Muộn con, tôi bị nhà chồng xem như người giúp việc
Sống ở nhà chồng, tôi không phải lo lắng về kinh tế nhưng lại áp lực về tinh thần. Nguyên nhân xuất phát từ chuyện tôi chưa có con, mọi người xem tôi như người giúp việc trong nhà.
Tôi kết hôn gần 4 năm nhưng chưa có con. Hai vợ chồng đã đi khám nhiều nơi đều cho kết quả bình thường. Chúng tôi cũng đã thử uống đủ loại thuốc hỗ trợ nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì. Mọi người khuyên tôi nên giữ tinh thần thoải mái thì tin vui sẽ đến sớm.
Tôi nghĩ, có lẽ duyên con cái chưa đến với mình nên yên tâm chờ đợi. Hiện tại, chúng tôi đang sống chung với ba mẹ chồng và vợ chồng em trai. Nhà chồng tôi khá giả, có của ăn của để, vốn là thương hiệu kinh doanh vàng bạc đá quý lâu đời của một vùng.
Tôi phải cáng đáng hết công việc nhà, bị sai làm đủ thứ. (Ảnh minh họa)
Nhà chỉ có hai anh em, cậu em mới cưới vợ cách đây hơn một năm. Bởi thế, ba mẹ chồng rất mong ngóng có cháu. Ba chồng muốn anh em sống cùng nhau vì nhà cửa rộng rãi mà con cái lại ít ỏi. Thực sự, sống cùng nhà chồng, tôi không phải lo lắng về kinh tế .
Mọi chi phí sinh hoạt của cả gia đình đều do ba mẹ chồng chi trả, tiền lương của chúng tôi được giữ riêng tùy ý chi tiêu. Tuy nhiên, mẹ chồng tôi không muốn người lạ ở cùng nên nhất quyết không thuê người giúp việc.
Tôi phải làm hết việc nhà từ dọn dẹp, giặt giũ đến nấu ăn. Trong khi đó, tôi đi làm ở công ty mỗi ngày 8 tiếng, chưa kể làm thêm. Tôi cũng tự an ủi, mình chưa có con cái nên gắng sắp xếp thời gian chu toàn việc nhà và xem đó là trách nhiệm của mình.
Nhưng từ ngày em trai chồng cưới vợ, tôi mới thấy nhà chồng xem mình chẳng khác gì người giúp việc. Cô em dâu cưới về chưa đầy hai tháng đã có thai, cả nhà nâng niu chiều chuộng như trứng mỏng. Mẹ chồng mua đủ thứ của ngon vật lạ về cho em tẩm bổ.
Mặc dù em khỏe mạnh bình thường, không hề ốm nghén nhưng định làm gì mẹ chồng cũng cằn nhằn không cho làm, bảo đó là việc của tôi. Thời gian mới cưới về, em có lau nhà giùm tôi mấy bữa còn sau đó, em không đụng tới việc gì.
Dù em chưa có việc, chỉ ở nhà dưỡng thai. Tôi đi làm cả ngày mệt mỏi, về còn lo chuyện cơm nước dọn dẹp. Có hôm, tôi bận việc công ty về muộn, vợ chồng ăn xong để hết bát đũa vào bồn chờ tôi về rửa.
Tôi nghĩ, việc rửa bát không nặng nhọc gì nhưng các em mặc định đó là việc tôi phải làm. Tôi thấy ấm ức trong lòng nhưng không tiện nói ra sợ mọi người nghĩ mình tính toán nhỏ nhen.
Đến khi em dâu sinh con, tôi lại bị đổ dồn một đống việc không tên. Trong tháng em ở cữ, tối nào tôi phải thức khuya bế ẵm cháu giùm cho em ngủ. Mẹ chồng bảo, tôi làm cho quen sau này mà sinh con.
Video đang HOT
Nếu cứ sống trong áp lực tinh thần thì biết đến bao giờ tôi mới mang thai. (Ảnh minh họa)
Bà không cho em về ngoại sinh một phần vì muốn cháu nội ở gần phần nữa cứ ỷ có tôi sẽ chăm sóc em. Thật sự, tôi mệt mỏi vô cùng khi chưa sinh con đã phải nuôi đẻ. Ngày thường đã vậy đến ngày nghỉ, tôi phải trông con cho em chơi để tránh trầm cảm sau sinh như lời mẹ chồng.
Vốn yêu trẻ con, tôi không nề hà nhưng cảm thấy bực bội với thái độ của em dâu. Em xem việc chăm sóc con em là trách nhiệm của tôi. Em thường sai tôi việc này việc kia như mua bỉm sữa, giặt áo quần cho cháu.
Có lần, tôi để nhầm một chiếc quần của cháu vào đồ của người lớn mà em gắt um lên cả nhà. Tôi muốn xin ra ngoài ở riêng nhưng chồng không đồng ý. Anh không muốn trái lời ba mẹ, gia đình phải sống chung với nhau. Nếu cứ sống trong tình trạng ức chế tinh thần như thế thì biết bao giờ tôi mới có thai. Mà không có con thì nhà chồng chỉ xem tôi như người giúp việc không hơn không kém.
Thụy Vân
Theo phunuonline.com.vn
Chồng dắt về đứa con lai sau 6 năm biền biệt, câu nói của vợ khiến cả nhà bật khóc
Vừa nói, tay bố mẹ Tùng vừa kéo lôi anh ra ngoài cửa. Đây cũng là lần đầu tiên Nguyệt chứng kiến bố mẹ chồng mình tức giận đến vậy.Trong không khí hỗn loạn, những lời nói của cô đã khiến tất cả im lặng, sau đó là những giọt nước mắt lăn dài của mẹ chồng cô.
Nguyệt lấy chồng khi cô còn chưa học xong cấp 3. Vì trót có bầu nên cả hai phải cưới sớm, đến tờ giấy đăng ký kết hôn cũng phải để sau vì cô chưa đủ tuổi.
Tùng hơn cô 4 tuổi nhưng cũng vẫn còn rất trẻ con. Cưới xong cả hai đều ở nhà, mọi khoản chi tiêu trong nhà đều phải nhờ tới bố mẹ. Lắm người trêu có ai đi làm dâu như Nguyệt, lấy chồng xong ở nhà bố mẹ nuôi cả đôi, chờ đẻ xong nuôi nốt cháu nữa là vừa.
Kể ra thì cũng có cái sướng. Nguyệt lấy chồng khi còn quá trẻ nên trong chuyện làm dâu còn nhiều thứ vụng về. Từ cách đối nhân xử thế tới chuyện cơm nước đơn giản trong nhà, cô đều khó có thể khiến một bà mẹ chồng hài lòng.
Vì trót có bầu nên cả hai phải cưới sớm, đến tờ giấy đăng ký kết hôn cũng phải để sau vì cô chưa đủ tuổi. Ảnh minh hoạ.
Thế nhưng bố mẹ Tùng lại không lấy chuyện đó làm quan trọng. Có ai nói gần xa về cô con dâu vụng về, ông bà chỉ cười xoà rồi bảo: "Nó mới có mười mấy tuổi đầu thì biết gì. Tôi mà có con gái tôi cũng cho nó chỉ việc ăn với học thôi."
Tùng yêu Nguyệt thật lòng, nhưng bản thân anh cũng không nghĩ mình lại "đeo gông" sớm như vậy. Lấy vợ cũng thích thật, nhưng cái cảnh hai vợ chồng trẻ chẳng kiếm ra tiền, mọi thứ đều chờ ngửa tay xin thì không thích chút nào. Đã vậy vợ còn mang bầu kiêng đủ thứ trên trời dưới biển, Tùng nghĩ bụng cũng may có đám bạn lông bông nên cuộc sống mới đỡ nhàm chán.
Ở nhà mãi cũng không ổn, Nguyệt bàn với chồng việc đi làm để có thêm đồng ra đồng vào. Cô thì đang bụng mang dạ chửa như vậy, ai mà họ nhận. Tùng thì quen cảnh ngửa tay là có tiền nên cũng chẳng muốn phải đổ mồ hôi ra để kiếm mấy đồng.
Sau khi có con, cuộc sống không tự chủ về kinh tế càng trở nên khó khăn. Không kiếm ra tiền, vợ chồng cô thường xuyên mâu thuẫn. Mọi chuyện cãi nhau to nhỏ trong nhà, âu cũng từ một chữ tiền mà ra.
Tùng bắt đầu đi chơi thâu đêm với lũ bạn lông bông mặc hai mẹ con Nguyệt ở nhà. Tính cách anh cũng trở nên cục cằn đáng sợ. Có hôm đi uống say mãi gần sáng mới về, nghe tiếng con quấy khóc không chịu được, Tùng còn lôi vợ ra đánh vì tội không chăm được con.
Nguyệt ngẫm thấy phận mình thật quá tủi hổ. Chưa 20 tuổi đầu cô đã nếm đủ mọi thứ trên đời. Khi cô quyết định sẽ chấm dứt cuộc hôn nhân này thì cũng là lúc gia đình chồng cô gặp biến.
Một nhóm thanh niên trông bặm trợn tìm tới tận nhà cô để thông báo rằng Tùng đã vay nợ của họ gần 2 tỷ, nay đến ngày trả mà lại mất hút. Bố mẹ chồng cô vô cùng choáng váng trước những lời lẽ của họ. Con trai thì đã mấy ngày không về, khoản tiền kia thì cứ mỗi ngày lại cõng thêm lãi, bố mẹ chồng cô chẳng còn cách nào ngoài việc bán bỏ mảnh đất đi để trang trải nợ nần.
Nguyệt cũng bỏ đi ý định ly hôn. Cô có thể nhỏ tuổi nhưng cũng hiểu được rằng, dù sao cũng là vợ chồng gắn bó mấy năm trời, Nguyệt không thể bỏ đi trong hoàn cảnh này được.
Thời gian sau anh trở về nhà, quỳ xuống xin lỗi và nói sẽ đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền trả lại cho bố mẹ. Bố mẹ chồng cô thì đã quá chán nên đồng ý luôn. Ông bà cũng muốn con trai mình hiểu được việc kiếm ra đồng tiền vất vả thế nào.
Mối quan hệ của họ cũng cải thiện hơn sau khi anh đi xa. Vợ chồng mỗi người một nơi nên hai người dành thời gian rảnh rỗi để nhắn tin cho nhau hơn. Hàng tháng anh đều gửi tiền lương về để cho bố mẹ trang trải nốt khoản nợ. Chứng kiến tất cả những chuyện đó, Nguyệt tin chồng mình thực sự đã trưởng thành.
Thoáng chốc 4 năm cũng trôi qua, Nguyệt tưởng sẽ được đoàn tụ với chồng nhưng Tùng lại bất ngờ thông báo sẽ ở lại thêm vài năm. Chán cảnh vợ chồng mỗi người một nơi, con không nhớ mặt cha, cô cũng giận anh lắm. Nhưng nghe Tùng nói lý do muốn kiếm thêm để vợ con có cuộc sống đàng hoàng, cô lại dặn lòng phải cố gắng để anh an tâm phấn đấu.
2 năm sau, anh gọi điện về báo tin sắp đoàn vụ với gia đình. 6 năm trời! 6 năm trời Nguyệt vò võ mong chờ đến cái ngày này. Theo đúng lời dặn của anh, cô cùng bố mẹ ở nhà chờ anh về mà không cần ra tận sân bay đón. Cô chẳng thể ngờ, món quà bất ngờ anh dành tặng cô lại đớn đau đến thế.
Hôm đó cô đã diện chiếc váy đẹp nhất để khiến chồng bất ngờ. Thế nhưng khi anh vừa bước vào, cô giật mình khi nhìn thấy trên tay anh là một đứa bé chừng hơn 1 tuổi, đi cạnh anh là một cô gái nước ngoài.
"Bố mẹ ạ. Con đã về. Còn đây là cháu của bố mẹ"
Nói rồi anh nhìn sang đứa bé đang bế trên tay. Cả nhà sững sờ không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
"Con xin lỗi mọi người. Anh xin lỗi em, Nguyệt. Khoảng thời gian 6 năm ở nơi đất khách xứ người, cô ấy đã giúp đỡ con rất nhiều. Hôm nay con muốn đưa cô ấy cùng đứa bé về thưa chuyện với bố mẹ"
Trong không khí hỗn loạn, những lời nói của cô đã khiến tất cả im lặng, sau đó là những giọt nước mắt lăn dài của mẹ chồng cô. Ảnh minh hoạ.
"Mày đang nói lảm nhảm gì đấy hả thằng kia? Mày sang đây bị bỏ bùa mê thuốc lú gì rồi. Vợ con đàng hoàng rồi không muốn lại thích học đòi ba cái thói ở đâu đấy à".
Vừa nói mẹ Tùng vừa đánh vào người anh. Ông bà không ngờ thằng con trai mình lại dám đưa một người phụ nữ tây cùng đứa con lai về và nói những lời như vậy.
"Con xin lỗi nhưng tất cả giữa con và Nguyệt đã chấm hết rồi. Chúng con về đây để bố mẹ nhận cháu và con dâu mới rồi sẽ trở về bên kia sau 2 tuần nữa".
"Mày không phải là con tao nữa rồi. Tao không có đứa con đáng xấu hổ như mày. Hãy cút đi cùng người đàn bà cả đứa bé kia đi. Chúng tao sẽ ở với con dâu và nuôi cháu nội khôn lớn mà không cần mày".
Vừa nói, tay bố mẹ Tùng vừa kéo lôi anh ra ngoài cửa. Đây cũng là lần đầu tiên Nguyệt chứng kiến bố mẹ chồng mình tức giận đến vậy. Trong không khí hỗn loạn, những lời nói của cô đã khiến tất cả im lặng, sau đó là những giọt nước mắt lăn dài của mẹ chồng cô.
"Hoá ra đây là lý do anh không trở về mà tiếp tục ở lại bên đó làm việc. Tôi từng nghĩ anh đã thay đổi, tôi muốn cho anh một cơ hội và ngây ngốc chờ đợi anh suốt từng ấy năm trời. Nhưng tất cả chỉ là một mình tôi nghĩ vậy. Bố mẹ ạ. Con cảm ơn bố mẹ vì đã luôn thương yêu đứa con dâu vụng về này. Nhưng giữa chúng con giờ phút này thực sự đã không còn gì. Bố mẹ hãy để cho anh ấy thoả lòng đến bên cô ta. Miễn cưỡng sống với nhau cũng không phải điều hay gì. Con xin phép đưa bé Nhím về nhà ngoại ạ".
Ngày bước về đây làm dâu, Nguyệt mới chỉ 17 tuổi. Ngày cô bước rời khỏi đây, tuổi vẫn chẳng hơn nhiều. Thế nhưng cuộc sống đã khiến cô trưởng thành hơn, khiến cô hiểu rằng mọi thứ đều có một giới hạn nhất định. Cô sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, hạnh phúc hơn mà không có Tùng.
Theo eva.vn
Chồng đã mất 7 năm nhưng tôi vẫn không thể rời khỏi nhà chồng Tôi đã làm tròn nghĩa vụ dâu con suốt 7 năm qua, giờ đã đến lúc tôi muốn có cuộc sống mới cho mình nhưng không thể vì ba mẹ chồng kiên quyết giữ cháu ở lại. Tôi từng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc cho đến khi chồng qua đời đột ngột. Khi ấy, chúng tôi cưới nhau được 6 năm...