ” – phải được thả trước 12h ngày 23 âm lịch. Sau lễ cúng tại nhà, người dân mang cá phóng sinh ở sông, ao hồ. Trước khi thả cá, nhiều người thường chắp tay khấn vái. Ảnh: Gia Chính.
Có người vừa bê chậu cá, vừa lẩm nhẩm khấn vái, cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.
Theo quan niệm dân gian, Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ “đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở gian bếp của người Việt xưa. Trong ngày Tết ông Công ông Táo, người dân thường cúng 3 con cá chép sống.
Tại hồ Giảng Võ, những người thả cá cố gắng chọn chỗ nước sạch với hy vọng cá sống sót.
So với những năm trước, người dân đã rất ý thức trong việc thả cá. Không còn tràn lan cảnh ném, đổ ụp hay vứt cả túi nylon cùng cá xuống hồ nữa.
Thay vào đó, cá được thả từ từ ở chỗ nước sạch để tăng cơ hội sống sót.
Video đang HOT
Người phụ nữ này đã cố gắng tiếp cận mặt nước, nhẹ nhàng đưa từng con cá ra khỏi túi nylon và thả xuống mặt nước.
Tuy nhiên, cũng có người chưa thực sự trân trọng sự sống của đàn cá, nên phóng sinh cẩu thả.
Ở những chỗ khó tiếp cận bờ sông, như cầu Long Biên, Chương Dương, người dân đã sáng tạo cho cá vào trong xô rồi dòng dây xuống mặt nước.
Đàn cá chép này của nhiều gia đình. Cá phần lớn được thương lái mua từ làng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ).
Duới gầm cầu Chương Dương rất đông người ra thả cá. Sau Tết ông Công ông Táo, người dân lại chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Đinh Dậu.
Giang Huy
Theo VNE
Người Sài Gòn thả cá chép sớm tiễn Táo quân chầu trời
Chiều 19/1, một ngày trước ngày cúng ông Công ông Táo, nhiều người Sài Gòn đã mang cá chép đi thả sớm.
Chiều 19/1, nhiều người dân Sài Gòn bắt đầu đi thả cá chép trước ngày tiễn Táo quân chầu trời. Tại bờ sông ở chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh), chị Nhẫn cho biết: "Mình thả sớm vậy như cách gửi cá ở trước để mai các Táo chỉ việc 'cưỡi', hơn nữa còn để tránh cá bị vớt lại".
Trước khi thả cá chép, nhiều người dành chút thời gian cầu khấn. "Tôi ngày mai mới cúng ông Táo nhưng nay đi phóng sinh với họ hàng nên mua thêm ba con cá chép đỏ thả luôn thể", chị Vy (quận Bình Thạnh) nói.
Cá được thả là loài cá chép đỏ vì theo quan niệm dân gian, giống này là "phương tiện đi lại chính" của ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp.
"Thực ra cúng ngày 23 tháng Chạp mới là đúng nhưng mấy năm nay tôi vẫn giữ thói quen thả cá trước một ngày, nhiều người cũng vậy, không có sao hết miễn là mình thành tâm", chị Thanh Phương chia sẻ.
Nhiều phụ huynh dẫn theo các bé đi thả cá. Càng về chiều, nhất là sau giờ tan tầm lượng người tiễn ông Táo nhiều hơn.
Những người thả cá chép đều nhẹ nhàng nhúng xô nước xuống sông cho cá tự bơi ra. Hầu hết, mọi người đều thả ít nhất 3 con cá chép tượng trưng cho 3 ông bà Táo quân.
Trong khi đã có người thả cá trước thì tại các chợ ở TP HCM, việc mua bán cá, đồ cúng diễn ra nhộn nhịp.
Tại chợ Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), các tiểu thương đều nhập thêm cá chép đỏ về bán. Họ thường cho 3 con vào một bịch và bán với giá 30.000 đồng.
Mỗi tiểu thương đều bán thêm các loại hoa, xôi, trầu cau, kẹo thèo lèo... để cúng ông Táo.
Cô Lê Quỳnh Vui (53 tuổi, đường Bạch Đằng, quận Tân Bình) mua hoa, cá và bộ đồ vàng mã cúng Táo quân.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Nhà sư thuyết phục người dân thả cá chép không túi nylon Ngày lễ ông Công ông Táo, các ao hồ lớn ở Hà Nội đều có tình nguyện viên túc trực giúp người dân thả cả chép đúng cách, giữ vệ sinh môi trường. Có sư thầy đến hồ Tây từ sáng sớm hỗ trợ người dân. Ngày lễ tiễn ông Công ông Táo chầu trời, thượng tọa Thích Tịnh Giác (Trụ trì chùa...