Muôn cách “bệnh hoạn” để trường sinh của vua chúa Trung Hoa
Hoàng đế có nhiều đặc quyền đặc lợi nên càng khát khao trường sinh bất tử, nhưng không ít người đã mất mạng chỉ vì đeo đuổi giấc mơ hão huyền này
Sinh lão bệnh tử là quy luật cuộc sống nhưng con người ta mỗi khi nghĩ đến cái chết thường không tránh khỏi lo sợ. Đặc biệt, đối với các hoàng đế, cái chết lại càng khiến họ canh cánh trong lòng. Bởi thế, từ xa xưa, các ông vua Trung Quốc đã rất tích cực tìm cách để trường sinh bất lão.
“Yêu” gái trẻ để đắc đạo trường sinh
Lấy âm bổ dương là một quan niệm quan trọng trong “phòng trung thuật” của Trung Quốc cổ đại. Với văn hóa đạo gia, trời sinh voi trời sinh cỏ càng là động lực thúc đẩy rộng rãi quan niệm này. Đàn ông muốn bổ ích, trường thọ, thậm chí là trường sinh bất lão, đắc đạo thành tiên nên đã có ý muốn thông qua việc ân ái với gái trẻ để đạt được những mục đích này.
Thứ nhất: Phải lựa chọn người con gái có dáng vóc nhỏ nhắn thướt tha, đầy đặn tràn đầy sức xuân. Tính cách phải dịu dàng hiền thục. Tuy không nhất thiết phải có nhan sắc kiều diễm, nhưng chắc chắn phải trẻ để làm “đối tượng nạp âm”. Mẫu phụ nữ này chính là đối tượng có tác dụng bổ trợ cho dương khí tốt nhất.
Thứ hai, nếu cùng lúc quan hệ với nhiều phụ nữ có đủ điều kiện trên thì càng có tác dụng tốt. Nếu chỉ có một người thì cái gọi là “tác dụng bổ dưỡng” cũng sẽ yếu đi rất nhiều.
Uống thủy ngân để trường sinh bất tử
Theo một số tài liệu, Tần Thủy Hoàng đã bỏ ra không ít của cải, vàng bạc châu báu để tìm thuốc trường sinh bất tử. Không chỉ tìm kiếm những danh y, Tần Thủy Hoàng còn chiêu mộ cả những thầy thuốc, đạo sĩ… thậm chí dùng cả lang băm để tìm kiếm, bào chế thuốc bất tử.
Thêm vào đó, Tần Thủy Hoàng còn kiêng ăn những thức ăn khiến cơ thể bị ợ, xì hơi. Vào thời đó, những biểu hiện trên được cho là năng lượng của con người bị mất dần đi, khiến con người đẩy nhanh tới cái chết.
Theo một truyền thuyết, một nhà giả kim thuật tiết lộ một loại thảo mộc giúp con người trường sinh bất tử có ở một hòn đảo. Hòn đảo này được một con cá khổng lồ trấn giữ, bảo vệ. Khi nghe được thông tin đó, Tần Thủy Hoàng đã sai người tìm loại thảo mộc trên. Tuy nhiên, hành trình tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử của Tần Thủy Hoàng vẫn bế tắc. Đến cuối đời, Tần Thủy Hoàng vẫn không thực hiện được ước nguyện. Vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần đã chết vì uống thủy ngân do tin rằng uống chất độc này có thể có được cuộc sống bất tử.
Vua dùng tiên đan “rởm” khiến bản thân điên khùng
Vua Bắc Ngụy là Đạo Vũ Đế cũng gặp phải bi kịch vì thuốc trường sinh. Thời trẻ, ông là một anh hùng, mới 16 tuổi đã lập nên đế quốc Bắc Ngụy cường thịnh. Trước tuổi 30, Đạo Vũ Đế quan tâm chính sự nên nước mạnh dân no ấm. Nhưng từ năm 30 tuổi trở đi ông bắt đầu ham mê thuật trường sinh. Ông tin dùng các loại tiên đan và đặc biệt là ăn một lượng lớn hàn thực tán. Điều đó khiến thần trí ông ta luôn bấn loạn, vui buồn bất thường, suốt ngày cứ đi lại vật vờ như bị quỷ ám trong cung.
Do trong người không bình thường dẫn đến những hành vi của ông cực kỳ tàn nhẫn, có thể giết người để mua vui ở ngay trong triều, cung viện, ở kinh sư và cả ở những vùng quê hoang vắng. Vậy là từ một minh quân anh hùng trở nên kẻ điên khùng chỉ vì uống “tiên đan” rởm.
Video đang HOT
Dùng mỹ nhân làm phương thuốc
Thời nhà Minh, nước Trung Quốc đạt được những tiến bộ đáng kể. Văn hóa phát triển rực rỡ nhưng các vua chúa vẫn rất tin tưởng vào tiên đan trường sinh bất lão mà không biết nhìn các tấm gương đời trước. Điển hình trong các ông vua nhà Minh có Minh Thế Tông (niên hiệu Gia Tĩnh).
Ông ta say mê thuật trường sinh đến nỗi bỏ luôn cả việc chính sự. Lý do Thế Tông bỏ việc triều đình là vì ông ta còn bận ở hậu cung để thực hiện phép trường sinh do một đạo sĩ tên là Đào Trọng Văn bày cho.
Thuật “trường sinh” mà Đào Trọng Văn dạy Thế Tông được gọi là phương thuốc bí truyền ngự nữ. Các sách vở không nói cụ thể nhưng đại khái nội dung thuật này là hưởng thụ các nữ nhân trinh nguyên để bồi bổ nguyên khí cho nhà vua. Để làm theo cách do Đào Trọng Văn chỉ bảo, Minh Thế Tông đã bắt rất nhiều trinh nữ vào hậu cung để hưởng thụ. Người ta thống kê: chỉ trong năm Gia Tĩnh thứ 31, riêng ở kinh sư đã có 300 trinh nữ từ 8 đến 14 tuổi bị đưa vào cung cho vua hưởng thụ.
Theo Thu/Khỏe & Đẹp
Rợn người với độc chiêu ngăn phi tần 'vượt rào' của Hoàng đế Trung Hoa
Để bảo vệ sự trong sạch của hậu cung, các Hoàng đế đã nghĩ ra đủ mọi cách để ngăn chặn những chuyện "vượt rào", dâm loạn của các phi tần.
Chốn hậu cung của Hoàng đế chính là một "nữ nhi quốc" thực thụ. Ngoại trừ Hoàng đế, tất cả những người sinh sống trong hậu cung đều là phụ nữ, hoặc chí ít là những người không phải đàn ông.
Trong chốn hậu cung, Hoàng đế có cả ngàn mỹ nữ, một người thông gian bị bắt, rồi xử chém thì ngay lập tức một người mới sẽ được bổ sung. Điều không thiếu nhất trong hậu cung chính là mỹ nữ. Tuy nhiên, đối với Hoàng đế, việc giữ được sự trinh tiết, trong trắng của các phi tần, mỹ nữ chốn hậu cung là điều hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến tôn nghiêm của bậc Đế vương.
Dù có hàng ngàn mỹ nữ không được sủng hạnh nhưng Hoàng đế vẫn muốn họ phải giữ gìn trinh tiết với mình (Ảnh minh họa).
Bởi lẽ, nếu ngồi trên ngai vàng, nghĩa là có quyền lực, ông ta sẽ có tất cả. Nhưng cuộc đời mỗi con người lại có hạn, nên dù muốn hay không, mỗi Hoàng đế cũng chỉ có thể bám trụ trên ngai vàng vài chục năm, sau đó buộc phải nhường lại cho người kế nhiệm.
Thành ra, việc Hoàng đế lo lắng nhất chính là truyền ngôi "nhầm" cho người ngoài. Vì vậy, để trừ mối họa từ trong nước, các vị Hoàng đế buộc phải tìm mọi cách ngăn chặn tình trạng các phi tần tìm cách "cắm sừng" mình.
Ngay từ thời xa xưa, người ta đã bằng nhiều cách "vô hiệu hóa" sinh thực khí của những người hầu là nam giới trong hậu cung, mà lâu nay người ta goi là "thái giám".
Theo sử sách ghi chép thì thái giám là chế độ có từ thời Tây Chu, nghĩa là thế kỷ thứ 11 trước Công nguyên. Đây có thể nói là một đại phát minh của đàn ông Trung Quốc cổ đại và cũng là một chuyện kỳ quặc trong tiến trình phát triển của loài người.
Bằng việc cắt bỏ bộ phận sinh dục của nam giới, người Trung Quốc đã lần đầu tiên tạo nên giới tính thứ ba- không phải nam, cũng chẳng phải nữ. Tuy nhiên, vào thời bấy giờ, người ta không hề coi đây là một chuyện gì quá kỳ quặc, nếu không muốn nói là hoàn toàn bình thường.
Trong hậu cung Trung Quốc xưa, người ta có rất nhiều cách gọi khác nhau đối với những nam người hầu bị cắt bỏ bộ phận sinh dục, từ yêm nhân, thị nhân, lão công, trung quan, hoạn quan, vô căn nhân,...Tuy nhiên, có lẽ lưu hành thông dụng nhất chính là thái giám. Chức quan này chính là phát kiến của một ông vua đời Đường tên là Lý Trị.
Lúc bấy giờ khi Lý Trị đổi Điện Trung Tỉnh trong hậu cung thành Trung Ngự Phủ, đã phong cho các hoạn quan chức quan có tên gọi hẳn hoi là thái giám và thiếu giam. Hai chữ thái giám dùng để chỉ các hoạn quan phục vụ trong hậu cung bắt đầu sinh ra từ đó.
Thái giám Trung Quốc.
Việc cắt bỏ bộ phận sinh dục ở người đàn ông trước khi đưa vào cung để hầu hạ Hoàng đế và các phi tần, thực tế là cách mà các Hoàng đế dùng để ngăn chặn sự quấy nhiễu của các "thế lực bên ngoài" đối với các phi tần, cũng là cách để ngăn chặn những phi tần lăng loàn, tìm cách "vượt rào", có ý định "cắm sừng" Hoàng đế.
Không chỉ bị "tịnh thân", thái giám trong hậu cung cũng chịu sự quản lý vô cùng nghiêm ngặt. Trong Giao Thái Cung, Nội Vụ Phủ, Thận Hình Ti của vua Thuận Trị còn treo một tấm bảng sắt ghi rõ thái giám không được can thiệp vào việc triều chính cũng không được rời khỏi kinh thành. Dưới triều Thanh, phẩm cấp của hoạn quan không được cao quá tứ phẩm (Thanh triều chia phẩm cấp quan lại làm 8 phẩm, đứng đầu là nhất phẩm).
Thực chất, tấm bảng sắt bên ngoài là đe dọa thái giám không được tham gia vào chuyện chính sự song ngầm ẩn bên trong là cảnh cáo không được tìm cách qua lại với các cung phi trong hậu cung.
Trên thực tế, những người làm ô uế hậu cung của Hoàng đế không phải ai khác mà chính là các thái giám mà Hoàng đế nghĩ rằng họ "vô hại".
Bởi lẽ, dù đã cắt bỏ bộ phận sinh dục nhưng điều đó không có nghĩa họ không có những biện pháp thay thế. Câu chuyện về thái giám Lưu Phác dưới thời Hoàng đế Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu là một ví dụ.
Lưu Phác đã sử dụng một bộ phận sinh dục đàn ông giả để "ân ái" với một cung nữ. Tuy nhiên, do dùng lực quá mạnh đã khiến cô cung nữ này chết ngay trên giường. Điều này được ghi chép rất rõ trong sử sách triều Minh chứ hoàn toàn không phải là chuyện bịa đặt trong dân gian.
Không chỉ vậy, câu chuyện về Phùng Hoàng hậu (vợ vua Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy) thông dâm với một tên thái giám là Cao Bồ Tát cũng là một ví dụ điển hình khiến các bậc Đế vương sau này cảnh giác hơn với cả người hầu hạ "không phải nam, cũng không phải nữ" ngay bên cạnh mình.
Rút từ triều Minh và cũng là vì lời dạy bảo của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, số lượng thái giám trong hậu cung triều Thanh ít hơn rất nhiều so với triều nhà Minh.
Theo ghi chép của sử sách, số lượng thái giám vào thời điểm cao nhất chỉ vào khoảng 3.600 người. Trong khi đó, trong hậu cung triều Minh, số thái giám có khi lên tới hàng vạn người. Thực tế, số lượng thái giám trong triều Thanh còn ít hơn cả con số được ghi nói trên.
Có ghi chép nói rằng, vua Càn Long chỉ có khoảng 3.000 thái giám, Gia Khánh ít hơn, chỉ có 2.638 thái giám, Quang Tự chỉ còn 1.989 người. Tới thời Tuyên Thống Hoàng đế thì con số này chỉ chưa tới 1.000 người.
Mặc dù vậy, thế lực hoạn quan trong hậu cung triều Thanh không phải là đã hoàn toàn bị khống chế, đặc biệt là trong những năm Từ Hy Thái Hậu buông rèm nhiếp chính. An Đức Hải, Lý Liên Anh, Tiểu Đức Trương đều được phong hàm nhị phẩm.
Nói tới chuyện An Đức Hải, Lý Liên Anh, Tiểu Đức Trương, có lẽ không thể không nói tới chuyện "vượt rào" của bà thái hậu lừng danh này.
Theo sử sách ghi chép, Từ Hy Thái hậu vốn là phi tử của Hoàng đế Hàm Phong - Lan Quý nhân, sau đó được phong làm Quý phi. Sau khi Hàm Phong qua đời, con trai của Lan Quý nhân, Tải Thuần lên ngôi Hoàng đế, tức là Hoàng đế Thuận Trị. Khi đó, Lan Quý nhân mới 28 tuổi, đang là độ tuổi sức sống tràn trề ở một người phụ nữ, phải sống một mình chốn thâm cung, lại luôn phải tỏ ra xứng đáng là bậc mẫu nghi thiên hạ, Từ Hy có chút khó kìm nén những nhu cầu bản năng của mình.
Bà ta bắt đầu nghĩ tới những thái giám ở xung quanh mình, bởi dù sao họ cũng vốn là đàn ông. Chính vì lý do này mà An Đức Hải, Lý Liên Anh và Tiểu Đức Trương mới có cơ hội đắc sủng.
Trong số các thái giám ở hậu cung, những kẻ mặt đẹp, thân hình lại cao lớn không hề ít, vì sao Từ Hy lại chọn mỗi An Đức Hải và Lý Liên Anh. Liên quan tới chuyện này có rất nhiều giả thuyết khác nhau.
Tuy nhiên, giả thuyết được nhiều người nhắc tới nhất chính là mặc dù An Đức Hải và Lý Liên Anh là hoạn quan, tuy nhiên, họ là những người "tịnh thân" không sạch, nghĩa là vẫn còn dư lại "một chút đàn ông" ở họ. Chính vì thế, An Đức Hải và Lý Liên Anh mới trở thành "sủng nam" của Từ Hy Thái hậu.
Theo lời kể của các cung nữ trong cung, bình thường Từ Hy và An Đức Hải ra vào hậu cung giống như hai vợ chồng. Khi hai người đi tản bộ, những người khác tuyệt đối không được đi theo, ngay cả tới gần cũng không được phép.
Việc An Đức Hải bị tuần phủ Sơn Đông chém đầu cũng chỉ vì liên quan tới mối quan hệ bất chính với Từ Hy Thái hậu.
Sau khi An Đức Hải chết, Từ Hy còn đang buồn phiền thì Lý Liên Anh xuất hiện. Không chỉ có thái giám, người ta còn nói rằng, vào năm Quang Tự thứ 8, một thương nhân họ Bạch bán đồ cổ ở Bắc Kinh đã được Từ Hy để mắt tới.
Từ Hy giữ họ Bạch lại trong hậu cung của mình hơn 1 tháng rồi mới thả ra. Người ta còn nói, cuộc tình kéo dài một tháng ấy khiến Từ Hy mang thai. Từ An Thái hậu biết chuyện, tìm tới các đại thần Bộ lễ hỏi chuyện phế hậu, định phế truất Từ Hy.
Chuyện này sau đó bị lộ ra ngoài, Từ An ngay đêm đó đột tử. Người ta đồn rằng, người ra tay hạ sát Từ An không ai khác chính là Từ Hy Thái hậu.
Có thể thấy, dù rằng các bậc đế vương đã nghĩ đủ mọi cách để ngăn chặn chuyện dâm loạn trong hậu cung, nhưng có vẻ không biện pháp nào hiệu quả được như họ mong muốn.
Theo Khỏe & Đẹp
Sự thật hãi hùng về giếng nước trong Tử Cấm Thành Tử Cấm Thành nổi tiếng của Trung Quốc với 800 cung cùng 999.999 gian phòng. Bên trong Cố Cung là rất nhiều giếng nước. Những chiếc giếng này thường không dùng để lấy nước sinh hoạt bởi chúng ẩn chứa những sự thật chết chóc rùng rợn. Với tổng diện tích rộng 720.000 m2, Tử Cấm Thành ở Trung Quốc là một trong...