Muốn hiểu hòa bình hãy đến Việt Nam!
Đối với nhiều cựu chiến binh (CCB) Mỹ từng tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam, dù chiến tranh đã lùi xa 40 năm, song quá khứ vẫn là nỗi day dứt trong lòng họ.
Vì lẽ đó, trở lại Việt Nam, làm một việc gì đó có ý nghĩa cho đất nước này luôn là mong muốn của các CCB Mỹ. Mong muốn đó đến nay đã trở thành hiện thực của nhiều thành viên Tổ chức Cựu chiến binh vì hòa bình của Mỹ, trong đó có Frank Campbell và Peter Nguyễn (Nguyễn Thế Phương).
Chưa bao giờ nghĩ Việt Nam là kẻ thù
Cựu chiến binh Mỹ Frank Campbell
Trở lại Việt Nam sau hơn 40 năm, Frank Campbell , CCB Mỹ từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam, không giấu được xúc động. Bởi lẽ trong lòng CCB này vẫn còn những day dứt về chiến tranh, về những gì mà nhẽ ra ông không nên làm ở thời điểm đó.
Frank Campbell đến Việt Nam vào năm 1972. Khi đó, ông là Thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ đóng trên Biển Đông và chỉ ở trên tàu không vào đất liền. Mặc dù vậy, ông cũng được tận mắt chứng kiến sự tàn phá mà quân đội Mỹ để lại trên mảnh đất hình chữ S này. “Tôi đã chứng kiến những chiếc B-52 rải bom ở khu vực miền Trung. Tôi không nhìn thấy cảnh tượng tàn phá lúc đó vì lúc đó tôi ở trên tàu, nhưng hậu quả của bom, mìn sau chiến tranh thì tôi biết rất rõ”, ông Frank Campbell nói.
Đó là lý do vì sao sau khi nghỉ hưu năm 1988, ông Frank Campbell tiếp tục làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đồng thời tham gia vào Tổ chức Cựu chiến binh vì hòa bình của Mỹ. “Tôi đã tham gia vào VEP với mong muốn vận động những người từng tham gia chiến tranh nói lên tiếng nói của mình và phản đối chiến tranh. Chiến tranh không bao giờ là câu trả lời cho bất kỳ điều gì, cho cả người chiến thắng và người thua”, ông Frank Campbell chia sẻ.
Video đang HOT
Ông Frank Campbell cho biết, kể từ khi rời Việt Nam năm 1974, ông luôn mong muốn trở lại đây vì như lời ông nói “chưa bao giờ ông nghĩ Việt Nam là kẻ thù của mình”. Trở lại Việt Nam sau 40 năm, ông Frank Campbell hoàn toàn bất ngờ trước sự thay đổi ngoạn mục về mọi mặt của mảnh đất này. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, do hậu quả chiến tranh không chỉ đối với người dân Việt Nam mà cả người Mỹ còn khá nặng nề, nên công việc trước mắt còn rất nhiều.
“Các CCB Mỹ cần phải làm nhiều hơn nữa để kêu gọi chính phủ hỗ trợ cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nạn nhân bom, mìn Việt Nam cũng như làm sạch khu vực bom, mìn còn sót lại trong chiến tranh. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải khép lại quá khứ và nhìn về tương lai. Tôi hy vọng con cháu của chúng ta không phải trải qua chiến tranh”, ông Frank Campbell bày tỏ.
Mỗi lần trở về lại thấy đất nước đổi thay mạnh mẽ
Cựu chiến binh Peter Nguyễn
Rời Việt Nam vào tối 29-4-1975, khi đó Peter Nguyễn mới 23 tuổi. Thế nhưng, trước đó Peter Nguyễn đã có 3 năm kinh nghiệm làm sĩ quan tình báo cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đó là lý do vì sao khi biết chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ, Peter Nguyễn cùng gia đình di tản sang Mỹ.
Tại Mỹ, Peter Nguyễn theo học tại Trường Đại học Colorado ở TP Boulder, tiểu bang Colorado. “Lúc đó tin tức ở Việt Nam rất ít. Muốn hiểu cái gì về Việt Nam, tôi phải vào thư viện, tìm báo chí của Mỹ, Pháp và đọc một cách ngấu nghiến. Năm 1977, tôi cố gắng tiết kiệm tiền để mua một chiếc đài bắt sóng ngắn với giá hơn 300USD, trong khi tôi làm việc chỉ được 2USD/giờ. Nhờ có chiếc đài này, tôi đã bắt được sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam và biết được thông tin từ quê nhà”, Peter Nguyễn nói.
Ba năm sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, năm 1998, lần đầu tiên Peter Nguyễn trở về Việt Nam. Từ đó đến nay, ông đã 10 lần trở về quê hương. Mỗi lần trở về, ông lại thấy đất nước đổi thay mạnh mẽ, từ xây dựng nhà cửa, đường sá, nhà máy đến phát triển kinh tế, văn hóa… Năm 2013, ông là một trong những kiều bào ra thăm Trường Sa. Sau lần đi đó, ông mang về Mỹ một ít nước, cát, san hô ở Trường Sa và để lên bàn thờ. Mỗi sáng, ông dậy sớm thắp nén hương thơm, đọc kinh, cầu mong Biển Đông không “dậy sóng”.
Ông Peter Nguyễn chia sẻ: “Sau khi sang Mỹ, tôi mới hiểu được thế nào là hòa bình. Đó là nơi không có tiếng súng, không có lệnh giới nghiêm… Từ đó tôi tham gia vào Tổ chức Cựu chiến binh vì hòa bình. Cho đến nay, tôi vẫn nói với kiều bào ở Mỹ và ngay cả người Mỹ rằng, muốn hiểu hòa bình hãy đến Việt Nam. Bởi hòa bình có giá trị rất thiêng liêng, nhất là khi người Việt Nam phải trả giá rất đắt để có được nó”.
Bài và ảnh theo Linh Oanh
Quân đội Nhân dân
Hòa giải với Cuba: Bản lĩnh Tổng thống Obama
Vị Tổng thống Mỹ với hai nhiệm kỳ, 7 năm 7 cuộc chiến tranh đã có một quyết định tuyệt vời nhất khi bình thường hóa quan hệ với Cuba
Đây mới là Nobel hòa bình
Ngày 14/4/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố do Mỹ tự lập ra.
Việc kết tội và cấm vận Cuba là rào cản lớn để tiến hành bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước. Cách mà ông Obama xóa bỏ rào cản này cũng đầy thuyết phục và thể hiện quyết tâm rất lớn của nhà lãnh đạo vốn đang không nhận được nhiều sự ủng hộ từ các thế lực chính trị khác tại Washington.
Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tới ông Obama một báo cáo về vấn đề khủng bố, bảo trợ khủng bố tại quốc gia Mỹ Latinh. Và trong bản báo cáo này nhấn mạnh rằng Washington đã cố tình làm ngơ thực tế rằng Cuba đáng ra là một quốc gia nạn nhân, thay vì bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố.
Theo đó, gần 3.500 người thiệt mạng, 2.100 người bị tàn tật, di chứng xuất phát từ các hành động khủng bố diễn ra trên đất nước Cuba. Những con số báo cáo này là cái cớ đẩy Tổng thống Mỹ đến quyết sách loại Cuba ra khỏi "danh sách đen" nếu trên nhanh hơn.
Cái bắt tay lịch sử giữa Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Không phải ông chủ Nhà Trắng không biết về vấn đề thực trạng khủng bố ở Cuba ra sao, vấn đề ở chỗ, thời điểm để bình đẳng hóa quan hệ hai quốc gia, và quyết tâm của nhà lãnh đạo thế nào mới là quan trọng.
Nhìn vào cách mà Tổng thống Obama công bố thông tin trên với lãnh đạo Cuba cũng đầy thú vị. Hôm 11/4, bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo 2 quốc gia lần đầu tiên sau 56 năm được diễn ra.
Tiếp đến, hành động này của ông Obama đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng những người Mỹ Latinh, đặc biệt là người Cuba trong lòng nước Mỹ. Lập tức một quỹ ủng hộ cuộc tranh cử của phe Dân chủ được các kiều bào này thành lập. Đại diện của quỹ này cho biết họ phấn khởi vì đã được nhìn thấy hình ảnh của giải Nobel hòa bình trong nụ cười của ông Obama với ông Raul Castro - nhà lãnh đạo Cuba.
Điều quan trọng nhất, không phải vì tiếng vang của ông Tổng thống, hay vì sự cạnh tranh Cộng hòa - Dân chủ, mấu chốt ở đây, Washington đang phải lao vào một cuộc chiến đấu đầy cam go về ảnh hưởng địa chính trị ở Mỹ Latinh với cả Nga và Trung Quốc.
"Thay đổi diện mạo" chính là sự thay đổi cách đối xử của Washington với khu vực này, thân thiện, cởi mở, tôn trọng và lắng nghe lẫn nhau.
Đỗ Minh Tú
Theo_Báo Đất Việt
Quan hệ khởi sắc, người Mỹ rục rịch khám phá Cuba Sau khi Mỹ và Cuba tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao và nới lỏng một số hạn chế về thương mại... rất nhiều người dân Mỹ đã rục rịch chuẩn bị những hành trình khám phá Cuba. Ở thời điểm bị cấm vận, mặc dù Mỹ và Cuba chỉ cách nhau nửa giờ bay (khoảng 150km) nhưng chi phí cho...