Muốn được cấp giấy phép xây dựng, cần các loại giấy tờ này
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng.
Ảnh Internet
Theo đó, giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng quy định tại Nghị định này là giấy tờ thuộc một trong các loại sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, Luật đất đai năm 2003.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.
3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 5.7.1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, Nghị định số 61/CP ngày 05.7.1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.
4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở năm 1991; Luật nhà ở năm 2005; Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 5.11.2001 của Chính phủ về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam; Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15.7.2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng;
Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06.9.2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03.6.2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03.6.2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Điều 31, Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15.5.2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
Video đang HOT
Các giấy chứng nhận khác về quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ.
5. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013; Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15.5.2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 và quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06.1.2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai hoặc giấy xác nhận của UBND cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01.7.2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được UBND cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15.5.2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
8. Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15.5.2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.
9- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
10. Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật.
11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại 1, 2, 3, 4 và 5 nêu trên nhưng đề nghị được cấp giấy phép xây dựng sử dụng vào mục đích khác với mục đích sử dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó.
12. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại 1, 2, 3, 4 và 5 nêu trên nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 25.6.2017. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đã được nộp trước ngày 25.6.2017 nhưng chưa được cấp giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư cập nhật giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại Nghị định này để được cấp giấy phép xây dựng.
Theo Danviet
Không cấm dùng điện thoại quay clip khi bị xử phạt giao thông
"Nếu nhà sản xuất điện thoại công bố có chức năng ghi âm, ghi hình thì chúng ta dùng bình thường, không thể coi đó là thiết bị ngụy trang" - ông Lê Đại Hải- Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế lý giải.
Ông Lê Đại Hải - Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế.
Tại buổi họp báo quý I của Bộ Tư pháp, báo chí đặt câu hỏi: Dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng ghi âm, ghi hình, định vị, do Bộ Công an soạn thảo (viết tắt là dự thảo nghị định) có quy định: Chỉ có cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mới được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng ghi âm, ghi hình, định vị.
"Việc quy định thế này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động điều tra của báo chí, ảnh hưởng đến việc thu thập chứng cứ đấu tranh chống tiêu cực, xin Bộ Tư pháp nêu quan điểm?", báo giới nêu vấn đề.
Ông Lê Đại Hải cho biết, chiều qua (25.4), Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội đồng thẩm định dự thảo nghị định.
"Tại cuộc họp, nhiều thành viên hội đồng cũng đặt ra vấn đề này. Quan điểm của chúng tôi là dự thảo nghị định quy định điều kiện đầu tư kinh doanh mặt hàng này thì chỉ nên quy định những tổ chức, cá nhân nào đáp ứng điều kiện gì sẽ được kinh doanh chứ không điều chỉnh việc ai được sử dụng thiết bị này" - ông Hải nói.
Vẫn theo ông Lê Đại Hải, trong dự thảo nghị định có một vài điều khoản, chẳng hạn, điều nói về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng này chỉ được bán hàng cho những chủ thể được pháp luật cho phép.
"Chúng tôi có quan điểm, trong luật khác đã quy định đầy đủ việc ai được làm việc gì. Hiến pháp quy định về nguyên tắc, mọi tổ chức, cá nhân được làm những gì luật không cấm, muốn cấm phải quy định bằng luật. Trong dự thảo nghị định này, thẩm quyền của Chính phủ cũng không thể quy định cấm anh A, anh B được sử dụng thiết bị C, thiết bị D, đó là về mặt nguyên lý" - ông Hải cho hay.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, hiện nay nhà báo hoạt động theo Luật Báo chí.
"Nếu Luật Báo chí cho phép các anh được quyền sử dụng thì các anh sử dụng. Trong Luật bảo vệ an ninh quốc gia hay trong Luật tổ tụng hình sự quy định cơ quan tiến hành tố tụng được sử dụng thiết bị a, b, c thì họ được làm. Hay Bộ Luật Dân sự có quy định bí mật đời tư được bảo vệ thế nào, nếu anh nào sử dụng thiết bị không được phép, xâm phạm đời tư của cá nhân thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" - ông Hải dẫn giải.
Theo ông Hải, vấn đề ở đây có cách hiểu khác nhau. Ông cho biết qua theo dõi trên báo chí, nh1iều người lo lắng dự thảo nghị định này nếu được thông qua sẽ ảnh hưởng tới những người bí mật thu chứng cứ đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhà báo bị ảnh hưởng đến tác nghiệp điều tra...
"Ví dụ trong xử phạt vi phạm giao thông, người dân lo ngại dùng điện thoại quay phim chụp hình thì nay bị cấm. Tôi khẳng định là không phải như vậy. Mấu chốt vấn đề, thế nào là thiết bị được ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị? Nếu nhà sản xuất công bố điện thoại đó có chức năng ghi âm, ghi hình thì chúng ta dùng bình thường, không thể gọi đó là thiết bị ngụy trang được.
Chỉ những thiết bị núp dưới hình hài những vật dụng khác để giấu đi công dụng ghi âm, ghi hình thì mới coi là thiết bị ngụy trang. Ví dụ chúng ta vào nhà tắm, người ta sử dụng thiết bị ghi hình núp dưới dạng móc quần áo để ghi hình ảnh riêng tư, xâm phạm đời tư của ta. Đó chính là đối tượng điều chỉnh của dự thảo nghị định này" - ông Lê Đại Hải nhấn mạnh.
Theo Danviet
Đừng tước "vũ khí" của nhà báo trong tác nghiệp điều tra "Khi điều tra những vụ việc tiêu cực, phức tạp, nhà báo ngoài khả năng "diễn xuất" họ chỉ có thêm những thiết bị ngụy trang để ghi âm, ghi hình để lấy chứng cứ. Nếu quy định nhà báo không được sử dụng thì vô hình chung tước đi "vũ khí" của nhà báo khi tác nghiệp điều tra", ông Mai Đức...