Muốn bản thân mạnh mẽ hơn phải biết cách buông bỏ 9 điều này
Có những thứ nếu bạn chấp nhận buông bỏ thì được sẽ nhiều hơn là mất, chỉ là bạn có dám dũng cảm buông bỏ hay không.
1. Buông bỏ thể diện
Đôi khi ta cúi đầu, là để nhìn cho rõ con đường mình bước đi. Rất nhiều người nhận thấy, bản thân mình có quá nhiều thứ, đều là những thứ không thuần khiết, không như ý, tuy nhiên lại không buông bỏ xuống được. Thể diện khiến họ không buông được, cuối cùng chết vì thể diện.
Mệt mỏi hay không mệt mỏi, là phụ thuộc vào cái tâm của bạn. Trong căn phòng tâm hồn, nếu không được quét sạch thì sẽ bị bụi trần bao phủ. Quét sạch bụi trần, mới có thể khiến cái tâm ảm đảm trở nên tươi sáng. Đem sự tình làm rõ, mới có thể từ giã mọi muộn phiền; đem một vài thống khổ vô vị mà ném xuống, hạnh phúc sẽ tràn ngập không gian.
Ảnh minh họa: Internet
3. Buông quá khứ
Buông quá khứ, lòng bạn mới có thể đón nhận niềm vui mới, mới có thể thay đổi tâm trạng của bạn. Học cách bình tĩnh đón nhận sự thật, học cách thuận theo tự nhiên, học cách thản nhiên đối mặt với mọi khó khăn, học cách nhìn cuộc sống với con mắt tích cực, học cách nhìn vào chỗ tốt của mọi sự việc trên đời.
4. Buông bỏ oán giận
Đời người sẽ có nhưng lúc thất bại, thậm chí lâm và nghịch cảnh. Tuy nhiên, thay vì hậm hực với đời, cay nghiệt với người bạn hãy học cách hoán đổi suy nghĩ. Hãy tập suy nghĩ tích cực, dẹp bỏ oán giận vì oán giận không thể khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn mà chỉ khiến nhân cách của bạn bị biến chất.
5. Buông bỏ việc sống vì người khác
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Dẫu biết bố mẹ luôn muốn những điều tốt đẹp cho con cái, thế nhưng bố mẹ không thể sống thay đời ta, không thể hiểu những mong muốn thật sự trong cuộc đời ta. Vậy nên, thay vì sống theo suy nghĩ của người khác ta hãy tự kiểm soát và định hướng cuộc đời của mình.
6. Buông bỏ sự ích kỷ
Là người, ai cũng đặt lợi ích của mình lên trên tất cả, vậy nên muốn nhìn thấu tâm can của một người chỉ cần nhìn cách họ cư xử với ta khi xảy ra tranh chấp về lợi ích là đủ. Muốn đời nhẹ nhàng, an yên bạn hãy tránh xa thói xấu trên, hãy học cách đứng vào vị trí của người khác để suy nghĩ, cư xử rồi bạn sẽ thấy tâm bình an.
7. Buông oán hận
Oán trách chi bằng tiếp tục cố gắng! Mọi thất bại chính là bước trải đường cho thành công. Oán hận và tức giận, chỉ có thể là cản bước của thành công. Buông oán hận, tâm bình khí hòa đón nhận thất bại. Oán hận không thể nào thay đổi được thực trạng, mà tiếp tục cố gắng mới có thể mang đến hy vọng.
Ảnh minh họa: Internet
8. Buông hẹp hòi
Tâm khoan thì thiên địa liền khoan. Khoan dung là một mỹ đức. Khoan dung người khác, kỳ thực chính là cấp cho lòng mình một con đường thênh thang rộng mở, cũng chính là khoan dung với chính bản thân mình.
9. Buông hoài nghi
Trong lòng còn có hoài nghi, làm việc tất khó thành. Dùng người thì không nghi, đã nghi thì không dùng người. Không nên lấy sự hoài nghi của mình để nhận định suy nghĩ của người khác. Không nên ngờ vực người khác một cách vô căn cứ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tình hữu nghị lâu dài.
Theo phunuvagiadinh.vn
Chồng trở nên tính toán hẹp hòi khi nhà ngoại gặp khó khăn
Khi vợ chồng tôi khó khăn không nhà không cửa, ba tôi đã gọi về ở chung cùng làm ăn. Giờ nhà ngoại gặp trở ngại, chồng lại đòi ra riêng vì sợ trách nhiệm.
Vợ chồng tôi lấy nhau gần 6 năm và khá long đong lận đận. Anh kém tôi 3 tuổi, ba mất sớm sống với mẹ từ nhỏ nên tính tình khá khép kín. Yêu nhau được một thời gian thì anh vào miền Nam lập nghiệp, sau đó, quay về làm đám cưới rồi đưa tôi vào làm chung công ty.
Cuộc sống của hai vợ chồng ở thành phố khá bấp bênh bởi công việc không ổn định lại ở trọ. Bởi thế, khi tôi sắp sinh con đầu lòng, chúng tôi quyết định về quê ở cùng với mẹ chồng.
Giữa lúc vợ chồng tôi gặp khó khăn, ba mẹ đã dang tay giúp đỡ. (Ảnh minh họa)
Nhưng mẹ chồng làm ăn kinh doanh thua lỗ nên lâm vào cảnh nợ nần. Bà bỏ quê đi chạy nợ còn vợ chồng tôi bơ vơ vì người ta đã siết nợ ngôi nhà đang ở. Phải nói thêm, mẹ chồng không lo lắng cho con cái, cả ba đứa con đều không nuôi tới nơi tới chốn. Con cái thì thân ai nấy lo, tự lập bươn chải với đời mà sống, chồng tôi cũng vậy.
Trong lúc đó, ba mẹ tôi đang có mấy chục héc - ta cao su phải thuê nhân công chăm sóc mà vợ chồng tôi không có việc làm nên ba gọi chúng tôi về làm chung. Bàn bạc mãi cuối cùng chồng cũng đồng ý theo tôi về nhà ngoại tá túc tính chuyện làm ăn.
Ba tôi rất vui khi con rể chịu về làm cùng. Chồng tôi vốn chăm chỉ, biết tính toán nên một thời gian sau, ngoài cao su trên đất đai của ba mẹ, chúng tôi còn trồng thêm dưa lưới.
Lấy thu nhập từ việc trồng trọt, chồng tôi mở thêm đại lý phân bón cung cấp cho cả vùng. Khi mới về, nhà cửa chật chột, ba tôi có đề nghị vợ chồng tôi góp một phần ba số tiền để làm lại nhà sống chung với ba mẹ.
Lúc ấy, vốn liếng có bao nhiêu, chúng tôi dồn hết vào việc làm nhà. Số tiền đó sau vài năm làm ăn cùng ba đã thu hồi lại gấp nhiều lần. Ba tôi cũng hứa, sau này, đất đai nhà cửa sẽ để lại cho vợ chồng tôi làm ăn. Bởi hai em gái tôi đã lấy chồng có nhà cửa ổn định, em trai đang học đại học trước sau gì cũng ở lại thành phố.
Cuộc sống của gia đình tôi ở nhà ngoại rất hoàn thuận vui vẻ. Tôi sinh tiếp hai đứa con và chỉ ở nhà chăm con. Chồng và ba tôi làm ăn chung khá phát đạt. Nhưng cuộc sống đang yên lành thì em trai tôi bỗng dưng đổ bệnh nặng, ba tôi cũng phát hiện bị tiểu đường, suy thận phải nghỉ ngơi tránh lao lực.
Thế là, ba mẹ phải gác chuyện làm ăn để lên bệnh viện vừa chăm sóc em trai vừa điều trị bệnh. Bởi thế việc làm ăn từ ngoài vườn đến cửa hàng đều do chồng tôi cáng đáng.
Công việc vất vả khiến anh trở nên cáu bẳn. Anh luôn than thở bao nhiêu tiền làm ra đều phải dồn để lo cho ba và em trai ở viện hết chẳng dư được đồng nào. Thực tế, chúng tôi chỉ phụ một phần vì ba mẹ còn vốn liếng.
Trong lúc nhà ngoại đang rối ren như thế, anh lại đòi ra sống riêng, thậm chí còn có ý định lấy lại số tiền đã đóng góp để xây nhà. Anh sợ sống chung sẽ phải có trách nhiệm vì bệnh tình của em trai và ba tôi cần điều trị lâu dài.
Giờ nhà ngoại gặp khó khăn, chồng tôi lại tính toán hẹp hòi. (Ảnh minh họa)
Càng ngày, anh càng thể hiện sự ích kỷ của mình, đòi bỏ đi sống một mình nếu tôi không đồng ý. Giờ ba mẹ tôi và em trai ở bệnh viện gần như suốt năm, nhà cửa vườn tược đều giao cho vợ chồng tôi, anh lại trở chứng.
Khi chúng tôi khó khăn, nhà ngoại đã cưu mang, đến khi có trở ngại anh lại đòi phủi tay cho khỏe. Vì chuyện này mà vợ chồng tôi hục hặc cả tháng trời. Một mình tôi chạy đi chạy về trong viện còn anh lấy cớ bận việc không lui tới gì cả.
Ba mẹ tôi chưa hiểu chuyện gì xảy ra nhưng cũng cảm thấy buồn. Gần đây, anh còn ép tôi lên nói ba sang tên sổ đỏ anh mới chịu ở lại và tiếp tục làm ăn. Tôi làm sao có thể mở lời với ba mẹ giữa sóng gió thế này.
Quá bực tức, tôi tuyên bố, anh muốn đi đâu thì đi chứ tôi không thể làm thế. Anh giận, bỏ cửa hàng, vườn tược đi đâu mấy tuần chưa về. Tôi thật sự thất vọng với cách cư xử vô ơn của chồng đối với người giúp đỡ mình chưa kể đó là ba mẹ vợ.
Hồng Đào
Theo phunuonline.com.vn
Em à, nếu người đã không còn yêu Em à, tình yêu không phải là thứ mà chúng ta có thể dùng sự tự tin của mình để kéo dài hay rút ngắn lại. Đôi khi người ta rời xa nhau chỉ đơn giản là vì đã hết yêu. Thời gian chưa bao giờ là một ổ khóa chắc chắn để ràng buộc hay níu kéo trái tim một người cả....