Muốn con nghe lời, chớ dại nói “Không”!
Hi vọng bài viết này sẽ giúp cha mẹ ứng xử tinh tế hơn trong việc từ chối con trẻ.
Đã bao giờ bạn nói với con: “Không được ra đường!” nhưng kết quả chúng vẫn cứ đi? Hoặc “Không được nghịch dao đâu nhé!” và chỉ 2 giây sau bạn thấy con đứt tay? Tại sao bọn trẻ lại thích làm ngược lại những điều bạn nói? Và càng cấm chúng điều gì thì chúng lại nằng nặc đòi làm hoặc lén lút làm bằng được.
Như 2 nhóc tì nhà tôi (một đứa 7 tuổi, một đứa 10 tuổi), khi tôi nói: “Không được đánh đổ sữa ra bàn” là một lúc sau mặt bàn lênh láng sữa. Sau rất nhiều lần đau đầu tìm cách trị bệnh “mẹ nói một đằng, con làm một nẻo” của chúng, tôi nghiệm ra một sự thật rằng: có dại mới nói không với chúng và cho dù tôi đang cố gắng ngăn con làm những điều dại dột hay đang nỗ lực dạy cho chúng điều hay, lẽ phải thì thay vì nói “Không” nên nói điều gì đó khác hiệu quả hơn.
Nói “Không” bằng giọng điệu gay gắt sẽ khiến chúng ấm ức, khó chịu (Ảnh minh họa)
Là cha mẹ, bạn nên làm gì?
Đưa ra chọn lựa thay thế: Nếu mẹ nói với con bằng giọng điệu nhẹ nhàng, thiện ý thì chắc chắn con bạn sẽ đáp lại một cách lễ phép bởi trẻ luôn có tâm lý muốn làm cha mẹ hài lòng. Thay vì nói không, hãy đưa ra cho con một chọn lựa khác.
Ví dụ: Khi con đang nô đùa trong nhà, đừng gắt gỏng quát: “Không được nghịch trong nhà”. Thay vào đó, hãy nói “con chạy nhảy trong nhà dễ đụng vỡ đồ lắm. Hãy ra ngoài sân chơi đi nào”.
Khéo đưa ra cho con những chọn lựa thay thế, cha mẹ mới có thể tạo điều kiện cho con sáng tạo và phát triển tốt về cả thể chất lẫn trí tuệ.
Video đang HOT
“Lái” sự chú ý của trẻ theo hướng khác: Không dễ đâu nếu bạn muốn ra ‘thiết quân luật’, cấm cản trẻ (nhất là trẻ đang độ tuổi mẫu giáo và tiểu học) làm điều chúng thích, nhưng chỉ cần khéo thương lượng, dụ dỗ là bạn sẽ thành công. Hãy phân tích trường hợp sau: Đi siêu thị với mẹ, bé mè nheo muốn mua hết ô tô lại đến siêu nhân… Bạn sẽ làm gì? Kéo bé đi thật nhanh và nói “Không” ư? Đó không phải là một cách hay. Trong trường hợp này, bạn nên lái sự chú ý của bé theo hướng khác – có thể là nói chuyện cho bé phân tâm…
Hãy lắng nghe lý lẽ của trẻ: Biết làm sao đây khi mẹ đã nói “Không” nhưng con vẫn khăng khăng làm theo ý mình? Đơn giản thôi, hãy yêu cầu trẻ giải thích lý do vì sao chúng muốn làm việc đó. Để làm được điều này, mẹ cần tôn trọng con và đặc biệt là không được sử dụng ‘quyền làm cha mẹ’ để phủ quyết.
Cụ thể, ngoài việc cấm đoán con thì mẹ nên đưa ra những nguyên nhân và lý lẽ cho con biết việc đó là chưa đúng và sau này khuyến khích con trình bày lý lẽ của riêng chúng. Điều này hoàn toàn không phải là “vẽ đường cho hươu chạy” mà mẹ đang hướng con đến việc có đòi hỏi thì cũng phải hợp lý, hợp tình. Đây chính là một kỹ năng rất hữu ích cho cuộc sống và công việc của con sau này.
Theo Khampha
Mẹ thông minh phải biết dạy con yêu thương người khác
Khi biết yêu thương và quan tâm tới người khác, bé nhà bạn sẽ được nhận nhiều hơn là mất. Và trên hết, điều này rất tốt cho sự phát triển tính cách của trẻ.
Một trong những bài học quý giá mà bạn dạy con chính là việc tạo cơ hội cho con giúp đỡ những người khác. Chúng ta không thể chỉ bàn luận về cách "phải thế này hoặc thế kia" suông một cách hời hợt. Các nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt động tình nguyện sẽ tạo cho bé phát triển tình cảm với bạn bè xung quanh, trở nên tự tin hơn, cư xử sẽ chín chắn hơn và phát triển khả năng học tập tốt hơn.
Khơi dậy đức tính vị tha ở trẻ không phải chỉ tốt cho sự phát triển tính cách của chúng mà còn có ý nghĩa nhân văn đối với xã hội. Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ dạy trẻ biết cách quan tâm đến mọi người xung quanh và có ý thức đóng góp vì tập thể.
9 hành động dưới đây là bài học sẽ giúp mẹ dạy con yêu thương một cách tốt nhất:
1. Khơi dậy sự thông cảm
Câu hỏi mà bạn nên thường xuyên hỏi bé là: "Con sẽ cảm thấy thế nào nếu .....?". Hãy đặt bé vào hoàn cảnh buồn, khó khăn hay cảm xúc vui vẻ của người khác để bé cảm nhận.
2. Thức dậy sớm vào buổi sáng
Bạn có thể đặt chuông đồng hồ báo thức sớm hơn 20 phút để tránh tình trạng cả mẹ và con đều cuống cuồng lên vào buổi sáng. Bạn sẽ có thời gian chuẩn bị các thứ cho con chu đáo hơn cho ngày mới. Điều này sẽ vô hình tạo cho bé cảm giác về sự quan tâm chu đáo mà mẹ đã dành cho mình, từ đó dần dần hình thành ý thức về điều này cho bé.
3. Dạy trẻ có trách nhiệm
Bạn hãy để bé giúp bạn làm một vài việc lặt vặt trong nhà, bắt đầu từ những "nhiệm vụ" nho nhỏ và để trẻ làm từ từ rồi giao những việc khác lớn hơn, quan trọng hơn khi trẻ đã vào nếp.
4. Để bé thấy rằng những hành động tốt đẹp là điều nên làm
Cho bé thấy những hành động quan tâm người khác là một phần của cuộc sống hàng ngày bằng cách dạy trẻ chào mọi người (kể cả người lạ), bỏ rác vào thùng trong công viên hoặc giúp đỡ người lớn tuổi. Những giây phút đó sẽ tạo nên kỷ niệm đáng nhớ và ý nghĩa cho bé.
5. Nói với trẻ về câu chuyện trong các bài báo
Khi đọc báo, bạn hãy chỉ cho con những câu chuyện thú vị trong đó. Bạn có thể kể cho con về những tấm gương, số phận không may mắn nhưng lại nỗ lực, cống hiến cho xã hội, và những gì họ đã làm thay đổi thế giới. Bé sẽ có suy nghĩ khâm phục và tự nhủ về bản thân phải cố gắng hơn.
6. Bỏ những "mảnh giấy yêu thương" vào túi trẻ
Từ bây giờ, bạn hãy tạo thành thói quen bỏ những mảnh giấy nhỏ vào hộp đựng cơm hay túi áo quần để bé thấy cha mẹ yêu chúng nhiều đến thế nào. Cảm nhận tình yêu thương vô bờ từ cha mẹ sẽ tạo thêm động lực để trẻ tự tin vào bản thân mình hơn.
7. Dạy trẻ cách quản lý tiền bạc
Khi bạn đưa cho bé một số tiền, ví dụ như tiền tiêu vặt chẳng hạn, thì hãy bảo bé chia số tiền đó ra thành 3 phần: 1 phần để dành, 1 phần để tiêu và 1 phần để chia sẻ hoặc đóng góp từ thiện.
8. Tạo cho trẻ thói quen biết ơn
Hàng ngày, bạn hãy nhắc bé viết ra 3 điều khiến chúng cảm thấy hạnh phúc, biết ơn cuộc sống và những người xung quanh.
9. Cho con thấy sự tôn trọng từ bạn
Mỗi lần bé làm điều gì đó tốt, bạn hãy khen ngợi, cảm ơn và để con thấy bạn tôn trọng những hành động đó. Bé sẽ có thêm động lực, tự tin để suy nghĩ tích cực, tiếp tục làm những việc tốt và đưa ra những quyết định trưởng thành hơn.
Theo PLXH
Vấy bẩn trẻ thơ Bi đang chơi lồng đèn ngoài sân, chạy vào nhà khóc giãy nảy. Chị Hai vội chạy ra, hỏi rối rít. Bi mếu máo, chỉ vào người anh họ: "Anh Bo đốt nến nhểu vào tay con". Chị Hai gọi ngay Bo vào, mặt phừng phừng: "Lớn rồi sao chơi ngu vậy? Đốt nến cho em phỏng hả?". Bo chưa hiểu chuyện gì,...