Muôn kiểu ác mộng khi sống chung với người nhà chồng trên phim Việt
Mẹ chồng, bố chồng, bà nội chồng, bà cô bên chồng, thậm chí cả em gái mưa của chồng đều là những lực lượng không đội trời chung với bất kỳ nàng dâu nào trên màn ảnh Việt.
Có thể đời thực không đến nỗi bi đát thế nhưng lên phim, tất cả mọi thứ đều được ‘drama’ lên thì chúng ra mới có cái mà lót dép hóng. Hiếm thấy nàng dâu nào sống với nhà chồng mà lại vẹn đủ mọi bề trên phim Việt. Dưới đây là muôn cảnh ác mộng khi các nàng dâu phải sống chung với người nhà chồng.
Hẳn nhiên rồi! Đây là nỗi ám ảnh của bất kỳ nàng dâu mới nào. Chuyện mẹ chồng – nàng dâu xưa nay vẫn là vấn đề muôn thuở. Thậm chí có hẳn bộ phim Sống chung với mẹ chồng khai thác chủ đề này.
Trong phim, nàng dâu Minh Vân ( Bảo Thanh) phải sống chung với bà mẹ chồng quá quắt, thích soi mói. Đặc biệt pha đột nhập phòng riêng của con trong đêm tân hôn đã đưa hình tượng mẹ chồng trở thành nỗi kinh hoàng trên màn ảnh. Bà Phương (NSƯT Lan Hương) là bà mẹ chồng đại gia nhưng tính tình lại chi li, tiết kiệm quá mức.
Bản thân bà Phương cũng không hoàn hảo nhưng lại có những tiêu chuẩn cao ngút trời với con dâu. Bà chính là nhân tố quan trong xô cuộc hôn nhân của con trai và con dâu xuống vực thẳm.
‘Combo’ chồng và mẹ chồng cực hãm của Minh Vân.
Khổ thân Bảo Thanh, vừa thoát được bà mẹ chồng gây ám ảnh thì lại phải chịu đựng ông bố chồng trong Về nhà đi con. Số đời là vậy, không phải chịu đựng mẹ chồng thì nhất định phải chịu sự giày vò của bố chồng.
Trong phim, nàng dâu Anh Thư (Bảo Thanh) vì sơ hở nên lộ ra chuyện hợp đồng hôn nhân 3 tỷ. Mặc dù sau đó mẹ chồng vẫn yêu thương và quan tâm Thư như trước thì bố chồng lại thay đổi thái độ ra mặt. Ông bắt đầu nghi ngờ, xét nét Thư. Thậm chí ông không ngại chì chiết bà bầu rằng cô ích kỷ, lòng dạ hẹp hòi ngay trước mặt cả gia đình.
Bố chồng mất điểm vì trì chiết con dâu.
Sống chung với mẹ chồng của mẹ chồng
Đó chính là tình cảnh của ‘ Nàng dâu order’ Hoàng Yến ( Lan Phương). Hình tượng bà nội chồng trong phim còn đưa nỗi ám ảnh mẹ chồng lên một tầm cao mới.
Bà nội chồng của Yến không chỉ xét nét từng ly từng tí với cháu dâu mà còn luôn thể hiện sự ác cảm, gây khó dễ với cô. Mới đây khi vợ chồng Yến có lục đục, bà nội chồng của Yến mới chịu rũ bỏ vai ác để khuyên bảo con cháu làm lành với nhau.
Đây chính là ‘mẹ chồng của mẹ chồng’ gây ám ảnh.
Sống chung với ‘bà cô bên chồng’
Trong Về nhà đi con, Huệ (Thu Quỳnh) không phải sống chung với em gái chồng nhưng thường xuyên giáp mặt Liễu ( Thủy Tiên) ở cửa tiệm. Liễu là hình mẫu một ‘bà cô bên chồng’ điển hình, đanh đá, ghê gớm, hay xét nét chị dâu. Liễu chính là người đâm bị thóc, chọc bị gạo, góp phần đẩy mâu thuẫn của anh trai với chị dâu lên đến đỉnh điểm, dẫn đến tan vợ. Nói chung, ngoài tinh thần anh em ra thì Liễu không được một cái nết gì. Ai vô phúc mới có một đứa em chồng như Liễu.
Cô em chồng không được một nết gì.
Sống chung với em gái mưa của chồng
Nghe thì có vẻ ngang trái nhưng tình tiết ‘cẩu huyết’ này vẫn xuất hiện trong Nàng dâu order. Trong phim, Yến hết phải chịu đựng bà nội chồng, người yêu cũ của chồng lại đến em gái mưa của chồng.
Nguyệt Anh (Quỳnh Kool) vốn là thanh mai trúc mã với chồng của Yến. Tự nhiên ở đâu ‘rơi’ xuống một đứa em gái mưa mặt dầy cứ dính lấy chồng mình, lại còn bày mưu hèn kế bẩn chia rẽ gia đình mình, ai mà không tức. Dẫu thế, Yến vẫn bị Nguyệt Anh hành cho lên bờ xuống ruộng trước khi tống được cô em đệ nhất thảo mai ra khỏi ‘nhà chung’.
Yến có vẻ hơi mệt với em gái mưa của chồng.
Sống chung với… chồng
Đúng rồi đấy! Bạn không đọc nhầm đâu! Không chỉ mẹ chồng, bố chồng hay em chồng mà chính chồng đôi khi cũng trở thành nỗi ác mộng. Hôn nhân đôi khi giống như chui vào một cái chân đầy rận mà đứng ở ngoài nhìn vào chỉ thấy đẹp đẽ, hào nhoáng, phải tự mình trải nghiệm mới ngấm đòn. Đến người mình tình nguyện chung sống còn như thế thì nói chuyện gì nữa nhỉ?
Trong Về nhà đi con, cả hai chị em Huệ và Thư đều vô phúc lấy phải chồng đểu. Khải (Trọng Hùng) – chồng của Huệ cũng từng yêu vợ thật lòng nhưng dòng đời xô đẩy khiến anh ta biến chất, trở thành gã chồng vũ phu, cờ bạc, ghen tuông và đối xử tệ bạc với vợ.
Huệ đã có những tháng ngày bị chồng hành cho lên bờ xuống ruộng, cô bị chồng đánh, bị xô ngã đến sảy thai, bị chính chồng cưỡng bức trong ngôi nhà của mình và cuối cùng còn bị chồng bán đứng vì tiền. May mắn là cuối cùng Khải cũng đã ăn năn, hối lỗi trong tù, còn Huệ được giải phóng khỏi cuộc hôn nhân địa ngục.
Giờ em muốn anh sao?
Còn Thư vớ được Vũ ( Quốc Trường) tưởng là ‘chuột sa chĩnh gạo’, ai ngờ chỉ là rễ bèo. Vũ với Thư cưới nhau mà chưa kịp yêu chỉ vì một tai nạn sau tình một đêm và để lại hậu quả. Thế nhưng quãng thời gian đầu chung sống, Thư thật sự đã động lòng với Vũ vì những cử chỉ quan tâm ấm áp anh ta dành cho vợ.
Tiếc là khi mối quan hệ của cặp đôi oan gia có chút khởi sắc thì Vũ lại chứng nào tật nấy, gái gú trăng hoa không màng gì đến vợ con. Vũ khiến khán giả vô cùng ức chế và phải nhận mưa gạch đá vì đối xử quá tệ với Thư.
Anh ta vì bênh ‘đối tác’ mà không ngần ngại phồng mồm trợn má, đóng sập cánh cửa và mắng chửi vợ đang chửa vượt mặt. Thậm chí Vũ càng gây phẫn nộ khi Thư chuyển dạ, sinh non, tính mạng ngàn cân treo sợ tóc mà anh ta vẫn còn bận ‘hú hí’ với người con gái khác.
Để Vũ nói cho mà nghe…
Nói chung lấy chồng mà vớ phải người như Khải hay Vũ thì chị em cứ độc thân tự do hay làm mẹ đơn thân còn vui vẻ hạnh phúc hơn. Trong trường hợp này, chồng con đúng là cái nợ nần theo đúng nghĩa đen.
… vợ con là phù du, ‘đối tác’ là tất cả. Cô hiểu hông?
Liệu phim ảnh có đang đục khoét tâm hồn chúng ta quá đáng khi xây dựng nên mối quan hệ giữa nàng dâu với gia đình chồng méo mó đến vậy? Thế này thì ai cho các cô gái độc thân thêm động lực lấy chồng bây giờ? Thực ra không khó để bắt gặp những trường hợp tương tự ngoài đời, phim ảnh cũng chỉ là một lát cắt thôi. Xem phim để còn biết mà… né. Ngoài ra cách cư xử, hóa giải mâu thuẫn của những người thân trong gia đình cũng đáng để chúng ta học hỏi đấy chứ!
Xem trích đoạn Về nhà đi con: Thư đi đẻ mà Vũ vẫn vui vẻ bên ‘đối tác’
Theo tiin.vn
Nếu không có 'Về nhà đi con', 'Nàng dâu order' có thể tạo hiệu ứng mạnh mẽ hơn
Cách xây dựng kịch bản của Nàng dâu order khiến khán giả đại chúng nhớ đến phim Sống chung với mẹ chồng cách đây không lâu, tác phẩm cũng tạo hiệu ứng mạnh mẽ với đề tài hôn nhân gia đình.
Bộ phim Nàng dâu order và tác phẩm truyền hình Về nhà đi con vốn được khán giả đại chúng dành cho cùng mức kỳ vọng trong những tập đầu tiên lên sóng. Thế nhưng, phim Về nhà đi con với câu chuyện về ba cô con gái nhà ông Sơn nhanh chóng vượt qua đối thủ và trở thành phim được quan tâm bậc nhất trên màn ảnh nhỏ Việt Nam. Trong khi đó, phim Nàng dâu order cũng bước vào giai đoạn cao trào song vẫn bị người xem thờ ơ.
Phim Nàng dâu order là bộ phim theo chân đôi vợ chồng mới cưới Phong (Thanh Sơn) và Hoàng Yến (Lan Phương), một nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm viết về tình yêu. Dù mới quen biết và tìm hiểu được chưa đầy 1 tháng, Phong và Hoàng Yến đã nhanh chóng tổ chức đám cưới, Yến bước vào gia đình nhà chồng với nhiều bỡ ngỡ, nhất là khi cô không hề biết nấu ăn, thường phải thức đêm viết văn và ngủ dậy muộn. Trong khi đó, bà nội của Phong (Minh Vượng) là người rất kỹ tính, coi trọng công dung ngôn hạnh và hết mực cưng chiều cháu trai.
Thực chất, phim Nàng dâu order cũng đề cập đến những vấn đề gây tranh cãi trong xã hội: hôn nhân gia đình, mối quan hệ giữa nàng dâu - nhà chồng, mối quan hệ với người yêu cũ của chồng, "em gái mưa" của chồng, câu chuyện bán hàng đa cấp, cuộc sống của người nổi tiếng, chuyện tình giữa thầy giáo và cô giáo trong trường... Tác phẩm vừa thẳng thắn khai thác những vấn đề thường gặp trong đời sống, chạm đến sự đồng cảm của khán giả, vừa khéo léo cài cắm các tình tiết hài hước thông qua nhân vật bố Phong - ông Phú, em trai của Yến...
Thế nhưng, phim Nàng dâu order vẫn thua kém hẳn đối thủ Về nhà đi con về sức hút và hiệu ứng trên mạng xã hội. Một số khán giả cho rằng, tác phẩm về ba con gái của ông Sơn chia câu chuyện thành nhiều nhánh với các tuyến nhân vật khác nhau: mối tình của ông Sơn, chuyện hôn nhân hợp đồng giữa Vũ và Thư, chị cả Huệ với những sóng gió trong hôn nhân, chuyện tình gà bông của cô em gái mạnh mẽ, cá tính Ánh Dương; đồng thời vẫn tạo ra sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.
Những câu chuyện nếu tách lẻ ra sẽ không tạo hiệu ứng mạnh mẽ đến vậy, nhưng khi gộp chung lại, tác phẩm Về nhà đi con tạo nên cảm giác thích thú lẫn mới lạ cho khán giả đại chúng.
Câu chuyện cặp đôi "oan gia ngõ hẹp" có hợp đồng hôn nhân rồi nảy sinh tình cảm vốn không còn xa lạ trên màn ảnh nhỏ.
Trong khi đó, mâu thuẫn của phim Nàng dâu order chỉ tập trung quanh vợ chồng của Phong và Yến. Các biến cố lặp đi lặp lại tạo nên mối bất hòa không dứt giữa nàng dâu và nhà chồng dễ khiến khán giả chán nản: hết rắc rối từ người yêu cũ của chồng đến Nguyệt Anh (Quỳnh Kool) - "em gái mưa" thân thiết với bà nội Phong... Khán giả dễ thấy biên kịch Nàng dâu order muốn tạo sự chân thật cho tác phẩm, xây dựng mâu thuẫn "mưa dầm thấm lâu", "tích tiểu thành đại", tạo ra những bất hòa nhỏ rồi dẫn đến giọt nước tràn ly làm đổ vỡ gia đình.
Cách xây dựng kịch bản này khiến khán giả đại chúng nhớ đến phim Sống chung với mẹ chồng cách đây không lâu, tác phẩm cũng tạo hiệu ứng mạnh mẽ với đề tài hôn nhân gia đình. Thế nhưng, vào thời điểm phát sóng, phim Sống chung với mẹ chồng không có đối thủ cùng thể loại mà tạo thế cộng sinh với phim Người phán xử - bộ phim lấy đề tài giang hồ mang màu sắc hoàn toàn đối lập.
Còn với phim Nàng dâu order, cách xây dựng 4 nhân vật trung tâm cùng tình tiết nhanh của đối thủ Về nhà đi con khiến tác phẩm về nhà văn Lam Lam trở nên kém sức hút hơn. Tính giải trí từ nhân vật ông Phú - cô giáo thể chất Thùy Linh và em trai của Hoàng Yến không đủ sức tạo hiệu ứng viral trên các trang mạng xã hội. Trái lại, những đoạn nhỏ hay nhất (bestcut) của Về nhà đi con đánh trúng tâm lý khán giả nên lan tỏa rất nhanh.
Vai ông Phú trong "Nàng dâu order" được yêu thích vì sự tâm lý, dí dỏm.
Với thể loại rom-com, đề tài hôn nhân gia đình chủ yếu hướng đến khán giả nữ, phim Về nhà đi con được lợi thế vì sở hữu ba nhân vật có tính cách khác biệt, đại diện cho những mẫu hình phụ nữ khác nhau trong xã hội. Còn phim Nàng dâu order cũng có chiều sâu và sự kịch tính nhất định để giữ chân những khán giả gắn bó.
Theo saostar
Cùng nói về đề tài gia đình nhưng Về nhà đi con lại 'át vía' Nàng dâu order và Gia đình là số 1 phần 2 vì lý do này Không quảng bá rầm rộ nhưng 'Về nhà đi con' lại đánh bại 2 đối thủ đang chiếu cùng thời điểm là 'Nàng dâu order' và 'Gia đình là số 1 phần 2' để chiếm ngôi vương rating. Ba bộ phim truyền hình Việt Nam đang lên sóng thời gian gần đây là Về nhà đi con, Nàng dâu order và Gia đình...