Muốn hay không cũng cần bỏ biên chế giáo dục
Biên chế trong ngành giáo dục đã hạn chế rất lớn sự phấn đấu vươn lên và triệt tiêu những thầy cô giỏi thật sự ngoài xã hội.
Trong buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với Bộ GD ĐT, Bộ trưởng Bộ GD ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay: Từng bước giảm dần biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng dần hợp đồng lao động, tiến tới xóa bỏ biên chế trong các đơn vị công lập nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động để thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp.
Theo tôi, đây là việc lẽ ra phải làm từ lâu và ai công tác trong ngành giáo dục cũng thừa hiểu như vậy nhưng quyết sách này khi được nói ra từ vị tư lệnh ngành đã tạo nên cơn đại địa chấn trong ngành giáo dục.
Định biên trong ngành giáo dục cũng có khoảng thời gian để thầy cô tái tạo năng lượng và đây là giờ vàng để làm thêm công việc khác để tăng thu nhập hoặc nhanh gọn hơn là dạy thêm.Vì sao vậy? Vì biên chế như là một cam kết xã hội mang tính pháp lý không nói ra nhưng ai cũng hiểu là tuy lương không cao song “vững” gần như đến lúc nghỉ hưu.
Cảm giác này không thể sai vì chính tôi cũng từng nằm trong số đó.
Năm 1984, tôi tốt nghiệp đại học sư phạm và may mắn có biên chế tại một trường học ở TP.HCM. Từ đây đã có thể yên tâm về cả quãng đời còn lại với một công việc không thể bị mất.
Sự định biên “như sơn như núi này” đã hạn chế rất lớn sự phấn đấu vươn lên và triệt tiêu những thầy cô giỏi thật sự ngoài xã hội.
Thời gian gần đây có nhiều đồn đoán rằng phải “chạy” bộn tiền mới được một biên chế trong ngành giáo dục. Xóa biên chế như ý kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng là bước đầu xóa tiêu cực vì hợp đồng lao động là có thay đổi, tùy thuộc vào năng lực và căn cứ vào ý kiến của phụ huynh.
Thiết chế hội đồng giáo dục trong nhà trường sẽ là cơ sở để tuyển chọn với hình thức thi tuyển để lấy được thầy cô phù hợp với công việc nhất.
Hiện nay, số lượng giáo viên tốt nghiệp từ các trường đại học rất nhiều, đây là những giáo viên trẻ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ngành và xã hội nhưng đều không có việc làm do quy định về thi tuyển công chức của ngành giáo dục.
Theo đó, yêu cầu đòi hỏi là ngoài chuyên môn thì giáo viên phải có hộ khẩu thành phố, hộ khẩu tại địa phương nơi mong muốn được thi tuyển.
Video đang HOT
Bỏ biên chế được kỳ vọng sẽ hạn chế tiêu cực trong ngành giáo dục. Ảnh: Ngọc Thọ
Do vậy, khi bỏ biên chế trong ngành giáo dục sẽ xóa bỏ các “rào cản” trong quy trình tuyển dụng và tạo cơ hội cho những giáo viên đủ năng lực, có trình độ chuyên môn cao được cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Hơn nữa, việc bỏ biên chế trong ngành giáo dục sẽ tạo động lực cho những giáo viên hiện đang công tác phải thay đổi cách làm việc, thay đổi cách suy nghĩ “hết ngày, hết giờ là về”. Giáo viên phải tự học tập để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu công việc.
Tuy nhiên, trong cuộc đối thoại vào tháng 8 năm ngoái với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ sự tán đồng nhưng cũng lưu ý đặc thù của bậc đại học:
“Tôi đồng ý với Bộ trưởng Nhạ.
Nhưng tôi nghĩ việc này cần một sự thận trọng nhất định. Bởi, xét trên bình diện thế giới thì hầu hết giảng viên đại học cỡ giáo sư là được biên chế. Đối tượng nhắc đến là “sau tiến sĩ”, được tuyển dụng xong thì đều có biên chế cả.
Điều này với mỗi cá nhân họ, có một phần là sự đánh đổi. Thường thì những người làm giảng dạy có thu nhập thấp hơn những người đi làm kinh tế. Đổi lại, họ có một sự an toàn về công việc.
Vấn đề thứ nữa là khi có biên chế, giáo sư đại học cảm thấy mình là người chủ của trường đại học.
Ở những trường đại học top đầu của Mỹ, ông hiệu trưởng không “dạy” được những ông giáo sư đâu. Hiệu trưởng không thể nói: “Ngày mai ông giáo sư nào đó làm gì cho tôi”.
Bởi đơn giản ông giáo sư có biên chế. Chỉ trừ trường hợp ông ấy có vấn đề gì đó, hiệu trưởng mới có quyền đuổi việc giáo sư.
Thế nên, có lẽ việc thay đổi viên chức rộng rãi cho cả giáo viên đại học và phổ thông, cá nhân tôi cho rằng nên hết sức thận trọng.
Tất nhiên, chúng ta muốn một môi trường năng động hơn. Nhưng không lẽ, một giáo viên phổ thông đã 40 – 45 tuổi mà lại có thể bị ngừng hợp đồng làm việc một cách dễ dàng chỉ đơn thuần họ không đáp ứng được nhu cầu hay sao?
Về mặt logic, hoàn toàn có thể làm thế. Nhưng đó cũng là vấn đề không hề đơn giản, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục”.
Vâng, cho dù còn có ý kiến lo lắng, dè chừng nhưng xu hướng xã hội và trong ngành giáo dục là ủng hộ việc xóa biên chế nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo sự công bằng.
Việc sắp xếp không phải giảm biên chế hay tiết kiệm tiền mà mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục, trên cơ sở cơ cấu lại, tổ chức lại những gì bất hợp lý; tháo gỡ những tắc nghẽn, thậm chí có nhiều việc không cần đến tiền. Vậy sao chúng ta không làm?
Theo Danviet
GS Ngô Bảo Châu dành trọn tiền giải thưởng Fields làm tạp chí toán
Kinh phí hoạt động những năm đầu tiên của Tạp chí PI là số tiền từ giải thưởng Fields mà GS Ngô Bảo Châu nhận được từ năm 2010.
Sáng nay, 18/12, Tạp chí PI của Hội Toán học Việt Nam đã có buổi ra mắt chính thức với sự đồng hành của GS Ngô Bảo Châu và nhiều nhà toán học danh tiếng của Việt Nam.
Tạp chí sẽ ra mắt số đầu tiên vào 10/1/2017. GS Toán học Hà Huy Khoái sẽ là tổng biên tập của tạp chí này.
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ tại lễ ra mắt Tạp chí PI. Ảnh: Lê Văn
Tại lễ ra mắt, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ tuổi thơ của những người học toán, làm toán như ông gắn liền với những tờ tạp chí toán học như Toán học tuổi trẻ (ở Việt Nam) những năm 70-80 của thế kỷ trước hay như tờ Kvant của Liên Xô cũ, tờ Math Monthly của Mỹ.
"Chính những tờ báo này đã dung dưỡng niềm đam mê toán học của những người làm toán" - GS Châu chia sẻ. "Chính vì vậy, cộng đồng toán học Việt Nam đã từ lâu đã mong muốn cho ra mắt một tờ báo toán học có nội dung nghiêm túc, sâu sắc nhưng cũng thân thiện, phù hợp với lứa tuổi học sinh, sinh viên".
GS Châu cho biết, ý tưởng ra mắt Tạp chi PI bắt đầu từ một buổi tọa đàm cách đây 3 năm do Viện Toán học Việt Nam tổ chức.
Tại buổi tọa đàm mọi người đều thống nhất là cần phải ra mắt một tạp chí về toán học, song sau đó ai làm và làm thế nào thì chưa rõ. Trong khi đó, thủ tục hành chính để ra đời một tạp chí cũng không đơn giản. Phải đợi đến 3 năm thì Tạp chí PI mới có thể hình thành.
GS Châu cũng chia sẻ, Trần Nam Dũng (Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng là người theo đuổi ý tưởng ra mắt tạp chí này từ đầu. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, TS Trần Nam Dũng đã cho ra mắt tạp chí Epsilon tương tự tạp chí PI bằng phiên bản điện tử.
Tạp chí Epsilon đã ra đời được 2 năm nay và ra tới số 12. Số gần đây nhất có lượng người tải về hơn 10.000. Đây là tín hiệu tốt để những người tham gia Tạp chí PI yên tâm hơn với sự đón nhận của độc giả.
GS Ngô Bảo Châu hy vọng Tạp chí PI sẽ là cầu nối chặt chẽ của những người làm toán chuyên nghiệp, các GS đại học, các thầy cô đạy toán ở phổ thông và đặc biệt là các em nhỏ yêu toán học.
Tại lễ ra mắt, GS Hà Huy Khoái, Tổng biên tập tạp chí cũng chia sẻ toàn bộ kinh phí hoạt động của Tạp chí PI trong thời gian đầu là bằng khoản tiền tài trợ của cá nhân GS Ngô Bảo Châu từ giải thưởng Fields mà ông nhận được.
GS Hà Huy Khoái cho biết, lúc đó, GS Ngô Bảo Châu nói rằng muốn dành khoản tiền thưởng này cho một hoạt động nào đó mang tính cộng đồng và việc tài trợ cho sự ra đời của Tạp chí PI chính là hoạt động mang rất nhiều ý nghĩa.
(Theo Vietnamnet)
Bộ trưởng Nhạ, GS Châu bàn chuyện thu hút nhân tài Cuộc bàn tròn giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ với GS Ngô Bảo Châu và các khách mời về chủ đề thu hút, sử dụng nguồn nhân lực Việt Nam ở nước ngoài đã gợi mở nhiều cách nhìn mới cho vấn đề được nhắc tới từ lâu. Mở đầu buổi thảo luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn nhìn...