Mượn cớ mời thông gia sang chơi để mắng khéo ‘về dạy lại con’, nào ngờ mẹ chồng phải nhận cái kết đắng
Mẹ chồng Thùy trố mắt, đỏ mặt, miệng lắp bắp mãi không thành lời sau lời đáp trả đanh thép của mẹ đẻ cô.
Vậy là đã 2 năm kể từ ngày Thùy về làm dâu nhà Phúc. Nhìn vào thì ai cũng nghĩ cô sướng lắm, lấy được chồng gần nhà, lại giàu có. Thế nhưng, đúng là “chỉ trong chăn mới biết chăn có rận”, Thùy thấy bí bách, chán chường vì mẹ chồng ghê gớm, kìm kẹp.
Từ khi cô về, mẹ chồng tuyên bố:
- Từ giờ mọi chuyện cơm nước, đi chợ trong nhà mẹ để cho con dâu toàn quyền quyết định, mẹ tới lúc nghỉ hưu rồi.
Thùy lo lắng:
- Mẹ ơi, con còn trẻ người non dạ, có gì mẹ chỉ bảo cho con nữa.
- Ôi giời, trẻ thì rồi sẽ già, con cứ làm đi, hỏng đâu thì sửa đó.
(Ảnh minh họa)
Trước câu nói đó của mẹ chồng, cô chỉ biết cười trừ. Từ hôm đó, tan ca cái là cô phi như bay đi chợ, rồi về cơm nước cho cả nhà. Lọ mọ hôm nào cũng phải 7 rưỡi, 8h cả nhà mới được bữa cơm nhưng mẹ chồng không thông cảm còn hậm hực:
- Nấu có bữa cơm mà như ngủ dưới bếp! Bố nó có nhớ không, xưa tôi về làm dâu cũng phải tự lo cơm nước mà loáng cái là xong.
- Thôi, bà ăn đi, lần sau ở nhà thì lo cơm nước đi cho con. Nó còn đi làm, tan ca thì tắc đường, rồi đi chợ nữa chả muộn.
- Ông không phải bênh, thế nấu cả tiếng được mâm cơm lèo tèo thế này à? Cứ tưởng mọi người khen đảm thế nào chứ thế này tôi vơ vội quanh xóm cũng vài đứa.
Thùy uất ức lắm, mắt long lanh như muốn khóc định nói thì Phúc đã lên tiếng:
- Mẹ, vợ con công việc cũng vất vả lắm, mẹ ở nhà hộ được bữa cơm hay đi chợ thì làm giúp đi. Mà mâm cơm này còn lèo tèo gì nữa, 4 – 5 món ngập mặt ăn có hết đâu.
Video đang HOT
- Lại được cả bố, cả con, mẹ thì không bênh, bênh người ngoài chằm chặp thế.
- Cái bà này hay nhỉ, nó là dâu con trong nhà rồi người ngoài ở đâu nữa. Bà nói thế khác gì bà cũng là người ngoài trong gia đình tôi?
- Ông…
Những bữa ăn trong gia đình Thùy thường là những cuộc tranh cãi không hồi kết như thế. Cô cũng ngán ngẩm nhưng may mắn có bố chồng và chồng bênh vực ra mặt. Tuy nhiên, đời không như là mơ, cô càng được 2 người đàn ông trong gia đình bảo vệ bao nhiêu thì lúc vắng mặt họ, mẹ chồng càng hạch sách cô bấy nhiêu.
Bà trách mắng, chê bai bất cứ thứ gì Thùy làm. Cô cảm thấy rất oan ức nên mới hỏi ngược lại:
- Con bảo mà, nhiều thứ con làm sẽ không đúng như ý mẹ. Vậy mới cần mẹ chỉ bảo đó, giờ mẹ chưa dạy, con làm sai cũng là chuyện thường sao mẹ cứ mắng con hoài?
- A, sai mẹ nói không xin lỗi rồi mà sửa lại cứ cãi. Mắng cho mà biết, mà sửa là 1 cách dạy rồi đó.
(Ảnh minh họa)
Thùy thật không hiểu, cùng là phận làm dâu như nhau mà mẹ chồng không hề thông cảm với cô chút nào. Ban đầu Thùy nghĩ, thôi cứ cố gắng nhẫn nhịn thì nhà cửa sẽ êm ấm, rồi bà sẽ yêu quý mình. Ấy thế mà không, từ khi cô mang thai và sinh con, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu càng thêm mâu thuẫn. Bà chăm Thùy ở cữ rất hời hợt, đã thế cứ 1 mình 1 phách đòi cho cháu đích tôn uống sữa ngoài, ăn bột.
Lần ấy, bé Bin được 4 tháng, mẹ chồng đã bê bát bột lên rồi hí hửng nựng:
- Nào, bà cho Bin ăn nhé. Con mẹ sữa hôi ăn không lớn thì để bà chăm Bin lớn nào.
- Mẹ ơi, cháu mới 4 tháng, chưa ăn bột được đâu. Đủ 6 tháng con mới cho cháu ăn dặm.
- Con thì biết gì, 4 tháng ăn tốt, xưa thằng Phúc cũng thế đó.
Tranh cãi một hồi, hai người thành to tiếng. Thùy nghĩ rồi, chuyện gì nhịn được chứ riêng chuyện liên quan tới sức khỏe của con cô sẽ không nhịn. Cuối cùng, mẹ chồng tức tối ném bát vỡ tung tóe. Thằng bé khóc ré lên, bà thì bỏ xuống nhà.
Nhưng tối đó, Thùy đang trong phòng thì nghe tiếng mẹ chồng ở dưới cười nói vui vẻ, nói to:
- Ôi ông bà thông gia sang rồi, quý hóa quá, mời ông bà vào nhà.
Lúc này, cô mới hốt hoảng: “Sao bố mẹ lại sang đây, sao lại không báo trước với mình?”
Cô vội vàng bế con xuống thì mẹ chồng lườm cô 1 cái:
- Cái Thùy lại đây ngồi đi.
Rồi cả buổi, mẹ chồng tỉ tê với bố mẹ cô về việc Thùy vụng về ra sao, nấu có bữa cơm mà mấy tiếng đồng hồ, nhà cửa không biết vun vén. Trong mắt mẹ chồng, Thùy đúng là đứa vừa hỗn, vừa vụng. Cuối cùng, mẹ chồng chốt lại bằng 1 câu:
- Ông bà về dạy lại con gái đi.
(Ảnh minh họa)
Thùy ngồi bên mà ức nước mắt cứ chảy dài. Lúc này, mẹ Thùy tức giận, đặt mạnh cốc nước xuống bàn, bình tĩnh nhìn thẳng mắt bà thông gia rồi nói:
- Bà ạ, chắc bà còn nhớ lúc dạm ngõ, lúc đón dâu, tôi đã nói: Cháu nó còn nhỏ dại, về bên đó bà dạy dỗ thêm. Bà ừ ừ rồi để đó sao? Bà không dạy hay không biết dạy mà 2 năm trời cháu nó vẫn vụng về?
Chưa hết, 2 nhà cách nhau 3km mà từ ngày nó lấy chồng, số lần nó ghé qua mẹ đẻ đếm trên đầu ngón tay. Đi đâu cũng chăm chăm về cơm nước, nhà cửa, thử hỏi tôi gặp nó khi nào để mà dạy lại? Người ta cho con dâu về ngoại ở cữ 1 tháng, bà cho về 10 ngày đã xoắn xuýt gọi về, 10 ngày tôi chưa kịp dạy bà ạ.
Tôi cũng nhịn bà lâu lắm rồi đấy, tôi xót con gái tôi lắm mà vẫn phải giương mắt nhìn. Tiện đây, tôi nói luôn, con tôi mà hỗn thế thì bà trả nó về, tôi nuôi.
Mẹ chồng Thùy đỏ cả mặt trước lời bóc mẽ thẳng thừng của mẹ đẻ. Bà tròn mắt, lắp bắp mãi không thành câu.
Theo docbao.vn
Chuẩn bị ra đi thì... kiếm chuyện
Em biết mình như vậy là sai, nhưng em không cưỡng lại được. Bây giờ em không còn muốn theo chồng ra nước ngoài nhưng lại sợ bị mất quyền nuôi con...
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Em 31 tuổi, đã lập gia đình và có một con gái 2 tuổi. Gia đình chồng em đã làm hồ sơ đi định cư ở nước ngoài, nên mấy năm nay công việc làm cũng cầm chừng, nhà cửa đã bán để mang tiền đi nên ở tạm nhà thuê. Trước khi cưới, em có nghe sơ qua về chuyện này nhưng không nghĩ mọi chuyện "lậm" sâu vào suy nghĩ của mọi người như vậy.
Bên gia đình chồng em coi em là may mắn lắm, có "số hưởng" nên mới vô trúng nhà họ, có cơ hội ra nước ngoài. Suy nghĩ đó làm em mệt mỏi. Hơn nữa, từ ngày lấy chồng sinh con, em thấy chồng không làm gì khác hơn là chờ ngày ra đi, sống rất vô vị, nhàm chán và ảo tưởng. May mà em có đứa con để bận bịu, chứ không thì vợ chồng đã gây gổ nhau suốt rồi.
Trong tư thế chuẩn bị đi, nên vợ chồng không dám có thêm con. Em là phận làm dâu nên không tham gia sâu vào chuyện giấy tờ hồ sơ, cũng chẳng muốn hỏi nhiều. Nhưng cứ sống kiểu "lình xình" như vầy, em không chịu nổi. Đó cũng là lý do khiến em có tình cảm với người khác. Em biết mình như vậy là sai, nhưng em không cưỡng lại được. Ai ham đi nước ngoài, chứ em còn ba má, còn bạn bè ở đây, bây giờ em còn người mà em yêu thương nữa, em không thể bỏ đi được. Chỉ là, em không biết làm sao để chia tay chồng và giữ quyền nuôi con.
Bên nhà chồng thì nhất định không muốn nghe chuyện rắc rối gì trong thời gian này, chuyện ly hôn của em sẽ là tội tày đình, kiểu như là cố ý kiếm chuyện gây rối vậy. Xin chị cho em lời khuyên.
Minh Yến (TP.HCM)
Em Minh Yến thân mến,
Vợ chồng em sống với nhau ngay trên chính quê hương mà đã không còn tình yêu, thì nên ly hôn em ạ. Nếu mình cố níu giữ, vì bất kỳ lý do gì đi nữa, đến lúc cùng đi sang xứ lạ rồi, bao nhiêu áp lực về mưu sinh lập nghiệp, làm quen với môi trường mới, nuôi dạy con cái... phát sinh thêm, rạn nứt giữa vợ chồng sẽ càng sâu sắc. Đến lúc đó, việc chia tay khó khăn gấp vạn lần, tốn kém thời gian tiền bạc gấp vạn lần, mà việc bắt đầu lại một cuộc sống mới cũng sẽ là thách thức vô cùng lớn đối với em.
Vậy nên, nếu em đã không còn tình cảm gì với chồng, nếu em đã rung động trước một người khác, thì em nên nói thẳng việc em muốn ly hôn, muốn ở lại, không muốn tham gia vào cuộc ra đi của đại gia đình bên chồng. Điều tiếng là chuyện chắc chắn sẽ có, em chuẩn bị tâm lý để đối mặt với nó thôi. Em có thể nói thẳng là em không muốn ra đi, em muốn sống ở đây, môi trường quen thuộc, em có thể tìm việc làm, có thể gây dựng cuộc sống riêng của mình.
Em cũng cần cân nhắc, xem sau cuộc chia tay này mình còn lại những gì, có thể nương tựa vào đâu để tạo lập cuộc sống mới. Trong tâm thế chuẩn bị ra đi, chắc người ta không có gì nhiều để chia cho người ở lại. Em có chấp nhận điều đó không?
Một trong những khó khăn lớn nhất của em là con gái nhỏ. Em nên tìm luật sư để tham vấn cho kỹ, để giữ được quyền nuôi con. Càng tiến hành sớm thủ tục ly hôn thì khả năng em được nuôi con càng lớn. Em cũng nên hỏi ý kiến luật sư về việc đưa lý do nào để được ly hôn, nếu chồng em không chấp thuận ly hôn thì làm thế nào...
Riêng chuyện em có tình cảm với ai đó, nên để chuyện này ra ngoài phạm vi cuộc ly hôn. Xong việc rồi, lúc đó em có thể phát triển quan hệ mới của mình sau cũng được, bây giờ, càng đưa vào càng thêm rối rắm. Phải nhận thức là vì vợ chồng không còn tình cảm, và em không muốn đi, nên em muốn chia tay để ở lại, chứ không phải em ở lại vì ai đó. Chúc em đạt được mong muốn, có một cuộc sống thực sự hạnh phúc.
Hạnh Dung
Theo phunuonline.com.vn
Thấy mẹ không cho vợ về nhà ngoại chơi cuối tuần, con trai hỏi ngược một câu khiến bà im lặng Dù phải sống chung với mẹ chồng ghê gớm nhưng Huyền luôn cảm thấy may mắn vì có một người chồng tâm lý và hiểu chuyện như Sơn. Sơn, chồng Huyền là con trai một nên khi cưới xong đôi trẻ phải về ở chung với bố mẹ chồng như một điều tất yếu. Biết mẹ mình khó tính mà vợ lại sợ...