Muối tắm gây nghiện như thuốc phiện
Những loại muối tắm có chứa bột mephdrone kích thích cũng có thể gây nghiện giống như cocaine, các nhà khoa học cảnh báo.
Muối tắm được xếp vào nhóm dược mỹ phẩm “thư giãn” và rất được ưa chuộng thời gian gần đây. Thậm chí nhiều bài báo đã đăng tải về tác dụng “kỳ lạ” của nó lên tâm trạng người dùng.
Một gói bột cathinone có khả năng gây nghiện không kém gì cocaine.
Tuy nhiên, trái với tên gọi, muối tắm lại không được dùng để… tắm. Thay vào đó, nó là “tiếng lóng” để gọi một họ thuốc kích thích tự chế. Hiện trên thị trường có nhiều biến thể khác nhau của muối tắm nhưng đều có chứa chất cathinone chiết xuất từ cây khat.
Tính tới thời điểm này, 42 bang của Mỹ đã ra lệnh cấm các hoạt chất cathinone kiểu này bởi nó có khả năng gây nghiện không kém gì heroine.
Theo LiveScience, muối tắm có thể gây ra một danh sách dài dằng dặc những thay đổi về cơ thể cũng như tâm trí người dùng, chẳng hạn như gây chóng mặt, ảo giác, làm nảy sinh tư tưởng tự tư, gây nôn mửa, thậm chí là tử vong.
Video đang HOT
Trong một nghiên cứu của Tiến sĩ C.J.Malanga thuộc khoa Thần kinh và Tâm lý học, Đại học Y Bắc Carolina, Malanga và các đồng nghiệp đã huấn luyện cho chuột đạp bánh xe để nhận “thưởng”. Phần thưởng ở đây là một kích thích điện vào thẳng khu vực não chịu trách nhiệm hưng phấn.
Trên thực tế, phương pháp này đã được sử dụng từ năm 1950 để nghiên cứu các loại dược phẩm có thể kích hoạt vùng hưng phấn và “phần thưởng” trên vỏ não như thế nào.
Các nhà khoa học tin rằng, nếu như dòng điện đi vào não đủ mạnh để chuột nhầm tưởng đó là một phần thưởng, chúng sẽ đạp bánh xe miệt mài hơn để có thể tiếp tục nhận được phần thưởng đó. “Thậm chí chúng sẽ đạp đến quên ăn, quên ngủ”, Malanga cho hay.
Tất cả các loại thuốc gây nghiện như heroin, morphine, cocaine, amphetamine, chất cồn, mephedrone… đều làm tăng cảm giác về phần thưởng ở chuột. Kể cả khi kích thích điện khá yếu nhưng nếu chuột được dùng thuốc trước đó, chúng vẫn rất phấn khích đạp bánh xe.
“Mephedrone và cocaine có sức kích thích và gây nghiện mạnh như nhau”, Malanga kết luận trên tạp chí Behavioural Brain Research.
Theo VNE
Thuốc nhỏ mũi có thể gây nghiện
Nếu bị nghẹt mũi thì trong ngày đầu tiên cố gắng đừng đụng tới thuốc nhỏ mũi
Hiện có rất nhiều người bị sổ mũi kéo dài hơn một tuần, thậm chí hơn một tháng và sử dụng thuốc nhỏ mũi trong một thời gian dài. Nhiều nghiên cứu mới nhất cho thấy không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi thường xuyên vì chúng có thể gây nghiện.
Tránh lạm dụng
Thông thường, mỗi khi nghẹt mũi, chúng ta khó có được giấc ngủ ngon và một giải pháp tức thời là dùng thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi để mở rộng đường thở. Thế nhưng sau đó không lâu, mũi lại sẽ bị nghẹt và chúng ta lại tiếp tục sử dụng thuốc nhỏ mũi, cứ như vậy thì người sử dụng thuốc nhỏ mũi sẽ bị tăng "đô" ( dose- liều lượng).
Chẳng hạn như lúc đầu, khoảng cách thời gian giữa 2 lần nhỏ mũi là 12 giờ, sau đó rút ngắn xuống 8 giờ, rồi 4 giờ... Mặc dù nhãn thuốc ghi rất rõ là chỉ được sử dụng vài ngày, thế nhưng một khi mũi bị nghẹt thì người bệnh cứ vô tư sử dụng thuốc nhỏ mũi.
Một số người sử dụng thuốc nhỏ mũi thì bị hồi hộp, kích ứng. Đây chính là do tác động tiết adrenalin được gây ra do ảnh hưởng của các loại thuốc nhỏ mũi. Rất nhiều thuốc nhỏ mũi và xịt mũi có chứa những dược chất có thể gây nghiện như oxymetazoline, phenyleherine, neosynephrine, xylometazoline.
Cần tránh sử dụng thuốc nhỏ mũi một cách bừa bãi để không bị nghiện thuốc nhỏ mũi. Ảnh: IMAGE
Bất cứ những loại thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi có chứa các dược chất gây co mạch đều có thể gây nghiện. Khi sử dụng thuốc nhỏ mũi trong một thời gian dài và bị nghiện, hệ thống lông mao mũi sẽ bị "mất phong độ", do đó, mũi vẫn còn cảm giác như bị nghẹt. Trong trường hợp này, trà ấm, xúp gà hoặc xoa nắn vùng xoang mũi sẽ giúp cải thiện được bệnh trạng một cách đáng kể và an toàn hơn là tiếp tục sử dụng thuốc nhỏ mũi.
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc nhỏ mũi là kích ứng, hắt hơi, thay đổi khẩu vị. Những bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, rối loạn tuyến giáp... cần phải thông báo tình trạng bệnh của mình cho bác sĩ khi muốn sử dụng thuốc nhỏ mũi. Những trường hợp sử dụng thuốc quá liều cần phải đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Những dấu hiệu của sự quá liều bao gồm xây xẩm, ói mửa, nhức đầu, táo bón...
Giải pháp an toàn cho mũi
Một khi bị nghiện thuốc nhỏ mũi, cần phải pha loãng thuốc nhỏ mũi trước khi sử dụng (hiện trên thị trường có bán những dụng cụ giúp pha loãng thuốc nhỏ mũi có tên gọi là Rhinostat Systems). Loại dụng cụ sẽ giúp tạo ra những dung dịch thuốc nhỏ mũi với nồng độ được giảm bớt.
Nếu những bệnh về mũi chỉ là "chuyện nhỏ" thì tốt nhất bạn hãy tìm những giải pháp khác đơn giản hơn, chẳng hạn như dùng nước muối. Thông thường, các bác sĩ kê cho bệnh nhân các loại thuốc nhỏ mũi như là một giải pháp đơn giản nhất. Tuy nhiên, là một bệnh nhân, bạn cần nên biết rằng bạn sẽ rất dễ dàng bị "ghiền" thuốc nhỏ mũi. Thuật ngữ "nghiện thuốc nhỏ mũi" đã được y văn thế giới ghi rõ.
Muốn ngăn ngừa sự nghiện thuốc nhỏ mũi, nên tránh sử dụng chúng một cách bừa bãi hoặc hạn chế sử dụng chúng. Nếu bị nghẹt mũi thì trong ngày đầu tiên cố gắng đừng đụng tới thuốc nhỏ mũi. Thay vào đó, nên nghỉ ngơi và uống trà nóng. Một khi bạn sử dụng thuốc nhỏ mũi và xịt mũi là bạn có thể sẽ bị dính nghiện. Đây không phải là do cơ địa của bạn yếu mà chính là do "tác động ngược" của thuốc nhỏ mũi.
Muốn sử dụng thuốc nhỏ mũi, bệnh nhân cần phải nhận được sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu dụng cụ dùng để nhỏ thuốc được thiết kế riêng, khi sử dụng xong nên rửa dụng cụ dùng để nhỏ bằng nước ấm, đóng chặt nắp chai thuốc sau khi dùng.
Nên bảo quản thuốc ở nơi mát, không có ánh sáng. Không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi của người khác hoặc cho người khác sử dụng thuốc nhỏ mũi chung với mình. Không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi quá thường xuyên hoặc lâu hơn chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi bị quên liều, tuyệt đối không được gấp đôi liều để bù đắp cho liều đã bị quên.
Theo Datviet
Tác hại của lạm dụng rượu Rượu là đồ uống chứa etanol có thể gây nghiện. Uống nhiều rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể, đôi khi thiệt mạng. Thời gian qua, tại Cẩm Phả và Hạ Long (Quảng Ninh) xảy ra 5 vụ ngộ độc rượu khiến 6 người tử vong. Nạn nhân đều uống "Rượu nếp 29 Hà...