“Muốn giải quyết vấn nạn người di cư cần dập tắt nạn buôn người”
Đây là nhận định được ông Trần Việt Thái – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao – đưa ra trong cuộc trao đổi tại chương trình Toàn cảnh thế giới.
Thưa ông Trần Việt Thái, có thể nhận thấy cuộc khủng hoảng di cư hiện nay không còn là vấn đề riêng của bất kỳ một khu vực nào mà đã trở thành một vấn đề của thế giới. Theo ông, nguyên nhân của tình trạng di cư ồ ạt hiện nay là do đâu?
Ông Trần Việt Thái: Vấn đề di cư là một vấn đề tự nhiên diễn ra trên thế giới nhưng nó ảnh hưởng đến chính trị, xã hội, đối ngoại nghiêm trọng như hiện nay thì rất cần xem xét giải quyết. Hiện nay, có 2 luồng di cư từ Trung Đông và Bắc Phi sang châu Âu để thoát khỏi các cuộc khủng hoảng, xung đột, chiến tranh; còn làn sóng di cư từ các nước Nam Á sang Đông Nam Á là để tìm nơi định cư mới. Đây là làn sóng đang tạo ra sức ép rất lớn đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Nguyên nhân thứ hai của cuộc khủng hoảng di cư là vì tình hình nghèo đói. Và một nguyên nhân trực tiếp khác là sự gia tăng đáng kể của tình trạng buôn người bất hợp pháp có tổ chức – một vấn nạn an ninh phi truyền thống mà các nước trong khu vực cũng như toàn thế giới cần xử lý nghiêm túc.
Tình trạng di cư ồ ạt tạo ra sức ép rất lớn đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN. Hiện nay, tình trạng này mới chỉ liên quan trực tiếp tới Myanmar, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Theo ông, liệu ASEAN có đưa ra một giải pháp chung với tất cả các thành viên hay không?
Ông Trần Việt Thái: Ngày 29/5 tới đây, một Hội nghị cấp cao sẽ được tổ chức để bàn giải pháp cho tình trạng khủng hoảng di cư hiện nay với sự tham gia của 29 quốc gia và tổ chức quốc tế. Hiện, hải quân và cảnh sát biển của Malaysia đã được huy động để cứu những người di cư lênh đênh trên biển.
Việc giải quyết vấn đề người di cư không hề đơn giản. Một mặt, nó dễ đạt được đồng thuận ở những điểm như: ngăn chặn tệ nạn buôn người, đối xử nhân đạo với người di cư. Mặt khác, có những vấn đề sẽ phải mất thời gian thỏa hiệp trong Hội nghị cấp cao ngày 29/5 tới như việc phân công trách nhiệm quốc gia nào sẽ tiếp nhận người di cư. Nếu xử lý không khéo có thể dẫn tới kích thích dòng người di cư tiếp tục gia tăng.
Video đang HOT
Vậy khó khăn mà các quốc gia Đông Nam Á gặp phải trong giải quyết vấn nạn người di cư hiện nay là gì, so với các quốc gia châu Âu?
Ông Trần Việt Thái: So với các quốc gia châu Âu, việc giải quyết vấn nạn người di cư của các quốc gia Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Khác biệt lớn nhất là bản thân các nước Đông Nam Á không phải là đích đến cuối cùng của dòng người di cư này vì họ muốn thông qua đây để tới một nước thứ ba. Do vậy, Malaysia, Thái Lan hay quốc gia nào khác thực chất chỉ là một điểm trung chuyển để người di cư tới được một quốc gia phát triển hơn ở châu Âu.
Khác biệt thứ hai và cùng là khó khăn là về nguồn lực tài chính vì các quốc gia Đông Nam Á vẫn là những nước nghèo, những nước đang phát triển. Ngoài ra, hệ thống luật pháp ở các nước Đông Nam Á không được chặt chẽ và phát triển như ở các nước châu Âu. Do vậy, khi tiếp nhận những người tị nạn, nguy cơ dẫn đến tình trạng lạm dụng, đối xử vô nhân đạo là hoàn toàn có thể xảy ra hay có thể để lọt tình trạng buôn người.
Hiện nay, cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, đã lên tiếng sẵn sàng hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này như: hỗ trợ tài chính, giúp tái định cư… Theo ông, sự hỗ trợ này liệu có thể giúp Đông Nam Á giải quyết vấn đề người di cư hay không?
Ông Trần Việt Thái: Thực ra đây là những tín hiệu rất tích cực và đáng quý vì nó thể hiện trách nhiệm của các nước lớn, của các tổ chức quốc tế và của cộng đồng quốc tế trước một vấn đề không phải chỉ riêng của khu vực mà đã trở thành vấn đề của toàn cầu.
Tuy nhiên, đây chỉ là một nhân tố phụ. Muốn giải quyết triệt để tình trạng di cư hiện nay, tôi cho rằng cần có những giải pháp sâu xa hơn mà trước hết là giải quyết tình trạng xung đột sắc tộc, phân biệt đối xử; giải quyết tận gốc nguy cơ chiến tranh, bạo lực để những người di cư không bị sợ hãi khi sống trên mảnh đất quê hương của họ và phải phải liều mình ra đi đến một miền đất hứa.
Thứ hai, cần phát triển kinh tế địa phương, kết hợp với vấn đề xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân. Ngoài ra, tôi cho rằng các quốc gia cần hợp lực giải quyết vấn nạn buôn người – yếu tố khiến cuộc khủng hoảng di cư trở nên trầm trọng như hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Theo_VTV
Đóng cửa tháp Eiffel vì nạn móc túi
Tháp Eiffel, một công trình kiến trúc nổi tiếng của Pháp, đã đóng cửa trong ngày 22.5. Nguyên nhân là do các nhân viên điều hành tháp này đình công để phản đối tình trạng móc túi khách du lịch, theo Reuters.
Cảnh sát tuần tra ở khu vực quanh tháp Eiffel - Ảnh: AFP
Họ từ chối mở cửa lối vào thang máy và cầu thang dẫn lên đỉnh tháp. Tháp Eiffel thường hoạt động từ 9 giờ 30 sáng và đón rất nhiều khách du lịch quốc tế. Những kẻ móc túi phần lớn là dân nhập cư. "Chúng tôi đã bị những kẻ này quấy nhiễu và hăm dọa. Bọn họ lúc nào cũng ở đây và có thể rất nguy hiểm", The Mirror dẫn lời một nhân viên điều hành tháp.
Bọn móc túi đang hoành hành và những người đình công muốn cảnh sát phải tăng cường lực lượng để đảm bảo an ninh, theo Reuters.
Tháp Eiffel về đêm - Ảnh: Reuters
Băng nhóm móc túi này có hơn 30 người và thỉnh thoảng chúng còn đánh nhau. Cảnh sát Pháp đã bắt một vài tên nhưng rất khó xử lý hình sự vì trong người chúng không mang theo giấy tờ.
Trong thông điệp gửi đến khách du lịch, ban quản lý tháp Eiffel cho biết họ rất lấy làm tiếc vì đã để các vị khách bị ảnh hưởng, không thể lên được tháp dù cất công đến tận nơi. Tuy nhiên, tháp đã mở cửa trở lại vào buổi chiều cùng ngày.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Biển Đông: Hoa Kỳ ủng hộ quyết tranh chấp bằng hòa bình Biển Đông: Hoa Kỳ ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông một cách hòa bình, thông qua các kênh ngoại giao, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Antony Blinken và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh Thứ trưởng Thứ nhất Bộ...