Muốn chống tham nhũng phải trị được “bệnh” lạm quyền!
Những người có chức, có quyền thì mới tham nhũng được. Do đó, muốn chống tham nhũng thì phải trị được “bệnh” lạm quyền. Muốn chống tham nhũng thì phải dựa vào dân và tạo cơ chế cho người dân giám sát.
Ngày 4/1, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 13, khóa VIII đã khai mạc tại TPHCM.
Hội nghị lần thứ 13 của Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam khóa VIII có nhiều ý kiến đóng góp để chống tham nhũng, lãng phí
Tại đây, góp ý về chương trình hành động chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018-2020, ông Lù Văn Que – Uỷ viên Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc miền núi – cho biết, chống tham nhũng phải dựa vào sức dân thì mới giải quyết được vấn đề.
Theo ông Que, Mặt trận không có chuyên môn trong việc này nên bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân thì phải tập trung vào giám sát và phản biện. Phải phát huy vai trò, sức mạnh của dân để chống tham nhũng. Từ đó, kiến nghị với Trung ương, Chính phủ sửa đổi điều lệ, cơ chế chính sách cho phù hợp.
“Một số cơ chế chính sách mang tính đặc quyền, đặc lợi, cần phải công khai ra cho người dân biết để giám sát. Phải dựa vào dân để chống tham nhũng. Chúng ta chống với nhau thì chẳng ăn thua. Để dân giám sát thì phải có cơ chế, phải công khai ra chứ bí mật thì không thể giám sát được”, ông Que nói.
Ông Lù Văn Que – Uỷ viên Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam – cho rằng muốn chống tham nhũng thì phải trị được “bệnh” lạm quyền
Ông Que dẫn chứng như việc kê khai tài sản như hiện nay thì dân không thể giám sát được. “Kiểm kê tài sản xong cũng biết với nhau, việc này phải công khai cho dân biết. Hay như hiện nay, cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý có hơn 1.000 là những ai? Phải công khai cho dân biết để họ giám sát”, ông Que đề xuất.
Ông Lù Văn Que nhận định: Những người có chức, có quyền thì mới tham nhũng được. Muốn chống tham nhũng thì phải trị bệnh lạm quyền.
Đồng quan điểm, GS Đỗ Quang Hưng – Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo – cho rằng, việc phát huy vai trò giám sát của người dân cần gắn với phản biện. Phản biện đôi khi còn quan trọng hơn cả giám sát.
Video đang HOT
Theo GS Hưng, tham nhũng đã là vấn nạn nên Mặt trận phải có quan điểm, góc nhìn nhất định để chương trình hành động tốt hơn. “Khi tham gia xây dựng Luật Phòng chống tham nhũng, tôi đề nghị Mặt trận không chỉ góp ý mà còn tham gia ban hành, như vậy mới trọn vẹn”, ông Đỗ Quang Hưng nói.
Ông Đỗ Duy Thường – Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ pháp luật
Trong khi đó, ông Đỗ Duy Thường – Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ pháp luật – cho rằng, để Mặt trận là cơ quan gương mẫu trong đấu tranh phòng chống tham nhũng thì cần đề cập rõ hơn chương trình phòng ngừa trong hệ thống cơ quan Ủy ban Mặt trận các cấp.
“Nhất là việc dựa vào dân, phát huy dân chủ trực tiếp của người dân, trong đó quan trọng nhất là ở khu dân cư để tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phòng chống tham nhũng”, ông Thường nói.
Ông Hà Văn Núi – nguyên Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam – cho biết người dân còn nhiều tâm tư trong phòng chống tham nhũng. Nhân dân vẫn còn băn khoăn tại sao tham nhũng tràn lan như vậy, gây thất thoát tiền ngân sách.
“Theo tôi, một trong những nguyên nhân là tổ chức bộ máy quá cồng kềnh, trì trệ, trùng lắp chức năng… Do đó, khi có việc xảy ra thì không ai chịu trách nhiệm”, ông Núi nhận định.
Ông Hà Văn Núi – nguyên Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam
Cũng theo ông Núi, Trung ương có quyết tâm rất cao, đưa ra nhiều đề án sắp xếp lại bộ máy làm sao cho tinh gọn, hiệu quả. Nghị quyết của Trung ương vừa qua được kỳ vọng có nhiều đột phá để bố trí tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị. Nhưng kết quả chỉ mới ở bước đầu, giải thể một vài ban, một số đơn vị.
“Nên chăng cơ quan Trung ương tập trung bàn sâu về nội dung này và Mặt trận cùng tham gia với Trung ương để kiên quyết sắp xếp lại bộ máy của chúng ta cho tinh gọn”, ông Núi đề xuất.
Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn (giữa) trao đổi cùng các đại biểu bên lề hội nghị
Bà Hà Thị Liên – nguyên Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam – cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng hiện nay thực hiện rất khó. Do vậy, Mặt trận cần phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị để thực hiện.
“Hiện nay, công tác phòng chống lãng phí chưa được làm rõ, ngày càng có những công trình tiền tỷ bỏ hoang, gây lãng phí tiền của. Phải có biện pháp để ngăn chặn”, bà Liên nói.
Quốc Anh
Theo Dantri
10 năm chống tham nhũng giống như củi to, củi ướt chưa cháy được
Đại biểu Nguyễn Chiến cho rằng, 10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng giống như xây lò, nhưng củi to, củi ướt chưa cháy được. Do vậy, sửa luật này cần phải đảm bảo củi to, củi nhỏ, củi ướt... đều phải cháy.
Chiều 21/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự thảo luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi. Phát biểu tại đây, đại biểu Nguyễn Chiến (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, vấn đề phòng chống tham nhũng chưa bao giờ "nóng" như giai đoạn hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đều xác định đây là quốc nạn, là giặc nội xâm cần phải chống một cách triệt để.
"Tuy nhiên, 10 năm qua thi hành luật, giống như xây lò nhưng củi to, củi ướt chưa cháy được. Vậy sửa luật này phải sửa, gia cố để đảm bảo củi to, củi nhỏ, củi ướt, củi khô đều phải cháy", đại biểu Nguyễn Chiến nói.
Theo đại biểu, sửa luật phải toàn diện, hiệu quả, nhưng không dàn trải, pha loãng để không chống tham nhũng. Đại biểu đưa ví dụ chống tham nhũng giống như lò than đốt cùng lúc nhiều loại củi thì nó không tăng nhiệt mà có thể làm tắt lửa.
Đại biểu Nguyễn Chiến cho rằng, việc sửa luật cần phải làm cho củi to, củi ướt... đều phải cháy
"Do vậy, cần phải xác định ai có thể lấy được tiền bạc của Nhà nước? Đó là người có chức vụ, quyền hạn, được trực tiếp được giao trách nhiệm quản lý tài sản, đó là những chủ thể đặc biệt", đại biểu đoàn TP Hà Nội cho hay.
Cho ý kiến tại hội trường, đại biểu Lê Thị Thủy - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (đoàn Hải Dương) nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới phòng chống tham nhũng, từ hoàn thiện thể chế đến điều tra, tuy tố, xét xử, nhiều vụ án tham nhũng được xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, đại biểu Thủy cũng thừa nhận, công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu, chưa bao quát nguy cơ tham nhũng.
Dẫn thực tế qua điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đối tượng ngoài Nhà nước, thậm chí là các đại án diễn ra ở khu vực ngoài nhà nước cho thấy, tham nhũng không dừng lại quan niệm truyền thống ở khu vực công mà là tệ nạn chung. Do vậy, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, việc mở rộng phạm vi ra khu vực ngoài nhà nước là hết sức cần thiết.
Về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, bà Lê Thị Thủy cho rằng, cả hai phương án đều phải cân nhắc. Bởi lẽ, nếu mở rộng đối tượng thì theo nghiên cứu cho thấy giải pháp đảm bảo minh bạch còn mang tính hình thức do đối tượng kê khai quá đông. Còn thu hẹp thì lại chưa phù hợp với chủ trương tiến tới tất cả cán bộ công chức viên chức là đảng viên đều phải kê khai tài sản.
Phát biểu tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái làm rõ những vấn đề liên quan đến về việc mở rộng đối tượng áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng sang khu vực ngoài nhà nước. Theo Tổng Thanh tra, việc mở rộng này đã bám sát chủ trương của Đảng. Phương án này còn xuất phát từ đòi hỏi của chính các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng, để từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng, trước mắt cần lựa chọn những tổ chức, doanh nghiệp mà trong mô hình quản trị có nguy cơ cao làm phát sinh hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và hành vi đó gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, cá nhân, tổ chức có liên quan.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo trước Quốc hội
Dự thảo luật quy định, áp dụng đối với tổ chức xã hội, công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và quỹ đầu tư, tập trung vào việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý.
Cũng theo Tổng Thanh tra, kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng cho thấy, nguyên nhân dẫn đến việc kiểm soát chưa có hiệu quả không phải vì diện kê khai rộng mà do chưa quản lý được dữ liệu kê khai, chưa kiểm soát được biến động và xác minh được tài sản, thu nhập.
"Việc quy định các cơ quan, tổ chức kiểm soát tài sản, thu nhập là cần thiết nhằm hình thành, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn", Tổng Thanh tra nhấn mạnh.
Tổng Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, cần giao cho các cơ quan, tổ chức chức năng, nhiệm vụ cụ thể để góp phần nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và bảo đảm tính khả thi.
Quang Phong
Theo Dantri
"Kê khai tài sản chỉ các ông biết với nhau, sao dân giám sát?" Ông Hà Văn Núi - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam cho biết, hiện phần lớn nhân dân vẫn còn băn khoăn: Tại sao tham nhũng lại tràn lan như vậy? Một trong những lỗi là sự cồng kềnh, chồng chéo trong hệ thống, chính vì vậy khi vấn đề nảy sinh thì...