Muôn hình vạn trạng biển báo toilets
Đi du lịch các nơi mà bạn không hiểu các ký tự này là dễ vào nhầm nhà vệ sinh công cộng đấy! Hihi…
Có cần miêu tả tỉ mỉ thế này không?
Ký hiệu nhạy cảm.
Những hình ảnh chỉ có ở Seoul.
Cái này ở Thái Lan nè!
Video đang HOT
Bạn cần chắc chắn là bạn không bị bắt, nếu bạn làm điều này ^^!
Chết cười những cách làm đúng và sai khi… đi toilet ^.^
Giấy thì được cho tất cả vào, còn người thì… không.
Không được vác chân lên bệ xí như này:D
Dán cả búp bê lên như thế này!
Hướng dẫn sử dụng… trước khi dùng ^^!
Không được hút thuốc lá, sử dụng toilet tối đa trong 15 phút.
Không cần giải thích nhiều hơn!
Sự khác biệt giữa con trai và con gái là: con gái nhảy dây còn con trai đứng nhìn ^.^
Cách miêu tả này thông minh đấy chứ nhỉ?
Theo Datviet
Đi bộ qua đường Kim Mã: Đánh cược với số phận
Gọi điện đến Đường dây nóng Báo An ninh Thủ đô, bà Nguyễn Thị Dịu, ở đường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội phản ánh: "Từ khi ngã tư Kim Mã - Giang Văn Minh bị bịt lại, đèn tín hiệu ngừng hoạt động, người đi bộ qua khu vực này luôn nơm nớp trước cảnh ô tô, xe máy lao vun vút trên đường"...
Người dân băng qua đường Kim Mã (đoạn phố Giang Văn Minh) đối diện với sợ hãi
Đi đúng luật vẫn không an toàn
Cũng theo bà Nguyễn Thị Dịu, lần nào khi muốn băng qua đường Kim Mã (đoạn cắt giữa phố Giang Văn Minh), bà đều miệng hô, tay vẫy báo hiệu xin đường và đi đúng vạch nhưng vẫn không ít lần sợ đến thót tim. "Ban ngày còn có thể đi qua chứ vào giờ cao điểm hay lúc nhá nhem tối thì tôi đành chịu. Đến ô tô, xe máy còn chen nhau từng tí thì đừng trông chờ họ nhường đường cho người đi bộ. Bản thân tôi có lần bị mắc kẹt giữa đầu xe ô tô và 1 chiếc xe máy đến vài phút, nói mãi lái xe mới chịu lùi vài phân để tôi qua, may mà lúc đó đường đông, xe chạy chậm. Đúng là mỗi lần qua đường là một lần đánh cược với số phận"...
Có mặt tại tuyến đường Kim Mã tối 9 và chiều 10-3 chúng tôi thấy phản ánh của bà Dịu là hoàn toàn đúng. Trên tuyến đường này ngày cũng như đêm, mật độ phương tiện giao thông khá dày đặc và chạy với tốc độ cao. Tuy đây là một trong những tuyến giao thông chính nhưng không có cầu vượt cho người đi bộ, nên người dân muốn sang đường buộc phải băng qua giữa dòng xe lao vun vút.
Hiện trên tuyến đường này, để tránh xung đột giao thông, cơ quan chức năng đã cho bịt 2 ngã tư là lối giao cắt Kim Mã - Vạn Bảo - Ngọc Khánh và ngã tư Kim Mã - Giang Văn Minh. Nếu như tại lối giao cắt Kim Mã - Vạn Bảo, người đi bộ phải đi qua ngã tư khoảng vài trăm mét nữa mới có vạch kẻ dành cho khách bộ hành thì tại đoạn cắt Kim Mã - Giang Văn Minh, muốn sang đường, họ buộc phải băng qua dải phân cách. Tại lối giao cắt này không có biển báo hạn chế tốc độ, đèn tín hiệu nên nguy cơ xảy ra tai nạn đối với người đi bộ là rất cao. Không chỉ có vậy, do đoạn dải phân cách ở khu vực lối giao cắt Giang Văn Minh - Kim Mã khá thấp so với mặt đường nên không ít người điều khiển xe máy vì không muốn đi vòng đã điều khiển xe đi trên vạch sơn dành cho người đi bộ rồi trèo qua dải phân cách để sang đường khiến người đi bộ bị đẩy ra khỏi phần đường dành cho mình, tạo ra cảnh tượng lộn xộn, gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng.
Giao thông như đánh đố
Ông Đào Văn Huy, ở đường Đội Cấn, quận Ba Đình cho biết, hàng ngày để đến cửa hàng ở phố Giảng Võ, ông đều đi bộ qua lối giao cắt Giang Văn Minh - Kim Mã. Hầu hết những người đi bộ qua khu vực này dù tuân thủ luật nhưng việc tham gia giao thông của họ cũng không hề dễ dàng, thậm chí còn bị cản trở. "Từ khi ngã tư bị bịt, đèn tín hiệu giao thông bị cắt, tôi thấy mình và những người đi bộ khác bị bỏ rơi. Vất vả nhất là khách nước ngoài, những người lần đầu đến khu vực này và người khuyết tật phải ngồi xe lăn. Có những người chờ đến vài chục phút, đã bước xuống đường, đi được vài bước rồi lại phải quay lại, không dám đi tiếp. Người thì nhân lúc vắng chạy thục mạng qua đường. Có người do quá sợ hãi, đi lò dò, chậm chạp thì bị lái xe ô tô, xe máy quay ra chửi rủa, mắng xối xả. Có người ngồi xe lăn khi đến dải phân cách giữa đường thì mắc kẹt. Đúng là giao thông kiểu đánh đố người đi bộ" - ông Huy chia sẻ.
Do một số khu vực dành cho người đi bộ trên đường Kim Mã không có đèn tín hiệu giao thông nên khi muốn sang đường, khách bộ hành đành phải nhìn trước, ngó sau, liều bước đưa chân trước các phương tiện giao thông đi lại như mắc cửi.
Về vấn đề trên, chiều 10-3, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CATP Hà Nội cho biết, để tránh xung đột trực tiếp tại các điểm nút giao thông, thời gian qua, cơ quan liên ngành đã tiến hành bịt một số ngã tư trên các tuyến đường, trong đó có đường Kim Mã. Theo đó, các phương tiện giao thông khi đi qua các ngã tư này phải đi thêm một đoạn đường, sau đó vòng lại. Người đi bộ tham gia giao thông theo vạch sơn dành riêng cho họ. Tuy vậy, do không có đèn tín hiệu giao thông, không có biển báo, gờ giảm tốc độ nên tại nhiều khu vực, người đi bộ đã gặp nhiều nguy hiểm do không được các phương tiện giao thông khác nhường đường. Để đảm bảo an toàn cho người đi bộ, giảm ùn tắc giao thông, các cơ quan chức năng cần kiểm tra, cải tạo lại một số nút giao thông đồng thời cho khôi phục lại đèn tín hiệu tại khu vực này. Tránh tình trạng bỏ rơi người đi bộ, "mạnh ai nấy chạy" tại một số điểm nút giao thông như hiện nay.
Theo ANTD
Bài học nào từ thảm họa sập cầu treo tại Lai Châu? 8 người chết, 38 người bị thương nặng trong vụ tai nạn sập cầu treo kinh hoàng tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu khó có lời nào diễn đạt chính xác hơn ngoài 2 từ thảm họa. Cho dù là vì nguyên nhân gì đi nữa thì đây cũng là một thảm kịch quá đau...