Muốn cứu người khi bị đuối nước, phải thuộc lòng 6 kĩ năng để hiệu quả mà không nguy hiểm cho cả bản thân mình
Cứ vào mùa hè hàng năm, chúng ta lại phải đau lòng chứng kiến những cái chết thương tâm do đuối nước của không ít nạn nhân, trong đó có cả trẻ nhỏ.
Trên các phương tiện truyền thông vẫn thường đưa tin về những vụ việc trẻ bị đuối nước ở bể bơi hay ngoài sông, hồ… kèm theo đó là những khuyến cáo phòng ngừa tai nạn thương tích này cho con. Thế nhưng, cứ vào mùa hè hàng năm, chúng ta lại phải đau lòng chứng kiến những cái chết thương tâm do đuối nước của không ít nạn nhân, trong đó có cả trẻ nhỏ.
Năm nay, mới vào hè chưa được bao lâu mà các ca tử vong do đuối nước ở trẻ em đã được báo cáo. Gần đây nhất là chiều 23-5, lãnh đạo Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, xác nhận tại khu vực hồ Phú Ninh (thuộc địa phận huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) xảy ra vụ đuối nước khiến 2 học sinh tử vong. Theo thông tin ban đầu, chiều cùng ngày, 4 em học sinh lớp 12 Trường THPT Cao Bá Quát (huyện Núi Thành) rủ nhau lên hồ Phú Ninh câu cá và tắm. Trong lúc tắm, 2 học sinh bị đuối nước tử vong.
Trước đó, ngày 19/5, tại Hà Nội, 2 nữ sinh lớp 10 rủ nhau đi tắm sông Đà và bị đuối nước thương tâm. Được biết, 2 nữ sinh tử vong là Đoàn Thị Ng. lớp 10A3 và Nguyên Thị L. lớp 10A2. Sau khi học xong, 2 nữ sinh trên ra sông Đà đoạn thuộc thôn Đan Thê, huyện Ba Vì để tắm. Sau đó ít phút, do trượt chân, 2 nữ sinh chới với giữa dòng nước. Người dân xung quanh ngay lập tức tìm kiếm phương án cứu nạn. Do không ai biết bơi nên họ bất lực chứng kiến 2 nữ sinh dần chìm giữa dòng nước.
Theo một cán bộ địa phương cho hay, thời điểm xảy ra vụ việc 2 nữ sinh không có áo phao, không biết bơi nên khi gặp vùng nước sâu thì cả 2 đều không kịp phản ứng.
Vấn đề đuối nước ở trẻ em năm nào cũng được nhắc đến nhưng vẫn chưa được cải thiện. Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ… mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trường… Đối tượng bị đuối nước không phải chỉ có trẻ con mà có thể bao gồm cả người lớn, những người không biết bơi hoặc không may gặp trở ngại khi ở dưới nước dẫn đến không thể tự giải cứu được mình. Vì thế các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mọi người cần có hiểu biết cách phòng và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước. Đây là những điều vô cùng rất cần thiết vì nó không những giúp ích cho cá nhân mà đôi khi còn cứu giúp được cả những người khác đang có nguy cơ bị đuối nước.
Để phòng ngừa tai nạn đuối nước mọi người cần lưu ý đến những việc sau đây:
Video đang HOT
Đối với trẻ lớn và người lớn:
- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.
Đối với trẻ nhỏ:
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.
- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).
Bé 3 tuổi suýt mất mạng vì uống nhầm chai "độc dược"
Đối với trẻ em, có vô vàn những thứ trở thành "kẻ thù" có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Đáng nói hơn cả, chính những thứ rất đơn giản, quen thuộc trong cuộc sống cũng có thể trở thành thủ phạm nếu như cha mẹ bất cẩn.
Vào mùa hè, khu nhà của cô Đinh (Thâm Quyến, Trung Quốc) có rất nhiều muỗi. Chính vì vậy cô quyết định đi siêu thị và mua 1 chai thuốc đuổi muỗi. Đây là loại chất lỏng đựng trong chai nhỏ, có màu sắc khá bắt mắt.
Sau khi từ siêu thị trở về, cô đi thẳng vào bếp và để đồ vừa mua trong phòng khách. Cô đã không lường trước được rằng con trai 3 tuổi của cô đã lục túi đồ. Và chỉ vài phút sau đó, cậu bé đã uống luôn chai thuốc đuổi muỗi. Bi kịch đã xảy ra.
Đứa bé ngã lăn ra nền nhà, miệng trào bọt. Nghe thấy tiếng con ngã vật ra đất, người mẹ chạy tới và tái mặt khi nhìn thấy cảnh tượng con sùi bọt mép. Rất nhanh chóng, cô đã gọi cho cấp cứu. Thật may mắn là sau 4h, đứa trẻ đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần, qua cơn nguy kịch.
Nhiều tai nạn đau lòng xảy ra do sự bất cẩn của người lớn dẫn đến việc trẻ cho những dị vật, đồ uống có hại vào miệng
Rõ ràng, sự an toàn của trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào sự cẩn trọng của bố mẹ và người lớn trong gia đình. Dưới đây là những loại mà bố mẹ dù bận đến mấy cũng phải đặc biệt lưu ý, để xa tầm tay trẻ em để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra:
Thuốc trừ sâu
Đây là loại thuốc kịch độc đầu tiên mà bố mẹ phải tuyệt đối nhớ, để xa tầm với của trẻ. Như chúng ta đã biết, thuốc trừ sâu rất nguy hiểm. Nếu ta phun thuốc trừ sâu trong nhà, người lớn thậm chí cũng không thể sống trong nhà vài ngày. Do đó, nếu như uống phải thuốc trừ sâu thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nhưng trẻ em thì không biết điều này, chúng thường bị hấp dẫn và coi nó như một thứ đồ chơi. Một số trẻ còn nghĩ đó là đồ uống được và hồn nhiên làm như thế.
Do đó, bố mẹ phải nói với con rằng đây là thứ không được phép chơi, sẽ vô cùng nguy hiểm để trẻ nhận thức được phần nào. Sau đó, nhất định phải cất thật cao, xa tầm tay với của trẻ.
Những loại hóa chất có độc phải được để thật xa tầm tay của trẻ nếu không muốn có những hậu quả khôn lường xảy tới với trẻ
Thuốc diệt muỗi
Loại thứ hai là thuốc chống muỗi. Trẻ nhỏ chưa biết chữ, chúng dễ nhầm nó là đồ uống. Nếu trẻ không may uống thuốc chống muỗi dĩ nhiên sẽ phải đi cấp cứu nhưng không phải đứa trẻ nào cũng may mắn được cứu thoát nếu như phát hiện quá muộn.
Thứ ba là rượu
Thoạt nghe thì rượu không phải là thứ kịch độc như những loại hóa chất trên thế nhưng vì não của trẻ nhỏ chưa phát triển tốt, rượu có khả năng gây tổn thương não cho trẻ nếu trẻ uống phải quá nhiều.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể tránh cho trẻ em chạm vào những thứ kể trên?
Trước hết, những gì cha mẹ nên làm để nói với con của họ một cách thẳng thắn, những thứ này không được chạm vào, vì chạm vào chúng sẽ có những hậu quả rất nghiêm trọng, chúng cần bố mẹ chỉ dẫn mới có thể ghi nhận được những điều đó.
Bố mẹ phải theo dõi con sát sao, không để những thứ nguy hiểm trong tầm với của trẻ
Sau đó, bố mẹ cần đặt những vật dụng nguy hiểm này ở nơi trẻ em không thể lấy được, chẳng hạn như một tủ trên cao, cao hơn nhiều so với chiều cao của trẻ em, để trẻ không thể tự ý lấy được.
Cuối cùng, cha mẹ phải luôn sát sao, theo dõi con trong tầm mắt để không có sai sót nào xảy ra.
Virus SARS-CoV-2 có thể sống trong nước và lây nhiễm qua nước không? Virus SARS-CoV-2 có thể sống trong nước bao lâu và liệu có khả năng lây nhiễm cho con người trong môi trường này hay không? Dường như virus SARS-CoV-2 có thể sống trong nước một vài ngày, và thậm chí một vài tuần. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lượng virus này đủ lớn để khiến chúng ta mắc bệnh. Liệu...