Muốn biến thành ‘Lexus thứ 2′ của Nhật nhưng Mazda lại chốt nước đi không giống hãng xe sang nào
Bất chấp sự xuất hiện của khung gầm mới tối ưu cho hệ dẫn động cầu sau, Mazda sẽ không có một phân nhánh hiệu suất cao như các đối thủ của mình.
Trong một vài năm trở lại đây, không ít thương hiệu xe quốc tế chứng kiến thành công vượt bậc sau khi mở rộng quy mô phân nhánh hiệu suất cao với những ví dụ điển hình nhất có thể kể đến là Toyota với Gazoo Racing, Ford với ST, Volkswagen R, Kia với GT hay Hyundai với N Performance.
Trong khi đó, một trong những hãng xe phổ thông có tên tuổi nhất ở mảng này trong quá khứ là Mazda với MazdaSpeed/Mazda Performance Series lại quyết định rời bỏ cuộc chơi và gần như chắc chắn không quay trở lại.
Với khung gầm mới (vừa chào sân trên CX-60) tối ưu cho dẫn động cầu sau và động cơ 6 xy-lanh, Mazda được nhiều người kỳ vọng sẽ khai thác triệt để hơn mảng xe hiệu suất cao nhưng họ hoàn toàn không có kế hoạch làm như vậy.
Video đang HOT
Trao đổi với tạp chí Motor của Australia, giám đốc tiếp thị Mazda Australia Alastair Doak xác nhận họ không có khả năng đưa trở lại các thương hiệu con nhắm tới mảng vận hành hiệu suất cao trong quá khứ. Khi được hỏi về một cấu hình CX-5 thể thao, ông khẳng định dự án trên “thực tế sẽ có doanh số không cao” và CX-60 với động cơ hybrid sạc điện, theo họ, đã là một mẫu xe có khả năng vận hành tốt.
Mazda hiện tại là một trong số ít những thương hiệu toàn cầu không có phân nhánh xe thể thao riêng. Nếu tính Mazda là một hãng xe sang (như mục tiêu hãng đã và đang nhắm tới), họ có lẽ là cái tên duy nhất không khai thác mảng này khi BMW có M Performance, Mercedes có AMG hay Audi có Sport.
Mazda từ trước tới nay được biết đến như một trong những hãng xe có trải nghiệm lái trung bình mọi đầu xe tốt nhất phân khúc phổ thông, tuy vậy chừng đó là chưa đủ để họ có thể vươn tầm thành một thương hiệu hạng sang và ngay cả khi so sánh với các đối thủ phổ thông sử dụng động cơ mạnh vượt trội, chỉ mình yếu tố trên bây giờ cũng là chẳng đủ.
Mazda tham vọng thành 'Lexus thứ 2' của Nhật, nhắm cạnh tranh Mercedes-Benz, BMW
Mazda không muốn dừng lại ở phân khúc tiệm cận xe sang nhưng sẽ chọn định hướng riêng chứ không giống kiểu xe Đức.
Một số hãng xe chọn cách tiếp cận đẩy mạnh doanh số bằng cách dòng xe giá rẻ để tăng doanh thu - đánh đổi bằng việc lợi nhuận trung bình mỗi đầu xe bị hạ thấp. Một số khác, đặc biệt là trong giai đoạn vài năm trở lại đây, chọn cách sang hóa để giảm áp lực doanh số nhưng tăng lợi nhuận thu về.
Mazda là một trong những thương hiệu tiên phong cho hướng đi trên nhưng không như những người đi sau như Hyundai/Kia, họ không muốn dừng lại ở các mẫu xe tiệm cận phân khúc hạng sang. Trao đổi với Autocar, giám đốc điều hành Mazda Anh Quốc Jeremy Thomson khẳng định họ muốn trở thành một thương hiệu hạng sang đích thực.
"Đích đến mà Mazda nhắm tới là trở thành một lựa chọn thay thế khả dĩ cho các thương hiệu hạng sang truyền thống. Tuy vậy Mazda sẽ không chọn công thức sang trọng mà xe Đức theo đuổi bởi họ đang làm rất tốt công thức trên và không thể bị đánh bởi trên sân chơi của mình".
Nói cách khác, Mazda không nhắm tới Mercedes-Benz, BMW hay Audi, thay vào đó họ muốn mang tới cho khách hàng chọn mua xe sang những lựa chọn với thiết kế mới mẻ hơn. Khi được hỏi về việc liệu có muốn trở thành "Lexus thứ 2" của người Nhật, vị lãnh đạo Mazda thẳng thắn thừa nhận "tại sao không?".
Mazda Amati từng là tham vọng bị chê cười không ít từ thương hiệu Nhật (Ảnh: Wheel Magazine)
Do độ phủ kém của Infiniti và Acura, có thể coi Lexus là hãng xe sang Nhật duy nhất có quy mô toàn cầu và Mazda có thể trở thành cái tên thứ 2 với hướng đi mới. Doanh số Mazda hiện tại rơi vào mức khoảng gấp 3 Lexus nhưng chưa rõ hãng có thể giữ lại bao nhiêu phần trăm doanh số hiện có khi chuyển sang bán xe sang.
Trong quá khứ Mazda đã từng thử lấn sân lên phân khúc hạng sang với thương hiệu con Amati vào đầu những năm 1990 nhưng thời điểm được lựa chọn quá đen đủi (kinh tế Nhật Bản chạm đáy vào 1992) khiến kế hoạch trên nhanh chóng bị hủy bỏ.
Xe Hàn lên ngôi: Kia và Hyundai đáng tin cậy hơn Toyota, Mazda và Mitsubishi Hyundai và Kia tiếp tục thuyết phục được J.D Power về mức độ bền bỉ, đáng tin cậy trong 3 năm sử dụng đầu tiên theo nghiên cứu của tổ chức này. Nghiên cứu của J.D. Power không khảo sát xe mới mà nhắm tới số xe đã được người dùng sử dụng trong 3 năm. Với 184 hạng mục chi tiết nằm...