Muốn giúp chị gái dạy con ngỗ nghịch
Tôi viết những dòng này trong những ngày đầu năm mới với hy vọng sẽ có phép màu nào đó cho gia đình chị gái.
Chị tôi 49 tuổi, anh rể hơn 2 tuổi. Anh chị sống hiền lành, đều làm công nhân viên chức nhà nước, sống ở nông thôn, thu nhập tạm đủ chi tiêu. Anh chị có 2 con trai, cháu lớn 23 tuổi, cháu nhỏ 18 tuổi.
Chị tôi từ nhỏ đã bị nhiều bệnh, sức khỏe yếu, cứ vài ngày lại đau bụng, đau đại tràng, đau đầu, giãn tĩnh mạch chân sưng vù, tụt can xi co giật, có u mạng nhện sau tiểu não và còn nhiều bệnh khác tôi chưa thể kể hết. Cùng với đó, năm ngoái con trai thứ lại bị tai nạn chấn thương sọ não phải xuống Sài Gòn mổ, thế nhưng do cháu siêng vận động, luyện tập nên trong vòng một năm đã phục hồi gần như hoàn toàn.
ảnh minh họa
Vấn đề hiện tại là ở con trai lớn của anh chị, cháu nghỉ học từ lúc hết cấp 2, từ đó đến nay cũng đi làm vài chục chỗ nhưng hầu như chỗ nào cũng được vài ngày hoặc vài tuần là nghỉ. Cháu hay bị tăng huyết áp, biểu hiện nặng đầu chóng mặt, có lúc bị té, đã đi khám nhiều chỗ từ Sài Gòn ra Hà Nội nhưng không ra bệnh. Cháu mập, thừa cân, ít vận động, suốt ngày đóng cửa ở trong phòng, sử dụng máy tính và điện thoại thường xuyên, hút thuốc lá nhiều và chơi game online. Ở góc độ nào đó cháu vẫn rất khôn, nói năng bài bản. Tuy nhiên tính cháu thích thể hiện, khoa trương (theo mẹ cháu nói là do bệnh thần kinh hưng cảm, anh rể tôi có đưa cháu đi Hà Nội khám, uống thuốc thì về cháu có đỡ cộc cằn hơn, chịu khó giao tiếp hơn). Lúc cần tiền cháu hay nổi cáu, chửi bới và uy hiếp mẹ. Cháu rất thích những hoạt động ăn chơi như bài bạc, đi cà phê, đi quán xá…
Video đang HOT
Nói về việc đi làm, cháu cứ làm ở đâu là dính đến nợ nần tiền bạc ở đó, lúc thì cháu nói làm mất tiền, lúc thì bạn bị mất tiền, mất đồ rồi nghi ngờ cho cháu. Cháu còn nợ tiền bạn bè rồi bạn đến nhà đòi ba mẹ. Cháu cũng sử dụng mạng xã hội mạo danh người khác để mượn tiền anh em trong gia đình và bạn bè, rồi cuối cùng cha mẹ cháu cũng phải trả. Tôi chắc chắn một điều là đi đâu làm gì cháu cũng luôn gặp vấn đề về tiền. Cha mẹ cháu đã phải đứng ra trả nợ nhiều lần. Tôi kể ra vài chi tiết trong câu chuyện dài nhiều tình tiết của cháu để bạn đọc hình dung.
Gần đây nhất cháu đi làm cây xăng gần nhà, mới khoảng một tuần cháu kêu mất tiền. Anh chị hỏi tôi, tôi tư vấn rằng hãy nói với chủ cây xăng rằng cháu làm mất thì cứ tạm ứng trong lương tháng này để trả, nếu tiếp tục làm mất thì lại tạm ứng lương, ứng cho đến khi nào hết lương mà vẫn làm mất thì cho cháu nghỉ. Lúc đầu anh chị cũng nghe tôi, sau đó không hiểu sao lại lấy tiền nhà ra nộp cho chủ cây xăng, rồi cháu làm được thêm vài tuần và nghỉ hẳn. Lần trước cháu đi làm cây xăng ở thành phố cũng bị vấn đề tương tự, cháu gọi cho tôi nhưng tôi đã từ chối giúp, sau đó ba mẹ cháu lại gửi tiền để giải quyết.
Một việc khác, trong năm ngoái tôi xem tin nhắn báo biến động tài khoản ngân hàng của chị gái, thấy các tin nhắn trước sau số dư không logic. Tôi nói chị ra ngân hàng in sao kê, in xong mới rõ là có người rút tiền trong tài khoản của chị sau đó xóa tin nhắn báo rút, rút làm nhiều lần dưới dạng nạp tiền điện thoại, tổng tiền khoảng vài ba triệu đồng. Một việc khác nữa là trước đó, cháu sử dụng tài khoản mạng xã hội của mẹ, nhắn tin cho người anh họ: “Dì cần gấp một khoản tiền, cháu có thể chuyển khoản cho dì không”? Sau đó cháu cho anh họ số tài khoản và anh ấy tin nên không gọi xác minh, chuyển thẳng vào tài khoản được cung cấp. Về sau anh họ hỏi nợ chị tôi mới biết chuyện. Còn nhiều chuyện liên quan đến tiền như vậy tôi không tiện kể hết.
Tôi thương anh chị nhưng vài năm nay không dám bàn sâu về cháu, trước đây mỗi lần gia đình đưa chuyện con đầu anh chị ra bàn là chị không kiềm chế được cảm xúc và co giật. Chị cho rằng anh em nghĩ xấu cho cháu, thật ra là do cháu có bệnh, tất cả từ bệnh tật của cháu mà ra. Vậy nên từ đó tôi không tham gia bàn hay góp ý gì nữa, chỉ khi nào cảm thấy cần thì giúp đỡ anh chị. Thế nhưng từ trong sâu thẳm tôi vẫn rất trăn trở, nghĩ cháu có bệnh thật nhưng cách anh chị cư xử với con có phải là đang bị tình cảm lấn át lý trí? Có phải anh chị đang vì bệnh tật của con mà nuông chiều sai cách, rồi vì thế cháu không có cách nào để thoát ra khỏi những vấn đề đang gặp phải? Tôi với tư cách một người em, một người dì hiện làm như vậy có đúng không? Mong nhận được nhiều lời khuyên từ độc giả, đặc biệt là những người có kinh nghiệm trong việc dạy con ngỗ nghịch. Chúc độc giả năm mới vui, khỏe, bình an.
Kinh nghiệm dạy con mà không cần học thêm
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều phụ huynh khá hoang mang về việc nuôi dạy con. Tôi xin chia sẻ một số phương pháp đã áp dụng.
Từ bé, con tôi đã không học thêm, tôi cảm thấy việc học thêm là không cần thiết. Trẻ học bán trú gần 10 tiếng mỗi ngày, việc học thêm chỉ khiến kiến thức bị "nhồi nhét". Ngoài ra, việc đưa đón con khiến tôi rất mệt mỏi; về nhà lại phải nấu nướng, làm bài tập là hết cả buổi tối. Do đó, tôi quyết định tự dạy con tại nhà.
ảnh minh họa
Khi dạy con, tôi chọn 6 hoạt động sau đây làm hoạt động cốt lõi. Ngoài các hoạt động này ra, tôi không cho con học thêm bất kỳ bộ môn nào khác. Dưới đây là 6 hoạt động tôi thực hiện: Đọc sách, dạy con làm bài tập, dạy con làm việc nhà, chơi cùng con, cộng đồng và thiên nhiên, phụ đạo kỹ năng yếu.
Một: Đọc sách. Tôi đã đọc sách cho con từ tấm bé, việc đọc sách là hoạt động quan trọng hàng đầu trong việc nuôi dưỡng con. Để dạy con đọc sách, tôi chuẩn bị một danh sách những tác phẩm kinh điển, giàu sức hấp dẫn, phù hợp với cá tính và sở thích của con như: Heidi, Tom Sawyer, Oliver Twist, Không gia đình, Hai vạn dặm dưới đáy biển, Nanh trắng...
Khi Bo (con tôi) mới một tuổi, tôi bắt đầu từ những truyện tranh ảnh của Nhật Ehon. Khi Bo 3-4 tuổi, tôi chuyển sang đọc truyện chữ cho con. Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, tôi đọc một chương khoảng 20-30 phút. Duy trì thói quen này hàng ngày, Bo giao tiếp và diễn đạt rất tốt. Với tôi, đọc sách không chỉ là hoạt động giải trí mà còn nhằm xây dựng một thói quen đặc biệt quan trọng và hữu ích trong tương lai.
Hai: Dạy con làm bài tập. Để giúp Bo thích nghi với việc học, tôi theo dõi bài tập về nhà rất chặt chẽ. Bo vốn không học thêm hay học chữ trước khi vào lớp 1; do đó khi vào trường, Bo hầu như không thể viết chữ. Đến khi con lên lớp 2, phát hiện ra vấn đề, tôi đã thiết lập khung giờ học cố định hàng ngày để hỗ trợ con làm bài tập. Với môn Toán, nếu con giải sai, tôi sẽ giảng lại từ đầu để cậu hiểu. Với chính tả, nếu con viết sai, tôi sẽ dùng bút màu tô đậm những chữ sai cho con nhìn thật lâu để nhớ mặt chữ, viết lại mỗi chữ ba lần. Qua bài tập tại trường, tôi có thể hiểu con thích học gì, không thích gì, chưa hiểu gì. Nhờ đó, tôi giúp con yêu thích việc học ở nhà trường.
Ba: Chơi cùng con. Tôi rất không thích mối quan hệ cha mẹ và con cái chỉ xoay quanh việc: phụ huynh chỉ vùi đầu vào công việc; trẻ đi học về, ăn cơm, xem tivi, điện thoại. Tôi nhận ra nhiều gia đình hiện đại rất ít khi trò chuyện cùng con. Phụ huynh có mối quan tâm riêng, trẻ cũng chỉ chú tâm vào chiếc máy điện thoại. Ngày nay, dù nhiều chuyên gia luôn khuyến khích phụ huynh chơi với trẻ nhưng không có ai hướng dẫn chơi như thế nào. Tôi luôn thích làm mọi thứ một cách chuyên nghiệp; do đó, tôi đọc rất nhiều sách để tìm ra những trò chơi hấp dẫn mà mình có thể chơi với con. Ba loại trò chơi mà mẹ con tôi có thể cùng chơi: các loại trò chơi vận động như cầu lông, bơi lội, đá banh; các trò chơi thủ công như gói quà, viết thiệp, thủ công tặng bạn bè, cô giáo; các trò chơi trí não hoặc nghệ thuật như thi đố thơ, đố Toán...
Mục đích của các trò chơi này là tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình, cùng nhau tận hưởng hạnh phúc, tránh để mỗi người sống trong một thế giới riêng. Tôi rất mong trở thành một người mẹ mà Bo có thể tự tin chia sẻ mọi việc trong cuộc sống.
Bốn: Việc nhà. Từ nhỏ, tôi đã bị ám ảnh bởi hình ảnh phụ nữ phải làm mọi chuyện trong gia đình, từ giặt đồ, nấu cơm, con cái, dạy học... Chính vì vậy, ngay từ nhỏ tôi đã quyết tâm phải dạy cho Bo làm việc nhà dù con là con trai. Dạy việc nhà quả không dễ dàng, trẻ rất dễ bỏ cuộc và phụ huynh cũng cảm thấy khó khăn. Tuy nhiên, tôi rất kiên trì với mục tiêu đó. Đến nay, Bo đã biết quét nhà, rửa chén, lau bàn thay phiên với mẹ... Tôi sử dụng các video vui nhộn trên mạng để hướng dẫn con những món đơn giản và thực tiễn như xào rau muống, luộc rau, luộc trứng, chiên trứng. Đôi khi mệt, tôi cũng sẵn lòng xả hơi vài ngày.
Tôi cho rằng những lớp học kỹ năng sống bên ngoài thị trường chỉ mang tính chất vui là chính. Ngoài ra, nó cũng đẻ thêm gánh nặng cho phụ huynh vì phải tốn kinh phí mua dụng cụ và nguyên vật liệu. Ngược lại, nếu phụ huynh có thể biến tất cả các hoạt động trong gia đình như: giặt giũ, lau dọn, nấu nướng thành những môn học kỹ năng sống thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều. Đồng thời, chúng rất thực tế chứ không xa vời, mông lung...
Năm: Cộng đồng. Đối với tôi cộng đồng và thiên nhiên vô cùng quan trọng. Nếu như đọc sách, vui chơi, việc nhà là những công việc mang tính chất củng cố kiến thức của nhà trường, thì tôi cũng mong con sẽ trở thành người hướng ngoại, không vùi đầu trong nhà, trong thế giới riêng. Tôi thường xuyên cho Bo đi song hành trong rất nhiều hoạt động để dạy cậu sự quan trọng của thiên nhiên và cộng đồng như dã ngoại, du lịch, từ thiện. Tôi sử dụng video để dạy Bo về sự thiếu thốn của trẻ em khắp thế giới, sự quan trọng của thiên nhiên; cũng dạy con rằng một con người muốn sống tốt thì phải gắn bó với cộng đồng. Cộng đồng và các hoạt động dã ngoại chính là cách để con hiểu và hướng ra thế giới, thay vì sống một cách cô lập.
Sáu: Phụ đạo kỹ năng yếu. Đó là hoạt động cuối cùng mà tôi thực hiện tại nhà. Trong việc học tại trường, nếu phát hiện Bo yếu một kỹ năng nào đó, tôi sẽ dành thời gian để đào tạo tập trung kỹ năng đó; chẳng hạn: viết chính tả, giải toán đố... Nếu không có kỹ năng nào yếu, tôi sẽ sử dụng thời gian này dạy tiếng Anh cho con. Tôi dạy bằng cách sử dụng các câu chuyện tiếng Anh kinh điển tải từ trên mạng, mỗi ngày đọc cho con một câu chuyện đến khi con nhớ mặt chữ và nghĩa của các từ.
Những quy định khác: Tôi rất nghiêm khắc trong việc quản lý các thiết bị điện tử. Bo không được phép chơi điện thoại, sử dụng máy vi tính. Một tuần, cậu có một ngày gọi là ngày xả hơi. Trong ngày này, hai mẹ con thường đi chơi cùng nhau và làm những việc mà cả hai cùng yêu thích. Tôi đã áp dụng phương pháp đào tạo 2 không: "Không học thêm, không điện tử" và 6 chữ vàng: Sách, bài tập, việc nhà, cộng đồng, vui chơi và cải thiện như này khá lâu rồi, cảm thấy thực sự yêu thích nó. Tôi làm 6 hoạt động này một cách đều đặn trong nhiều năm. Ngoài ra, tôi không cho con học thêm, không theo đuổi bất kỳ phương pháp nào từ bên ngoài. Tôi luôn mong con có một tuổi thơ đúng nghĩa, không bon chen, không cạnh tranh vì điểm số.
Thấy chị gái keo kiệt với cả bố mẹ đẻ, tôi góp ý thì chị giận dỗi hắt hủi luôn em gái Chị gái tôi giàu có lắm nhưng nhìn hộp bánh mà chị đưa về biếu bố mẹ khiến tôi cạn lời. Góp ý thì chị giận dỗi chẳng về quê nữa. Gia đình tôi có hai chị em gái, trong khi vợ chồng tôi là công nhân, cuộc sống tằn tiện khó khăn đủ bề. Còn vợ chồng chị gái lương rất cao,...