Muôn kiểu chiều con quá đà của cha mẹ
Con gái 10 tuổi vẫn được mẹ xúc từng thìa cơm, 16 tuổi không thể nấu được một bữa cơm đơn giản, 18 tuổi nhất định không chịu ra ngoài nếu bố không đổi xe máy xịn. Những chuyện bi hài đó tưởng chỉ trong phim nhưng lại có thật, là sản phẩm của sự dung túng của các bậc cha mẹ.
Ngày cuối tuần rảnh rỗi, đến nhà chị bạn chơi và được giữ lại ăn trưa, chị Bích (27 tuổi, Lê Đức Thọ, Hà Nội) bất ngờ vì cô con gái 10 tuổi của chị bạn vẫn còn đòi mẹ xúc cho từng thìa cơm.
Chị Bích kể: “Nhìn cháu gái lớn, mảnh mai, mặc một chiếc váy rất ra dáng tiểu thư nhưng khi ngồi vào bàn ăn cơm, cô bé không so đũa, không có động thái gì là chuẩn bị ăn cơm, ngồi chờ đợi mẹ gắp thức ăn, cắt nhỏ, bỏ vào bát”.
Thấy cháu mười tuổi, chị Bích cứ nghĩ là cháu sẽ ngồi ăn ngoan ngoãn, một mạch là hết, nhưng thực tế là: “Xúc được vài thìa cơm thì con bé bỏ thìa xuống, và ngồi uống nước ngọt, hướng mắt về phía chiếc ti vi và kết quả là mẹ cháu phải cầm bát xúc cho cháu từng thìa cơm, vừa nói chuyện với khách chị ấy lại vừa dỗ dành con nhai đi. Khi mình thắc mắc thì chị bạn trả lời làm mình bất ngờ hơn: “Từ nhỏ đã thế rồi, lười ăn lắm, nên xúc cho nó ăn nhanh, chứ để cháu tự ăn thì đến chiều cũng chưa xong”".
Ảnh có tính minh họa: Health.com.
Chuyện chơi bời của những cậu ấm từ xưa không thiếu, nhưng thời nay nhà bình dân cũng có những cậu ấm được cưng chiều khiến nhiều người phải giật mình.
Video đang HOT
Chị Dân (thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) kể lại chuyện cháu trai 14 tuổi nhà ông anh họ chị cứ cuối tuần là được bố mẹ cho đi chơi với bạn bè và như thông lệ, lúc nào tiền đưa cho con cũng là 2 triệu. Chị Dân là người ngoài xót ruột và thấy không phù hợp nên nói thẳng quan điểm thì bị ông anh họ trách là không biết gì: “Con trai ra đường mà không có tiền thì chẳng dám làm gì, nói cũng không dám nói. Đã đi chơi thì phải cho nó thoải mái, nếu không có tiền thì ở nhà”. Đến đây thì chị Dân không thể nói thêm được gì nữa.
Trường hợp của Duyên (16 tuổi, Linh Đàm, Hà Nội) là một ví dụ điển hình cho quan niệm chiều con của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Vừa bước vào học cấp 3, Duyên đã được bố mẹ cho một đặc ân là không phải làm gì cả, chỉ việc học để thi đỗ đại học.
Thế mới có chuyện khi ngồi cùng bạn bè, nói đến chuyện luộc rau muống, cô bé không thể biết được “Làm cách nào để biết rằng rau đã chín?”. Khi được hỏi vậy ở nhà ai là người lo chuyện cơm nước của gia đình, Duyên trả lời tỉnh bơ: “Tất nhiên là mẹ em rồi, chính mẹ là người ra tuyên bố em không phải làm gì thì mẹ phải làm tất cả chứ” . Và cứ thế sau giờ tan học, cô bé có thể tha hồ ngồi quán xá, tán gẫu cùng bạn bè mà không phải lo nghĩ đến chuyện tối nay ăn gì hay mẹ có cần mình giúp gì không?
Lại chuyện cô con gái của chị Thanh (45 tuổi, Láng Hạ, Hà Nội) được chính chị kể lại như một niềm tự hào. Con gái chị năm nay 18 tuổi nhưng rất cao và xinh. Không phải dạy nhiều nhưng cô bé ăn mặc rất có thẩm mỹ và rất biết quan tâm đến hình thức. Và đặc biệt, “đi ra ngoài mà không được đi xe xịn của bố nó là nó hủy hẹn luôn”, chị Thanh nhấn mạnh.
Chị không ngần ngại khoe ông chồng tâm lí, cứ con gái đòi đi xe đẹp là gật đầu liền. Chưa hết, “biết tính nó kỹ tính, ưa hình thức nên ở nhà tôi cũng phải lau dọn luôn, nó về mà cái ghế sofa trong phòng khách có bụi là lại càu nhàu”, chị chia sẻ. Nghe chuyện, khách cứ thấy giật mình vì sự thể hao hao như chuyện cô chủ và người giúp việc.
Trước những trường hợp trên, chuyên gia tâm lí Dương Ngọc Hằng – Trung tâm Tư vấn Tâm lí An Bình nhận định: “Trước tiên những thói quen sinh hoạt của con cái hoàn toàn có thể thay đổi được, nhưng những ông bố và mẹ như trong trường hợp của cô bé mười tuổi vẫn được mẹ xúc cơm là chuyện chính bố mẹ ngại thay đổi, bởi họ hiểu sự thay đổi đó cần phải chờ đợi mà bản thân họ lại không muốn chờ đợi”.
Chị Hằng cho biết từng gặp không ít trường hợp vì con nấu ăn tệ quá, làm lâu quá nên bố, mẹ xắn tay vào làm luôn cho nhanh và cứ thế hình thành một cái nếp suy nghĩ “thà mình làm lấy cho nhanh chứ đợi con thì chẳng biết bao giờ mới được bữa cơm”. Nhưng chính vì thế mới có những việc trẻ ỷ lại và không hề tìm hiểu hay học hỏi về những việc đáng lẽ ra phải hiểu, phải biết như một lẽ rất thông thường.
Bà Đặng Thị Tâm – chuyên gia tâm lí tuổi vị thành niên, Trung tâm Tư vấn Tâm lí Hà Nội – còn phân tích sâu hơn về trường hợp của chị Thanh. Theo bà, những trường hợp nhận thức được ý thích của con và luôn chiều theo ý con là việc làm sai lầm trầm trọng của các bậc cha mẹ.
“Cụ thể trường hợp của cô con gái chị Thanh có thể thấy cái tôi cá nhân hình thức của cô gái này rất cao, nó mạnh đến nỗi đủ sức để cô ấy hủy bỏ những cuộc hẹn đã hứa với bạn bè, bỏ qua cả những suy nghĩ của người khác và chỉ biết đến sự thỏa mãn của bản thân. Và nếu không được đáp ứng toàn bộ yêu cầu về hình thức thức cô sẵn sàng ở nhà. Liệu cứ mải miết chiều theo ý con, đã bao giờ ông bố, bà mẹ của gia đình này hiểu được thực sự họ thích gì?”
Chuyên gia nhấn mạnh, với từng lứa tuổi cần có sự quan tâm và chiều chuộng đúng mực. Phải hiểu rõ trẻ cần gì và điều gì là thực sự phù hợp với con mình, chính những người làm cha mẹ phải luôn sáng suốt để phân định rõ ràng giữa việc cần, đủ và thừa thãi, để có cách yêu con phù hợp.
Theo VNE
Đám cưới đồng tính nữ gây xôn xao Bình Dương
Trưa ngày 28/7, nhiều người dân và công nhân sống tại phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã kéo nhau đến nhà hàng Hương Đồng Quê (gần UBND phường) để xem đám cưới đình đám giữa hai cô gái.
Ông Lê Văn Nh., quê huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, khẳng định "chú rể" Lê P. là cô con gái thứ 7 trong gia đình 8 người con của ông, tên thật của "chú rể" là Lê Thị P.
Hình ảnh đám cưới đồng tính nữ gây xôn xao
Ngoài ra, ông Nh. còn thừa nhận hôn lễ này chưa được đăng ký kết hôn và cô dâu đã có chồng con ở quê nhưng hiện đã chia tay.
Bên phía đại diện gia đình cô dâu được ghi trong thiệp mời dự đám cưới là ông bà Nguyễn Văn Nh., Phạm Thu H., quê ở phường 7, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, nhưng đã không có mặt để dự đám cưới của con gái mình.
Cả 2 bên gia đình đều có mặt chứng kiến
Anh Giang (anh thứ 2) của cô dâu cho biết vì thương em gái nên anh đã lặn lội từ Cà Mau lên tận Bình Dương dự đám cưới "lạ đời" này của em mình.
Hôn lễ có khoảng 150 thực khách đa số là công nhân làm chung với "chú rể" và cô dâu.
Theo Infonet
Những mánh khóe "làm tiền" cha mẹ của cậu ấm cô chiêu Với lối suy nghĩ lệch lạc, thiên về hưởng thụ đã khiến một bộ phận thanh thiếu niên - con cái của gia đình kinh tế khá giả, thậm chí là gia đình trí thức đang đua nhau "đánh" vào sỹ diện, danh dự của cha mẹ để "kiếm tiền" tiêu xài vô độ. Họ dùng số tiền đó vào những cuộc chơi...