Muốn biết dự án có thế chấp, hỏi văn phòng đăng ký
Trong khi kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp đi vay, thế chấp dự án là hoàn toàn bình thường, miễn họ không làm sai pháp luật.
Ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM (VPĐKĐĐ – thuộc Sở TN&MT), thông tin như trên sau khi Sở TN&MT công bố danh sách 77 dự án đang thế chấp trên địa bàn TP (xem Pháp Luật TP.HCM ngày 26-7).
Rà soát các dự án đang thế chấp
. Trong danh sách 77 dự án vừa được công bố, Sở TN&MT có phân loại hay xác định cụ thể dự án nào đã thế chấp nhưng vẫn bán nhà (hoặc ngược lại) và dự án nào thế chấp đúng quy định?
Hiện tại thông tin, dữ liệu mà VPĐKĐĐ có được không đủ để trả lời câu hỏi trên. Trong nhiều trường hợp, hợp đồng thế chấp là bí mật kinh doanh của ngân hàng nên phần mục đích cho vay được ghi rất chung chung.
Hiện tại theo chỉ đạo của TP, một tổ công tác rà soát các dự án đang thế chấp, đặc biệt là các dự án đã bàn giao nhà cho cư dân, vừa được thành lập do Sở Xây dựng chủ trì. Tổ công tác có sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước, Sở Tư pháp, Sở TN&MT.
. Nhiều ý kiến cho rằng có rất nhiều dự án đang được thế chấp nhưng vì sao Sở chỉ công bố 77 dự án này?
Trên thực tế, dự án có nhiều giai đoạn thực hiện, nhiều hình thức huy động vốn. Các dự án được công bố trong danh sách vừa rồi chỉ là những dự án đã nộp hồ sơ cho Sở Xây dựng để xác định đủ điều kiện huy động vốn theo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
. Sau khi Sở thông báo, các doanh nghiệp trong danh sách có phản ứng gì không?
Video đang HOT
Cũng có một số chủ đầu tư gọi điện thoại đề nghị nên thông báo cho họ biết trước khi công khai để họ không bị động khi khách hàng hoặc báo chí có thắc mắc. Việc công bố các dự án thế chấp là VPĐKĐĐ thực hiện theo chỉ đạo của TP và kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.
Quan điểm của Sở là chẳng những công khai thông tin mà sắp tới còn phải thường xuyên cập nhật tình hình, chẳng hạn dự án đã giải chấp hay chưa, toàn bộ hay số lượng bao nhiêu… đối với 77 dự án. Chủ đầu tư chỉ cần rút thế chấp 1-2 căn hộ, chúng tôi cũng sẽ cập nhật thông tin.
Chung cư Minh Thành, quận 7, TP.HCM nằm trong danh sách 77 dự án đang được thế chấp. Ảnh: HỒNG TRÂM
Chậm được cấp GCN, báo ngay cho phường
. Theo ông, việc công bố thông tin dự án thế chấp như trên có lợi ích gì cho người dân? Thực tế, khi Sở vừa công bố thông tin, đã có một số người mua và cư dân rất lo lắng khi nhà họ nằm trong danh sách này…
Việc công khai thông tin là vô cùng cần thiết. Nhờ đó người dân biết được dự án đang thế chấp để thực hiện quyền yêu cầu chủ đầu tư phải giải chấp căn hộ khi ký hợp đồng mua bán theo quy định. Trường hợp chủ đầu tư chưa đủ khả năng đáp ứng, hai bên có thể thỏa thuận với nhau về cách thức thanh toán phù hợp.
Sẵn đây tôi cũng muốn nói rằng việc doanh nghiệp đi vay, thế chấp dự án khi kinh doanh bất động sản là hoàn toàn bình thường. Vấn đề ở chỗ họ không được làm sai pháp luật, ảnh hưởng quyền lợi của người mua, chẳng hạn như không giải chấp, không rút bớt tài sản mà vẫn bán nhà cho khách hàng.
. Như vậy, việc công khai thông tin dự án thế chấp là rất hữu ích cho khách hàng trước khi quyết định mua. Nhưng với những dự án đã bán rồi mà chủ đầu tư vẫn thế chấp thì quyền lợi của người mua giải quyết như thế nào?
Kinh nghiệm thực tế từ vụ chung cư Harmona (quận Tân Bình) cho thấy quận/huyện sẽ là nơi bám sát nhất và xử lý rốt ráo nhất các dự án chậm cấp giấy chứng nhận (GCN) cho người mua. Do đó, Sở đã kiến nghị và TP chỉ đạo thực hiện theo chủ trương giao quận/huyện là nơi xử lý đầu tiên công việc này.
Khi thấy căn hộ chậm được cấp GCN, đặc biệt khi biết dự án đang thế chấp, cư dân cần phản ánh ngay đến UBND phường để phường báo cáo quận. UBND quận sẽ làm việc với các chủ đầu tư để xử lý sự việc.
. Ngoài 77 dự án đã thông tin công khai, người dân các dự án khác cũng muốn biết dự án của họ có bị thế chấp hay không. Vậy có thể tìm hiểu thông tin này ở đâu?
Người dân có thể liên hệ VPĐKĐĐ TP hoặc các chi nhánh. Tôi sẽ có văn bản đề nghị các chi nhánh cung cấp thông tin cho người dân có yêu cầu.
. Xin cám ơn ông.
Trong danh sách 77 dự án của Sở TN&MT có nêu công ty chúng tôi thế chấp 10 căn hộ và sáu sàn thương mại tầng 2, 3, 17 thuộc cao ốc Hưng Phát. Thông tin này có thể gây nhầm lẫn và ảnh hưởng đến tâm lý, lòng tin của khách hàng. Bởi 10 căn hộ của cao ốc Hưng Phát đều được chúng tôi giữ lại phục vụ cho mục đích khác chứ chưa bán cho bất cứ khách hàng nào. Tương tự, sáu sàn thương mại tầng 2, 3, 17 cũng là phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chúng tôi. Do vậy, việc thế chấp phần tài sản này không ảnh hưởng đến quyền lợi của cư dân cao ốc Hưng Phát. Đại diện Công ty TNHH Hưng Lộc Phát QUANG HUY ghi
CẨM TÚ
Theo_PLO
Hà Nội: Bất thường 26/300 dự án bất động sản thế chấp ngân hàng
Theo thông tin từ Văn phòng quản lý đất đai Hà Nội (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), hiện có 26/300 dự án bất động sản đang được thế chấp tại ngân hàng, có đăng ký thông tin đảm bảo trên hệ thống của cơ quan này.
Trước đó, tại TP Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và môi trường cũng đã lần đầu tiên công bố danh tính 77/600 dự án đang được thế chấp cho ngân hàng.
Chiều qua (25/7), trao đổi với PV, ông Trần Ngọc Quang - Phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, thống kê sơ bộ trên hệ thống của Văn phòng này cho thấy, Hà Nội hiện có khoảng 26 dự án bất động sản đã được thế chấp tại ngân hàng và có đăng ký thông tin giao dịch đảm bảo trên hệ thống của văn phòng.
Như vậy, có thể thấy, số dự án bất động sản đang được thế chấp tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là quá ít và quá bất thường. Bởi, trên thực tế, hiện có đến 90% doanh nghiệp bất động sản phải đi vay vốn ngân hàng để triển khai dự án.
Vậy tại sao số lượng dự án đăng ký thế chấp với các cơ quan quản lý lại quá ít như vậy. Theo các chuyên gia bất động sản, có thể xảy ra nhiều khả năng, nhiều doanh nghiệp bất động sản đi vay vốn ngân hàng nhưng "trốn" đăng ký thông tin giao dịch đảm bảo để "che mắt" người mua nhà? Hai, các doanh nghiệp này đã đi vay vốn dưới hình thức nào đó như tín chấp, thế chấp quyền thực hiện dự án... và không đăng ký thông tin với Sở Tài nguyên và các cơ quan quản lý tư pháp...
Theo tìm hiểu của Pv, thời điểm trước, các chủ đầu tư dự án bất động sản đều công bố thông tin về việc ngân hàng cam kết cho vay. Khi ngân hàng "chống lưng", các dự án sẽ đảm bảo tiến độ xây dựng và điều này rất quan trọng với người mua nhà. Tuy nhiên, nhiều dự án quảng cáo là được ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn nhưng lại không hề có tên trên hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước
Ông Trần Ngọc Quang khẳng định số lượng 26 dự án này có hiện thị trên hệ thống của Văn phòng quản lý đất đai, còn các doanh nghiệp và ngân hàng vay vốn dưới hình thức nào thì ông không nắm được.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức - Văn phòng luật sư Basico, có đến 100% doanh nghiệp bất động sản đều phải dựa vào nguồn vốn vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, do không phải dự án nào cũng đủ điều kiện để thế chấp quyền sử dụng đất hay thế chấp dự án theo đúng quy định của pháp luật. Do vậy, nhiều ngân hàng vì lợi nhuận đã nghĩ ra đủ mọi cách để cho vay. Sau đó, dùng điều 142 của Luật các tổ chức tín dụng để che dấu thông tin về các khoản vay nay.
"Luật kinh doanh bất động sản mới đây quy định, các dự án vay vốn ngân hàng phải đăng ký tài sản đảm bảo trên hệ thống quản lý tư pháp. Tuy nhiên, điều 142 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 lại quy định bảo mật thông tin vay vốn của khách hàng. Do vậy, đây là vướng mắc của quy định pháp luật đối với thực tế dẫn đến thông tin về thế chấp tài sản rất mù mờ ".
Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hiện có rất ít dự án bất động sản được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Điều đó có nghĩa, phần lớn các dự án bất động sản đều phải sử dụng chiêu thức lách luật để được vay. Và khi thông tin này bị bưng bít, thì khách hàng có đến các cơ quan chức năng để tra cứu cũng không có được thông tin gì. Hậu quả là nếu doanh nghiệp vay ngân hàng nhưng không có tiền trả thì ngân hàng sẽ siết chính căn hộ mà khách hàng vừa mua.
Theo_VnMedia
Nhà bà Nguyệt Hường: Vợ tỷ phú BĐS, chồng thống lĩnh ngân hàng Ngoài việc sở hữu 11 khu và cụm công nghiệp khác nhau, bà Hường còn nắm trong tay nhiều dự án BĐS lớn tại HN và TP.HCM như Goldmark City, Goldsilk Complex, TheGoldview. Đặc biệt, bà Hường còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập MaritimeBank. Chiều muộn ngày 17/7, báo chí đưa tin 100% các thành viên Hội đồng bầu cử quốc...