Muôn cách thể hiện sự tẩy chay của dân Mỹ với Donald Trump
Những phát ngôn “sấm sét” của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump liên quan đến người Hồi giáo, di dân bất hợp pháp,… là nguồn cơn cho làn sóng căm ghét vị tỷ phú này tại Mỹ.
Chùm ảnh sau cho thấy một bộ phận dân Mỹ bằng nhiều cách đã thể hiện sự ghét cay ghét đắng của họ với tỷ phú Trump:
Ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump đứng trên bục phát biểu trong khi một số người phản đối ông đang giơ cao tấm biểu ngữ “Không có chỗ cho sự căm ghét ở bang Maine”. Ảnh chụp tại một buổi mít-tinh ở Portland, bang Maine ngày 3.3.2016.
Một người đàn ông dùng quốc kỳ Mỹ bịt mắt và… đọc cuốn Hiến pháp Mỹ – để thể hiện sự phản đối tỷ phú Donald Trump tại một sự kiện trong chiến dịch tranh cử của Trump ở Muscatine, Iowa vào ngày 24.1.2016.
Một phụ nữ đứng lên để thể hiện sự phản đối Donald Trump khi ông đang có bài diễn thuyết tại một sự kiện trong chiến dịch tranh cử ở Concord, bang Bắc Carolina vào ngày 7.3.2016.
Một người phản đối Donald Trump cầm tấm bảng có dòng chữ “Trump rác rưởi” đứng bên ngoài nơi diễn ra chiến dịch tranh cử của Donald Trump ở Cadillac, bang Michigan vào ngày 4.3.2016.
Video đang HOT
Một nhóm người phản đối Donald Trump đã đứng lên và hét lớn trong khi Donald Trump đang diễn thuyết tại sự kiện tranh cử ở Concord, bang Bắc Carolina vào ngày 7.3.2016.
Một cô gái mặc trang phục theo màu sắc quốc kỳ Mỹ và cầm biểu ngữ “Trump khiến nước Mỹ tràn ngập thù ghét thêm lần nữa” đứng bên ngoài khách sạn Plaza ở Manhattan, New York – nơi Trump đang diễn thuyết vào ngày 11.12.2015.
Một nhóm người phản đối Donald Trump nắm tay nhau và la hét trong khi Trump đang diễn thuyết tại sự kiện tranh cử ở Radford, bang Virginia vào ngày 29.2.2016.
Một phụ nữ giơ cao biểu ngữ “Sự thù ghét của ông đang giết chết nhiều người” tại sự kiện tranh cử của Donald Trump ở New Orleans, Louisiana vào ngày 4.3.2016.
Người biểu tình đứng ngoài tòa nhà Trump Towers ở New York vào ngày 3.9.2015 để phản đối việc Donald Trump tranh cử tổng thống Mỹ.
Một người đàn ông giơ tấm biểu ngữ ám chỉ phong trào phân biệt chủng tộc Mỹ KKK và Donald Trump. Chính Trump từng chỉ trích nặng nề cựu lãnh đạo phong trào này nhưng sau đó Trump lại có những phát biểu bị cho là sặc mùi phân biệt chủng tộc.
Theo Danviet
Dân Mỹ phản ứng với kết quả 'siêu thứ ba': Dọn nhà qua Canada ở
Làn sóng dọn nhà qua Canada ở, tránh gặp Donald Trump đang rầm rộ ở Mỹ sau kết quả bầu cử sơ bộ ở một loạt bang trong ngày &'siêu thứ ba', ít nhất là... trên mạng.
Trước đà thắng lợi của ông Donald Trump qua các cuộc bầu cử sơ bộ, trên mạng ầm ĩ chuyện "dời nhà sang Canada ở" - Ảnh: Reuters
Khi kết quả "siêu thứ ba" bắt đầu được công bố với thắng lợi vang dội của ứng viên Donald Trump (đảng Cộng hòa) và Hillary Clinton (Dân chủ), trên Google lập tức rầm rộ làn sóng... dọn nhà lánh nạn.
Lãnh đạo phụ trách số liệu của Google, ông Simon Rogers đã lên Twitter thông báo mức tăng đến 350% chỉ trong vòng 4 giờ của cụm từ tìm kiếm xuất phát từ Mỹ: "làm cách nào tôi có thể chuyển sang Canada sinh sống".
Nhưng đó chưa phải là mức tăng cao nhất. Đỉnh điểm của làn sóng này đến 20 phút sau thông báo của Rogers.
Còn hướng dẫn của ông Norm Kelly, ủy viên Hội thành phố Toronto (Canada) trên Twitter với đường dẫn trỏ tới Cục di trú Canada nhanh chóng nhận được 32.000 cú hồi âm.
Cùng lúc, đường dẫn "Nộp đơn di trú ở Canada" đã được đưa lên Twitter hơn 29.000 lần trong vòng 24 giờ, theo BBC.
Nhưng không phải ai cũng cảm ơn ông Kelly cùng những người hữu ích tương tự. Hẳn là vì có quá nhiều cú click vào một đường dẫn mà trang web của chính phủ Canada (trong đó có hướng dẫn nộp đơn di trú kể trên) phải chạy dòng cảnh báo: "Trang web có thể chạy rất chậm. Chúng tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề. Cảm ơn sự kiên nhẫn của bạn".
Những tuyên bố gây sốc, những chính sách kỳ quặc và những lời bài xích khó chịu từ ứng viên cứ tưởng như đùa hóa thành sáng giá nhất của đảng Cộng hòa - ông Donald Trump - thời gian qua đã khiến nhiều người nói tới chuyện sẽ rời Mỹ nếu ông này được bầu làm tổng thống.
Cụm từ tìm kiếm "làm cách nào tôi có thể chuyển sang Canada sinh sống" tăng đột biến - Ảnh: Google Trends
Nhưng làn sóng ồ ạt dời nhà sang Canada... trên mạng hay ít ra là đe dọa điều đó hoặc tìm hiểu quy trình đó giữa những kỳ bầu cử tổng thống thật ra là... truyền thống lâu đời của người Mỹ.
"Làn sóng dời nhà sang Canada" tăng vọt nhất là sau khi ông George W. Bush được bầu làm tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 vào năm 2004. Lúc đó, Cục di trú Canada cho biết lượt truy cập vào trang web đã tăng đến 6 lần.
Nhưng thiên hạ có dời nhà thật sau các động thái ảo? Diễn viên điện ảnh Alec Baldwin có lẽ là người Mỹ "dời nhà" ầm ĩ nhất. Ở cái thời mạng xã hội còn chưa kịp ra đời, hộp thư điện tử của ông này muốn nổ tung giữa chiến dịch ồn ã của ông hồi năm 2000, bảo rằng Bush mà được bầu làm tổng thống, ông sẽ rời khỏi Mỹ. Trong khi ông Bush được bầu làm tổng thống thật, không chỉ một mà đến 2 lần, Baldwin vẫn chẳng đi đâu cả!
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Donald Trump 'nhai lại' luận điệu Việt Nam cướp việc làm của dân Mỹ Sau khi phát biểu gây sốc ở South Carolina ngày 20.2, ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23.2 ở Nevada tiếp tục cáo buộc Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico cướp việc làm của dân Mỹ. Ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump lại cáo buộc Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico cướp việc làm của dân...