Muốn biết tốt hay xấu, hãy xem phản ứng của chàng khi bị bạn từ chối
Từ chối người khác luôn là điều khó khăn, bởi ai cũng sẽ bị tổn thương khi bị từ chối – nhất là trong tình yêu. Nếu một người đàn ông biết cách xử lí duyên dáng khi bị người khác từ chối….
Bạn đang tự hỏi không biết người đàn ông này thuộc tuýp nào, tốt tính hay xấu tính? Hãy thử nói lời cự tuyệt với chàng và xem cách họ phản ứng nhé.
Khi bạn hẹn hò với một chàng trai, sau nhiều lần gặp gỡ bạn mới phát hiện ra rằng dù đã cố hết sức nhưng vẫn không thể hòa hợp với anh ấy. Bạn sẽ làm gì? Từ chối anh ta rằng bạn không muốn tiếp tục hẹn hò? Điều đó là dĩ nhiên rồi. Vậy còn trong trường hợp rõ ràng bạn thích anh ta đấy, nhưng bạn lại muốn thử từ chối để xem phản ứng của chàng?
Sau khi bạn nói “Không” với anh ta, hãy xem cách anh ấy phản ứng như thế nào nhé. Một số người đàn ông ban đầu trông rất lịch lãm, nhưng cho đến khi không có được thứ họ muốn sẽ bắt đầu nói những lời khó nghe với cả phụ nữ – người mà họ đã dành nhiều công sức để theo đuổi. Dĩ nhiên bạn cần tránh xa những kiểu đàn ông như thế này rồi.
Dưới đây là 8 phản ứng thường thấy của đàn ông khi bị phụ nữ từ chối:
Phản ứng 1:
Khi bạn nói “Không” với chàng, nếu chàng ta trả lời lại rằng: “Bình thường thôi, dù sao tôi cũng đâu có thích cô. Tưởng mình đẹp lắm chắc?”. Hay những câu đại loại như thế, tốt nhất là kết thúc luôn cuộc trò chuyện tại đó. Một người đàn ông có thể nói những lời như vậy có nghĩa cái tôi của họ quá lớn và dễ bị tổn thương. Khi cảm thấy bị người khác làm tổn thương mình, anh ta sẽ trả đũa lại bằng cách nói những lời khiến bản thân bạn thấy xấu hổ. Và anh ta hả hê khi nhìn thấy bạn cũng bị tổn thương. Quyết định từ chối của bạn hẳn là một quyết định đúng đắn.
Phản ứng 2:
Nếu khi bạn nói “Không” với chàng mà anh ấy bùi ngùi mất một lúc, sau đó mới nói rằng: “Xin hãy cho anh thêm một cơ hội, được không?” thì hãy suy nghĩ lại nhé. Có một người vì bạn mà kiên nhẫn nài nỉ, có lẽ tình cảm anh ấy dành cho bạn là thật. Nếu thực sự nghiêm túc tìm hiểu, có thể hai bạn sẽ đi được xa hơn.
Phản ứng 3:
Video đang HOT
Khi bị từ chối, anh ấy không có biểu hiện gì đau khổ mà chỉ nói một câu duy nhất: “Anh không miễn cưỡng em, nhưng anh có thể hôn em một lần không?”. Anh ấy đúng là lợi dụng cơ hội, trước khi bỏ đi còn muốn tìm kiếm khoái cảm cho bản thân. Tại sao anh ta lại quan tâm đến cái ôm hoặc hôn khi mà bạn còn chẳng quan tâm đến mối quan hệ với anh ấy? Liệu vì hắn đang thất vọng hay cảm thấy tan nát chăng? Hoang đường.
Phản ứng 4:
Khi bạn từ chối anh ta mà anh ta đáp lại bằng câu: “Sau này cô sẽ hối hận”, anh ấy quả là một kẻ hăm dọa. Thật may mắn là bạn đã không quen anh ấy. Hãy cẩn thận vì một người nhỏ nhen, ích kỉ như vậy sẽ làm mọi cách để trả thù vì bạn đã khiến họ bị mất sĩ diện đấy.
Phản ứng 5:
Khi bạn nói “Không” với một người mà anh ta hằn học đáp lại rằng: “Cô không xứng đáng với người đàn ông tốt như tôi. Rồi cô sẽ gặp những hạng đàn ông say xỉn và đánh đập cô hàng ngày. Tạm biệt”. Chẳng còn gì nghi ngờ, anh ấy thật bệnh hoạn. Rõ ràng hắn ta không chấp nhận sự thật mình bị từ chối, và bạn hoàn toàn có thể có một tương lai hạnh phúc khi rời xa hắn. Chẳng ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu bạn yêu và cưới một người như vậy.
Phản ứng 6:
Khi bạn nói “Không” và anh ấy hỏi ngược lại rằng: “Có phải em đã tìm được người giàu có hơn anh?”. Anh ấy quả là chàng trai ngốc nghếch và không hề biết rằng bạn vẫn ổn, thậm chí không cần tìm kiếm một ai giàu có để kết thúc mối quan hệ này.
Phản ứng 7:
Khi bạn nói “Không” và anh ấy cười nhếch môi đáp: “Được thôi, tôi còn rất nhiều sự lựa chọn. Thiếu gì phụ nữ muốn yêu tôi”. Chắc anh ta đang tự ảo tưởng về bản thân mình, hoặc anh ấy cố tình nói như thế để che giấu đi sự tổn thương của bản thân.
Phản ứng 8:
Những kiểu đàn ông còn lại như nói tục, chửi bậy hay đem tiền bạc ra cố ý mỉa mai bạn rằng việc bạn từ chối anh ấy là một sai lầm cũng thuộc vào những người nên tránh càng xa càng tốt. Hãy tiếp tục nhìn về phía trước, vẫn còn nhiều người đàn ông tốt đang chờ bạn đấy.
Theo TTXVN
Vợ muốn đòi quyền bình đẳng khiến chồng đâm đơn ly hôn
Chia tất cả mọi trách nhiệm trong gia đình thành hai phần, tôi chỉ gánh một nửa còn lại anh một nửa. Sự nóng nảy, kích động đó đã khiến tôi có những lời lẽ, hành động làm anh bị tổn thương...
Bố mẹ tôi là người có tư tưởng tiến bộ nên sau khi sinh được hai con gái, họ không có ý định sinh tiếp để có con trai như những gia đình khác. Dù gia đình nội ngoại nhiều lần khuyên họ nên cố gắng có người nối dõi, chứ con gái lớn lên đều trở thành "con nhà người ta" hết.
Ban đầu, mẹ tôi cũng có chút nao núng do sự tác động của người thân qua lớn. Nhưng rồi chính bố tôi là người luôn động viên mẹ nên gạt đi tất cả tư tưởng cổ hủ, bất bình đẳng nam nữ ấy. Nhờ đó mà từ nhỏ đến lớn, hai chị em tôi đều được nuôi dạy trong môi trường rất bình đẳng. Bố mẹ luôn tạo mọi điều kiện để dạy dỗ, đầu tư cho con gái học hành đầy đủ chẳng kém gì so với con trai nhà người khác. Thậm chí khi chị gái tôi học xong đại học có ước mơ ra nước ngoài du học tiếp, bố mẹ rất ủng hộ. Dù khó khăn về kinh tế, bố mẹ cũng tìm mọi cách để vay mượn đầu tư cho chị tôi đi du học.
Phần tôi bằng lòng với công việc ổn định ở một công ty liên doanh sau khi tốt nghiệp đại học. Tại đây, tôi đã gặp và yêu anh. Đám cưới hạnh phúc của chúng tôi đã diễn ra sau đó. Sau khi kết hôn, tôi mang tư tưởng bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vực mà bấy lâu nay mình thụ hưởng từ bố mẹ vào cuộc sống hôn nhân của mình. Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp vợ chồng tôi sống hạnh phúc và cuộc hôn nhân của chúng tôi theo đó sẽ tiến bộ hơn. Tôi có ước mơ trở thành người phụ nữ thành công trong sự nghiệp lẫn cả gia đình. Bởi vậy tôi thường đặt cho mình những điểm mốc cho các mục tiêu cần phấn đấu.
Ví dụ năm nay phải học thêm một khóa chuyên ngành ngoại ngữ, sang năm phải cố gắng thi đỗ cao học, hay phải sinh con thứ hai... Là người phụ nữ mạnh mẽ và quyết đoán nên tôi thực hiện được những dự định của mình đúng với kế hoạch đề ra. Thấy vợ vất vả với những mục tiêu ấy, chồng tôi nhiều lần bảo:
- Anh thấy em không nên ham hố quá, công việc thành công như thế cũng ổn rồi, để thời gian lo cho gia đình.
Lần nào nghe anh nói vậy, tôi đều lớn tiếng đòi quyền bình đẳng trong sự nghiệp đối với chồng:
- Sự nghiệp của em cũng giống anh thôi, sao anh có quyền học lên còn em thì phải dừng lại?
- Anh không cấm em phấn đấu nhưng em cần phải biết cái đích cuối cùng của người phụ nữ là gì? Chẳng phải là giữ lửa cho tổ ấm gia đình hay sao.
- Gia đình có hạnh phúc hay không cần cả em và anh chung tay xây dựng chứ một mình em làm sao nổi.
Bao giờ cuộc tranh luận của chúng tôi cũng kết thúc bằng kiểu lý luận đó của tôi. Dần dần anh không còn muốn tham gia hay góp ý gì đến chuyện phấn đấu sự nghiệp của tôi nữa. Mỗi lần tôi đề ra một mục tiêu nào đó anh đều nhất trí ủng hộ, bảo chỉ cần tôi sắp xếp, phân bổ được thời gian và công việc gia đình hợp lý thì thích phấn đấu kiểu gì cũng được. Tôi đã nghĩ mình sẽ trở thành người phụ nữ thành công khi có người chồng luôn tạo điều kiện cho vợ sự bình đẳng trên mọi phương diện.
Cuộc sống hôn nhân của tôi tạm ổn cho đến ngày anh được đề bạt lên vị trí phó giám đốc. Công việc của anh bận rộn hơn trước, thường xuyên đi công tác dài ngày. Điều đó có nghĩa, anh không thể san sẻ việc gia đình với tôi giống như trước đây. Tôi quay cuồng giữa công việc gia đình và cơ quan. Thấy vậy, anh bàn tôi nên thuê giúp việc. Thời gian đầu, mọi việc có vẻ ổn hơn khi giúp việc gánh bớt việc nhà cho tôi. Sau đó, tôi nhận ra giúp việc chỉ giúp tôi giải quyết một phần công việc trong gia đình chứ không thể thay thế vai trò của tôi. Do đó, mọi chuyện học hành của con cái, giải quyết các vấn đề khúc mắc của chúng ở trường, ở nhà, lo cho chúng khi ốm đau, đối nội đối ngoại trong gia đình vẫn đổ dồn lên vai tôi. Những việc đó lấy đi của tôi rất nhiều thời gian lẫn công sức.
Và khi mọi thứ trở nên quá tải, tôi bắt đầu cảm thấy mình thiệt thòi đủ thứ. Rõ ràng vợ chồng chúng tôi luôn bình đẳng trên mọi phương diện, vậy tại sao chỉ mình tôi phải ở thế là người hi sinh đầu tiên?
Ví dụ mỗi khi có phải đi công tác đâu đó, anh thoải mái xách va li lên đường, không cần lo lắng chuyện ở nhà ra sao. Trong khi đó lần nào đi công tác, tôi cũng phải lên kế hoạch, sắp xếp công việc gia đình để con cái học hành, công việc nhà không bị xáo trộn. Thậm chí có những chuyến công tác, tôi vừa phải chịu áp lực công việc, vừa phải lo lắng giải quyết những chuyện xảy ra ở gia đình khi tôi vắng nhà. Càng ngày tôi càng cảm thấy kiệt quệ, thấy mọi cái đều bất công đối với mình.
Tôi bắt đầu chống lại sự bình đẳng ấy bằng việc bắt chồng phải hi sinh giống mình. Mỗi lần con ốm, tôi không hoãn đi công tác như trước nữa mà yêu cầu anh nghỉ việc để ở nhà trông con. Thỉnh thoảng, tôi cũng cho phép mình được tụ tập với bạn bè giống như chồng dù việc nhà còn bừa bộn. Lần nào sự vắng mặt của tôi cũng tạo ra các sự cố ngoài mong muốn như: Khách bên chồng đến chơi không ai tiếp, con cái phải nghỉ học thêm các lớp năng khiếu vì bố mẹ đều bận không có ai đưa đón... là tôi đều đổ lỗi và nặng lời chỉ trích chồng. Khi anh bảo, những việc đó là nhiệm vụ của một người vợ phải quán xuyến, tôi liền đưa các quy định của luật bình đẳng giới ra để "chiến đấu" với anh. Tôi nói rằng vợ chồng đều có quyền giống nhau, vì vậy không có lý do gì lúc nào cũng chỉ có tôi là người phải làm điều đó mà không phải là anh. Các vấn đề của con cái, anh và tôi đều phải trách nhiệm bằng nhau. Vấn đề đối nội, đối ngoại cũng tương tự, anh không có quyền đòi hỏi tôi phải làm thế này, thế nọ trong khi bản thân mình không làm gì.
Mặc cho anh lấy lí do vì điều kiện công việc không thể thực hiện được những việc đó chứ không phải cố tình đùn đẩy hết cho vợ, nhưng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Từ đó, tôi phân chia tất cả mọi trách nhiệm trong gia đình thành hai phần, tôi chỉ gánh một nửa còn lại anh một nửa.
Những việc anh không làm được thì bỏ chứ tôi nhất định không chịu làm thay giống như trước. Nếu anh không làm tròn nhiệm vụ và để nó ảnh hưởng đến con cái, gia đình là tôi gay gắt chỉ trích anh. Dần dần, tôi biến mình thành một phụ nữ nóng nảy, lúc nào cũng trong trạng thái bị kích động bởi sự bê trễ của anh trong các phần việc đối với con cái, gia đình.
Sự nóng nảy, kích động đó đã khiến tôi có những lời lẽ, hành động làm anh bị tổn thương.
Nhưng tôi không nhận ra điều đó, cho đến ngày sự tổn thương trong anh quá nặng, sức chịu đựng đã đến giới hạn cuối, anh làm đơn ly hôn. Đến lúc này, tôi mới nhận ra sai lầm của mình nhưng đã quá muộn màng, anh nói không một chút luyến tiếc và ân hận trước việc chấm dứt cuộc hôn nhân này. Và điều làm tôi đau khổ nhất chính là cái cách đấu tranh để đòi quyền bình đẳng với chồng trong cuộc sống hôn nhân của tôi đã đẩy chồng tìm đến sự an ủi, chia sẻ ở một người phụ nữ khác...
Theo PNVN
Hậu ly hôn: Thông gia đối xử với nhau như thế nào. Khi tan vỡ, người này đổ lỗi cho người kia, hai bên gia đình cũng vì thế mà căng thẳng với nhau. Bố mẹ Bon ly hôn khi em mới 3 tuổi, anh trai em là Tít cũng chỉ mới 5 tuổi. Những khó khăn về kinh tế, không hòa hợp về tính cách đã đẩy bố mẹ em dần xa nhau. Hai...