“Mượn” con trai để trả đũa mẹ chồng khó tính
Phải để cho mẹ chồng cô biết cô không phải là người dễ bắt nạt, để sau này nếu có về sống cùng nhau, cô cũng không phải lép vế…
Chỉ vì cô là cô ca sĩ trong một ban nhạc chuyên phục vụ đám cưới mà bà Tuyết – mẹ Thành (người yêu cô lúc đó, nay đã là chồng) nhất quyết phản đối. Bà cho rằng nghề nghiệp của cô không đứng đắn, suốt ngày ăn mặc hở hang, nói chuyện, cười đùa lả lơi với đàn ông, con trai. Dù Thành và Vân có giải thích về nghề nghiệp của cô đứng đắn, trong sáng thế nào thì bà Tuyết cũng không tin.
Bà luôn đinh ninh, Vân đã bỏ mùa mê, thuốc lú mới khiến con trai bà – một kỹ sư công nghệ thông tin vốn ngoan ngoãn, hiền lành giờ dám cả gan tuyên chiến với gia đình. Không chỉ dùng nhiều lời lẽ xúc phạm, bà Tuyết còn lấy cái chết để ép Thành phải chia tay cô.
Thuyết phục gia đình Thành không được, Vân nghe lời anh nghỉ đi hát, lên Hà Nội làm công nhân, vừa gần anh, vừa có thời gian làm thay đổi suy nghĩ của mẹ. Thế nhưng, hơn một năm cô chuyển nghề, bà Tuyết vẫn không chấp nhận. Mỗi lần về quê cùng Thành là mỗi lần Vân phải ra đi cùng nước mắt.
Mãi đến khi Vân có bầu, Thành tuyên bố nếu bà không chấp nhận cho anh lấy Vân thì suốt đời anh sẽ không lấy vợ, bà sẽ mất con, mất cháu, bà Tuyết mới chịu nhượng bộ.
Giờ đây, dù đã là người một gia đình nhưng Vân vẫn không thể nào quên những hành động, lời nói xúc phạm của mẹ chồng đối với mình trước đây. Luôn ghi hận trong lòng nên khi Vân sinh con, mẹ chồng lên chăm cháu cô đã tìm mọi lý do để “hành” mẹ chồng…
Video đang HOT
Bà luôn đinh ninh, Vân đã bỏ mùa mê, thuốc lú mới khiến con trai bà.
Cứ hễ có ai đến thăm đẻ, dù có mặt mẹ chồng ở đó hay không, Vân cũng kể cho người ta nghe tình sử của mình, về sự đáng thương của đứa con, suýt nữa thì sinh ra mà không được đằng nội công nhận… Từ đó, mọi người luôn nhìn bà Tuyết với cái nhìn không thiện cảm.
Vân còn thường xuyên “mượn” con để mắng mẹ chồng như: Con khóc thì Vân bảo: Còn nhỏ mà đã to tiếng thế hả con, lớn lên đừng giống bà nội nhé, nói nhiều câu, làm nhiều việc không suy nghĩ; bà bế cháu mà cháu khóc thì Vân lại la lên: Không phải mẹ ghét con nên cố tình trút giận lên người con bé đó chứ…
Vốn biết mình sai, đang muốn bù đắp cho con dâu, cho cháu, nhưng những hành động của Vân lại càng khiến bà Tuyết khó chịu. Vậy là xung đột mẹ chồng, nàng dâu thường xuyên xảy ra. Khổ thân bà Tuyết, vốn có tiếng ác trước đây nên giờ bà muốn tâm sự với người xung quanh đều không được, bởi họ đều thấy thương Vân.
Nói chuyện với Thành, thì anh lại cho rằng: Mẹ vốn ác cảm với vợ con nên thế. Giờ đã là người một nhà rồi, mẹ hãy coi cô ấy như con đi, đừng gì cũng xét nét như thế…
Bà Tuyết vô cùng ấm ức mà không biết nói với ai, muốn về quê quách cho rồi thì vợ chồng Vân lại cho rằng: Mẹ vẫn ghét bọn con, cháu sinh ra trái ý mẹ nên mẹ không muốn chăm cháu. Không lẽ mẹ bắt bọn con phải thuê ô sin về trông con à, con bé còn nhỏ, thuê người giúp việc yên tâm sao được…
Thấy mọi người đều quay lưng lại với mẹ chồng, Vân vui lắm. Cô nghĩ, mẹ chồng từng hành hạ, chửi bới cô hơn 2 năm trời, giờ đây bà lên chăm cháu mấy tháng, ngu gì mà cô không “trả đũa”. Phải cho bà biết cô không phải là người dễ bắt nạt, để sau này nếu có về sống cùng nhau, cô cũng không phải lép vế…
Theo Meyeucon
Căm phẫn khi bố vừa mất, mẹ đã dẫn tình nhân về nhà
Mẹ nói sẽ thuê phòng trọ cho chúng tôi nếu chúng tôi không chấp nhận người đàn ông đó. Có lẽ, với chị em tôi sẽ là giải thoát, nhưng với vong hồn bố tôi đó là sự xúc phạm thô bạo. Họ ngang nhiên tình tự, ngả nghiêng ngay trong nhà của bố, ngang nhiên sống cùng nhau khi bố tôi cỏ chưa xanh mộ.
Tôi năm nay 20 tuổi hiện là sinh viên của một trường đại học trên địa bàn tỉnh, tôi có 1 em trai 15 tuổi. Bố tôi là người đàn ông hiền lành, tốt bụng, chí thú làm ăn và với chị em tôi, bố là người đàn ông vĩ đại nhất nhưng đôi khi bố lại nhu nhược, mềm yếu vì quá yêu mẹ. Còn mẹ như mọi người nói là một người phụ nữ đa tình, lẳng lơ, chẳng xem bố tôi ra gì. Tuổi thơ của chúng tôi lớn lên bên cạnh những câu chửi chồng của mẹ. Nào là anh là kẻ bất tài vô dụng; kẻ ăn bám vợ con; kẻ ngu đần vô học... mẹ dùng những từ ngữ thô tục, bất lịch sự và xúc phạm nhất để nói với bố, cho dù mẹ chỉ là nhân viên hành chính của một cơ quan nhà nươc. Còn bố có 1 cửa hàng kinh doanh sơn tương đối lớn, kinh tế trong gia đình một tay ông lo hết. Tôi vẫn còn nhớ, đã quá 3 lần mẹ có nhân tình bên ngoài bị bố phát hiện. Tức giận, đau khổ nhưng khi mẹ quỳ xuống xin lỗi thì bố lại bỏ qua. Bố nói để gia đình yên ấm, chị em tôi có đủ cả bố lẫn mẹ, đỡ bị bạn bè chê cười. Bố chấp nhận tất cả những gì thiệt thòi nhất mà những người đàn ông khác không thể chịu đựng để chị em tôi hạnh phúc, gia đình yên ấm. Chỉ có chừng đó thôi bố trở nên vĩ đại trong mắt chúng tôi cho dù người đời nói bố là thằng đàn ông hèn, nhu nhược.
Lớn lên, khi biết suy nghĩ, tôi vẫn thấy mẹ chẳng quan tâm đến gia đình chồng con, chỉ lo công việc và bạn bè. Chị em tôi chẳng mấy khi nói chuyện với mẹ; tất cả tâm tư tình cảm đều thổ lộ với bố. Bố trở thành người bạn lớn thân thiết của chúng tôi. Nhiều lần tôi phản ứng với mẹ vì những lời nói xúc phạm bố thì bố gạt đi nói "chuyện người lớn con không hiểu được đâu". Tôi đành im lặng nhưng tôi hiểu thái độ của mẹ là coi thường, kinh thị bố. Tôi ghét mẹ vì điều đó, còn em trai tôi nói, "sau này sẽ không lấy người phụ nữ như mẹ làm vợ".
Tai họa ập xuống gia đình tôi, bố bị tai nạn qua đời khi đi đưa hàng cho khách. Chị em tôi đau khổ vô cùng khi mất đi bố, mất đi người trụ cột, tâm sự. Còn mẹ, đau buồn đấy nhưng chỉ thoáng chốc. Bố tôi mất chưa đầy tuần, mẹ đã ra ngoài tụ tập bạn bè. Khi tôi góp ý mẹ nói phải đi để giải khuây còn nói chị em tôi cũng vậy, cứ ru rú trong nhà để buồn mà chết à. Tôi thấy nực cười với cách để tang chồng của người phụ nữ mà tôi gọi bằng mẹ. Tôi khinh bỉ, căm ghét người phụ nữ đó biết bao, bà chỉ đem lại đau khổ nhục nhã cho bố con tôi thôi.
Họ tình tứ, ngả nghiêng khi mộ bố tôi chưa xanh cỏ (ảnh minh họa)
Rồi tôi vừa đi học vừa phải cáng đáng tất cả mọi chuyện trong gia đình, từ chăm sóc em, hương khói và quán xuyến cửa hàng của bố. Còn mẹ tôi cứ tối ngày với những việc không tên bên ngoài. Thấy mẹ tôi đi về sớm tối, mải mê đi chơi, đi hát thâu đêm, hàng xóm xì xào, chỉ trỏ. Họ thương hại chị em tôi, thương cho bố tôi mới nằm xuống cỏ chưa xanh mộ mà mẹ tôi đã "trổ nghề". Tôi nghe được những lời đó, góp ý mẹ thì mẹ nói "miếng lưỡi thế gian kệ họ. Ai chết thì chết rồi còn người sống vẫn phải sống tiếp. Cứ ngồi ủ ê, rầu rĩ, xõa tóc thờ chồng thì bố mày có sống lại được không". Tôi phát dại khi nghe những lời vô tâm của mẹ, tôi hỏi mẹ trong nước mắt "mẹ có thương chị em con, thương bố không? Mẹ có nghĩ hành động việc làm của mẹ đang xúc phạm vong hồn bố không?". Thì mẹ ngấm nguýt chửi tôi là trẻ con mà láo, rồi lại lấy xe đi. Giường như bà đi để cho "bõ" những ngày có bố tôi, phải kiêng nể, giữ ý. Có những hôm đi suốt 2 -3 ngày chẳng về nhà. Chị em tôi chán nản, thất vọng và thương bố vô hạn.
Khi bố tôi mất chưa đầy 6 tuần, mẹ công khai đi lại với một người đàn ông, trạc 50 tuổi. Ông ta là sếp của một cơ quan nhà nước, đã bỏ vợ. Và tôi còn nghe đồn mẹ và ông ta cặp kè từ khi bố tôi còn sống. Rồi mẹ ngang nhiên đưa người đàn ông đó về nhà ngủ qua đêm mặc kệ sự phản đối kịch liệt của chị em tôi. Sự việc chỉ dừng lại khi em trai tôi nói nếu mẹ đưa ông ta về nhà, em sẽ bỏ học đi bụi. Nhưng đến khi bố tôi vừa tròn 49 ngày, mẹ đưa hẳn người đàn ông đó về nhà chung sống, bà mạnh miệng tuyên bố "nếu tôi và em không chấp nhận thì chuyển về quê sống với bà nội". Hàng xóm dị nghị, chê cười, họ nói bố tôi vô phúc, chết rồi cũng chẳng được yên; nói mẹ tôi lăng loài, đĩ thõa... những lời nói của họ đúng nhưng thật sự quá mức chịu đựng của chị em tôi. Hai chị em chẳng dám ra ngoài đường vì xấu hổ, ngoài đi học, chúng tôi chỉ quanh quẩn ở nhà và cửa hàng của bố. Nhiều người ác ý còn vào giả mua hàng để hỏi dò thông tin. Em trai tôi chán nản nói muốn bỏ học chuyển về quê sống cùng nội. Nhưng tôi không cho, bởi quê nội xa xôi, tận miền núi, khó khăn đi lại thì học hành kiểu gì. Hơn nữa, nếu hai chị em tôi đi thì ai trông cửa hàng, ai hương khói cho bố. Để lại cho hai con người ích kỷ đó, liệu bố tôi có nhắm mắt được không. Mấy ngày qua, tôi sợ những lời xì xào bàn tán của hàng xóm, chỉ cần thấy đám tụm năm, tụm ba tôi chột dạ nghĩ họ đang bàn luận chuyện nhà mình. Rồi cúi đầu xấu hổ chui tọt vào nhà đẻ tránh những ánh mắt soi mói, những lời bàn tán. Không hiểu lòng tự trọng, nhân tính, đạo đức của mẹ tôi để đi đâu mà có thể sống như vậy. Mẹ luôn nói việc mẹ làm không vi phạm pháp luật, để trấn an tôi. Nhưng những việc của bà là trái lễ giáo đạo đức, là xúc phạm vong linh của bố tôi. Cho dù tôi và mẹ đã tranh cãi nhiều lần nhưng mẹ vẫn vậy. Mẹ nói sẽ thuê phòng trọ cho chúng tôi nếu chúng tôi không chấp nhận người đàn ông đó. Có lẽ với chị em tôi sẽ là giải thoát, nhưng với vong hồn bố tôi đó là sự xúc phạm thô bạo. Họ ngang nhiên tình tự, ngả nghiêng ngay trong nhà của bố, ngang nhiên sống cùng nhau khi bố tôi cỏ chưa xanh mộ. Tôi thấy ai oán cho bố con tôi, sao số phận lại để chúng tôi là con của mẹ. Tôi vừa khinh bỉ bà, vừa coi thường nhưng hơn hết tôi muốn mẹ tỉnh ngộ, dừng những việc làm trái đạo đức đó đi nhưng chẳng có cách nào. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Theo Emdep
Sự hi sinh "dã tràng" của vợ cho người chồng vô ơn Mọi người vẫn thường nói "gái có công thì chồng chẳng phụ", tôi đã tin vào điều đó nên đã cố gắng lui về làm hậu phương vững chắc cho chồng yên tâm công tác, gây dựng sự nghiệp. Nhưng cái giá tôi nhận được sau vinh quang của chồng chỉ là sự phản bội, những lời thóa mạ, xúc phạm mà thôi....