Muốn điều tra nông dân phải ra tận… đồng
Ông Nguyễn Bích Lâm,Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm 2016 có quy mô lớn, liên quan đến 17 triệu điểm điều tra với khoảng 180.000 điều tra viên, tổ trưởng giám sát viên.
Dự kiến, cuối năm 2016 sẽ có thông báo nhanh về kết quả điều tra và kết quả chi tiết sẽ có đầy đủ từng lĩnh vực vào cuối năm 2017.
Tới đầu thôn Liễn Thượng xã Đại Xuân huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đã nhận thấy khắp các con ngõ đều có băng rôn, khẩu hiệu và loa phát thanh của thôn cũng ưu tiên nội dung tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản.
Gia đình ông Nguyễn Văn Đạo có 4 khẩu, dù chỉ gắn bó quanh năm với đồng ruộng nhưng lại hiểu rất rõ mục đích của cuộc tổng điều tra. “Tôi nghĩ chẳng có gì phải dấu cả nên tôi sẵn sàng trả lời tất cả những câu hỏi của các điều tra viên. Việc cung cấp đầy đủ thông tin cho cuộc tổng điều tra này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý của nhà nước có thể nhìn thấy được bức tranh đầy đủ nhất về cuộc sống của nông dân như chúng tôi. Từ đó, Nhà nước sẽ có những chính sách đầu tư cho khu vực nông thôn đúng và trúng với nguyện vọng của người dân chúng tôi hơn”, ông Đạo nói.
Các điều tra viên phỏng vấn
Bà Vũ Thị Thuận là hàng xóm của ông Đạo cũng chia sẻ, “Chúng tôi là nông dân, nhà nào có điều kiện thì cũng chỉ có các loại máy móc sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp…và từ sản xuất thì mua sắm được vật dụng sinh hoạt trong gia đình như ti vi, tủ lạnh, xe máy…tài sản chỉ đủ sinh hoạt cho cuộc sống cũng chẳng có gì nhiều mà phải che giấu đối với các cán bộ điều tra”, bà Thuận nói.
Video đang HOT
Dù nhiều người dân đã nắm được thông tin của cuộc tổng điều tra nhưng ông Trịnh Khắc Thiêm – Điều tra viên xã Đại Xuân cho rằng, công tác phỏng vấn, thu thập thông tin còn gặp nhiều khó khăn. Người dân lại đang vào thời điểm mùa vụ sản xuất nông nghiệp nên các điều tra viên như ông nhiều khi phải tranh thủ ra ngoài đồng hoặc thậm chí tối đêm rồi vẫn còn phải tranh thủ vào nhà để phỏng vấn.
TS. Nguyễn Bích Lâm cho biết, trong những năm qua, dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp vẫn là “cứu cánh” của nền kinh tế. Hiện tại, GDP của nông nghiệp trung bình vẫn chiếm 15% so với các lĩnh vực khác. “Do đó, việc điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản có ý nghĩa rất quan trọng làm căn cứ cho việc tính toán và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội”, ông Lâm cho biết.
Cũng theo ông Lâm, đây là lần thứ 5 Tổng cục Thống kê thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản. Mục đích chính là thu thập thông tin cơ bản về nông nghiệp, phục vụ cho việc đánh giá biến đổi của nông thôn, nông nghiệp; đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn, nông nghiệp phục vụ cho nghiên cứu chuyên sâu để triển khai điều tra các lĩnh vực khác hàng năm…
Theo Tổng cục Thống kê, bên cạnh việc kế thừa kết quả điều tra lần trước, lần này nội dung của điểu tra cũng được mở rộng. Ngoài việc điều tra toàn bộ các hộ có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản sẽ mở rộng thêm điều tra các hoạt động sản xuất của ngành quốc phòng; bổ sung thông tin đánh giá kết quả tái cơ cấu của ngành nông nghiệp; đặc biệt là thiết kế chiến lược cho nông lâm, thủy sản…
Theo Danviet
'Chọn bạn, chọn phường để hội nhập'
Khác với năm ngoái, cơ hội và thách thức của năm 2016 trong nhãn quan của DN đã được phác thảo rõ nét hơn rất nhiều.
Những tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ như thế nào và hành động của DN là gì? Báo Hải quan có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP May Hưng Yên, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Hưng Yên để làm rõ hơn vấn đề này.
Ông đánh giá như thế nào về sức khỏe của DN trong năm 2016?
Tôi cho rằng nhìn chung tình hình hoạt động của DN năm nay khá lạc quan nhưng cũng có những lo lắng. Ví dụ một số ngành XK như thủy sản, dệt may, nông nghiệp sẽ gặp khó nếu Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo định hướng đồng tiền mạnh.
Trong nông nghiệp, người nông dân còn bám đất quá nhiều. Chúng ta XK 3 tỷ USD gạo thôi nhưng lại NK trên 3 tỷ USD đậu tương, ngô để làm thức ăn chăn nuôi. Vấn đề này đáng rất lo. Nếu không có giải pháp cho vấn đề này, DN sẽ chỉ NK, vừa rẻ hơn, vừa kiếm lời hơn, trong khi chúng ta thừa lao động sản xuất. Có lẽ DN cần chia sẻ khó khăn với Nhà nước nhưng Nhà nước càng phải có chính sách động viên người lao động, cải thiện vấn đề này. Đây là tài nguyên vô giá mà chúng ta cần khai thác.
2016 là năm nước rút để chuẩn bị cho một loạt FTA sắp có hiệu lực. Ông cho rằng DN cần những gì để đón các FTA này?
Phải khẳng định rằng những FTA sắp có hiệu lực sẽ mở ra những cánh cửa mới cho DN. DN kỳ vọng rất nhiều nhưng kỳ vọng lớn nhất của DN là cơ chế chính sách cần thay đổi. Ví dụ như chính sách về thuế, phí cần chia sẻ với DN hơn, có chính sách nuôi dưỡng nguồn thu. Hiện giờ DN còn rất nhỏ, đang ở cái tuổi 17, 18, tuổi vừa ăn vừa làm, nên cần nuôi dưỡng để đến năm 30 tuổi, đủ tuổi phát triển, DN sẽ cống hiến lại cho đất nước, lúc đó mới tính thu. Tất nhiên chúng ta cũng hiểu sức ép của Nhà nước khá lớn, nhưng DN vẫn mong muốn cơ chế chính sách kinh tế phải có sự thay đổi, linh hoạt, mang yếu tố thị trường nhiều hơn.
Vậy hành động của DN là gì, thưa ông?
DN cần chia sẻ với Nhà nước, trong điều kiện bội chi ngân sách, DN muốn Nhà nước đầu tư cho dăm tỷ là không thể thì DN phải tận dụng dòng vốn nước ngoài, đầu tư liên kết, tiêu thụ, nâng cao thu nhập, đóng góp cho ngân sách. DN sinh ra mà không đóng góp gì cho ngân sách cũng không hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi vừa là DN đầu tàu của ngành May, vừa là hiệp hội sẽ tư vấn cho các DN đầu tư làm giàu cho đất nước, sẵn sàng mua lại DN khác, vươn ra châu lục, là DN quốc tế. Đây là con đường mà DN cần hướng tới.
Quan điểm của ông là trước mắt hãy làm tốt thị trường trong nước rồi mới vươn ra thị trường quốc tế?
Không. Quan điểm của tôi thế này: Thị trường nội địa ta nhỏ nhoi. Hơn 90 triệu dân, thu nhập của người dân mới gần 2.000 USD một năm. 2.000 USD nhân với 90 triệu dân mới có 200 tỷ USD, nếu tiêu dùng cỡ khoảng 30% là khoảng 60 tỷ USD, một con số không lớn nên nếu tất cả hướng vào thị trường nội địa chỉ có bó chân nhau mà chết. Thử tưởng tượng cả một dẫy phố chỗ nào cũng May 10, Việt Tiến thì có phải tự giết nhau không? Do đó, phải tổ chức lại phân phối tiêu dùng trong nước, xây dựng nhiều Metro, Big C... Nhà nước phải hướng tới việc đó chứ tất cả các nơi đều bán lẻ thì không ổn. Ví như tôi làm ra cái áo có giá thành 200 nghìn đồng thôi nhưng đến khâu phân phối bán lẻ đã lên đến 1,5 triệu đồng, tức là gấp 7,5 lần giá thành, vậy bán một cái là đủ sống rồi thì làm sao người ta không làm? Do đó, vấn đề tới đây cần phải làm là điều chỉnh các khâu lưu thông, phân phối bởi đây là vấn đề rất cần cho kinh tế thị trường phát triển theo hướng hiện đại.
Vậy "buôn có bạn, bán có phường" có còn đúng nữa không và cần xác định lại quan điểm này như thế nào, thưa ông?
Vẫn cần chứ, hoàn toàn cần phải "buôn có bạn, bán có phường", nhưng giờ bạn phải chọn bạn, chọn phường. Đó là những con người chấp nhận cuộc chơi, cùng vào đây đấu tranh và cạnh tranh mở rộng thị trường, vươn ra thế giới, để doanh thu năm sau cao hơn năm trước chứ không phải tôi ký hợp đồng một áo khoác giá 1 đồng nhưng ông khác lại hạ giá còn 60 xu là thiệt hại kinh tế cho đất nước, không thể để tồn tại được. Hoặc "phường" tôi trả lương người lao động 6 triệu, ở "phường" khác trả 2 triệu, như vậy là mất nhân văn. Hội phường phải trung thành vì dân, vì nước, nếu vì cá nhân thì không thể tồn tại.
Ông có lời nhắn nhủ gì với DN tại thời điểm này?
Với tư cách một trong những DN thuộc top đầu của ngành Dệt may, tôi muốn nói với các DN một kinh nghiệm là, hãy làm tốt trong khâu mình đang làm tốt. Bên cạnh đó là nâng khả năng cạnh tranh và năng suất lao động lên, chăm chút nguồn lao động và quan tâm tới khách hàng. Còn về lâu dài, các DN, hiệp hội cần liên kết với nhau để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Xin cảm ơn ông!
Theo Bao Hai quan
Đi tìm nguồn gốc "Quái ngư" ở Hồ Tây TS Kim Văn Vạn, Phó trưởng khoa Thủy sản, HV Nông nghiệp VN cho biết, "Quái ngư" mà cần thủ câu được ở Hồ Tây có tên là cá Tai tượng hay còn được gọi là cá Thần tài, loài cá này chung họ với cá Rô phi Những ngày gần đây dư luận quan tâm đến việc một cần thủ câu được...