Muốn đạt thỏa thuận, Mỹ và Hàn Quốc ‘nới’ vòng đàm phán về chia sẻ chi phí quân sự
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 19/3 cho biết, Hàn Quốc và Mỹ đã quyết định kéo dài thêm một ngày vòng đàm phán về thỏa thuận chia sẻ chi phí quân sự liên quan tới sự hiện diện của Lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc (USFK) diễn ra tại Los Angeles.
Trưởng đoàn đàm phán của Hàn Quốc Jeong Eun-bo và người đồng cấp Mỹ James DeHart tại vòng đàm phán thứ 7 tại Los Angeles ngày 17/3. (Nguồn: Yonhap)
Quyết định được đưa ra sau khi kết thúc ngày thảo luận thứ hai – ngày cuối cùng trong lịch trình đàm phán được công bố trước đây của hai nước, cho thấy cả hai bên “mong muốn” đạt được một thỏa thuận sớm trong việc chia sẻ chi phí cho việc duy trì 28.500 binh sy Mỹ đồn trú tại quốc gia Đông Bắc Á này.
Vòng đàm phán thứ 7 này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh khoảng 9.000 nhân viên Hàn Quốc làm việc trong USFK phải đứng trước nguy cơ nghỉ việc không lương, bắt đầu từ ngày 1/4, nếu hai nước không đạt được Hiệp định đặc biệt về chia sẻ chi phí quân sự Hàn-Mỹ (SMA) mới.
Hiện vẫn chưa rõ liệu việc phải kéo dài thời gian đàm phán giữa hai bên là tốt hay xấu do các quan chức của phía Hàn Quốc không thông tin sâu về diễn biến chi tiết trong hai ngày đàm phán 17-18/3.
Tại các cuộc đàm phán, trưởng đoàn đàm phán của Hàn Quốc Jeong Eun-bo và người đồng cấp Mỹ James DeHart đã tiết lộ những điểm bất đồng giữa hai bên về việc Hàn Quốc phải trả bao nhiêu cho việc duy trì USFK theo thỏa thuận SMA.
Video đang HOT
Trước các cuộc đàm phán, nhóm đàm phán của Hàn Quốc đã hy vọng hai bên sẽ có các cuộc đàm phán riêng để sắp xếp giải quyết vấn đề tiền lương của các nhân viên nước này làm việc tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Hàn Quốc trong trường hợp hai bên không đạt được một SMA toàn diện.
Kể từ năm 1991, Seoul bắt đầu chia sẻ chi phí duy trì sự hiện diện của USFK tại Hàn Quốc theo SMA, bao gồm các chi phí thuê người Hàn Quốc làm việc cho USFK, xây dựng các cơ sở quân sự và hỗ trợ hậu cần. Theo thỏa thuận này, năm 2019, Hàn Quốc đóng góp 870 triệu USD, tăng 8,2% so với năm trước đó.
Từ tháng 9 năm ngoái đến nay, Seoul và Washington đã tiến hành tổng cộng 6 vòng đàm phán. Vòng đàm phán gần đây nhất diễn ra tại Washington hồi tháng 1 vừa qua không hóa giải được những bất đồng trong một số điểm then chốt, như mức đóng góp tài chính của Seoul và việc gia hạn SMA, đã hết hạn cuối năm ngoái.
Vào tháng 11/2019/2019, Mỹ đã yêu cầu Hàn Quốc tăng gấp 5 lần mức chi trả “phí bảo vệ” cho Mỹ lên 4,7 tỳ USD. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc chỉ chấp nhận mức tăng khoảng 10% trong năm nay.
Hồng Phúc ( TG&VN )
Hơn 30 rocket Katyusha dội xuống căn cứ quân Mỹ đồn trú ở Iraq
Khoảng 33 quả rocket Katyusha đã dội xuống căn cứ Taji, ngoại ô thủ đô Baghdad của Iraq, nơi được dùng làm cứ điểm đồn trú cho quân nhân Mỹ và các lực lượng đồng minh.
Vụ nã rocket diễn ra vào ngày 14/3, gây thiệt hại cho một đơn vị phòng không của quân đội Iraq, hoạt động gần một cơ sở của liên quân do Mỹ dẫn đầu tại nước này, theo Reuters.
Ít nhất 33 quả rocket Katyusha dội vào căn cứ Taji, khiến một số binh sĩ phía Iraq thương trong "vụ tấn công táo tợn", theo thông báo của Ủy ban Các chiến dịch Phối hợp tại Iraq.
Phát ngôn viên của cơ quan này ban đầu xác nhận ít nhất 2 quân nhân Iraq trọng thương sau vụ pháo kích. Các lực lượng an ninh chính phủ sau đó đã tìm thấy 7 bệ phóng rocket, được sử dụng cho vụ tấn công.
Quân đội Iraq cũng vô hiệu hóa được 24 quả rorcket khác, hãng thông tấn INA cho biết.
Quân đội Iraq phát hiện các bệ phóng rocket dùng để tấn công căn cứ Taji. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, người phát ngôn liên quân Mỹ nói có ít nhất 25 rocket được phóng đến căn cứ Taji. Người này cho biết quân đội Mỹ đang đánh giá và điều tra vụ việc. Đến nay chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm cuộc tấn công bất ngờ.
Trước đó 3 ngày, căn cứ Taji cũng là mục tiêu của một đợt tấn công khác với 18 tên lửa Katyusha. Vụ việc khiến 2 công dân Mỹ và 1 công dân Anh thiệt mạng. Quân đội Mỹ trả đũa một ngày sau với chiến dịch không kích các căn cứ của nhóm vũ trang thân Iran, Kataib Hezbollah. Nhóm này ủng hộ vụ nã rocket ngày 11/3 nhưng cũng không nhận trách nhiệm.
Quân đội Iraq cho biết các vụ không kích của Mỹ đã khiến 3 quân nhân, 2 cảnh sát và 1 nhân viên dân sự của nước này thiệt mạng.
Chính phủ Iraq đã kêu gọi Mỹ và đối tác liên quân chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) không tự ý trả đũa vụ pháo kích ngày 14/3, tránh leo thang xung đột với các nhóm vũ trang tại nước này.
Theo news.zing.vn
Iraq triệu tập Đại sứ Mỹ và Anh sau cuộc không kích làm 6 người thiệt mạng Bộ Ngoại giao Iraq đã triệu tập cả Đại sứ Mỹ và Đại sứ Vương quốc Anh tại nước này sau các cuộc không kích trong đêm do lực lượng Mỹ và Anh tiến hành khiến 6 người thiệt mạng và 12 người khác bị thương. Các binh sĩ Iraq phong tỏa hiện trường khu vực bị Mỹ không kích Theo một tuyên...