Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Một nhân vật của Ernest Hemingway đã trả lời như sau khi được hỏi rằng anh ta đã phá sản như thế nào: “Hai kiểu. Dần dần và rồi bất thình lình”.
Đó cũng là cách mà cuộc khủng hoảng xảy ra trên thế giới. Ban đầu là một sự tích tụ dần dần, với những vết rạn trong hệ thống bắt đầu xuất hiện vào năm 2007. Thế rồi đột nhiên cú sốc xảy ra, khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9/2008, và hệ thống ngân hàng toàn thế giới cheo leo bên bờ vực. Kỉ niệm 10 năm ngày xảy ra sự kiện ấy giờ đang đến gần.
Hồi ức của sử gia
Adam Tooze là một sử gia nổi tiếng vì các công trình về thời kì giữa hai cuộc Thế chiến (giai đoạn 1918 – 1939). Ông Tooze đã nhắm đến việc thực hiện một công trình có căn cứ chính xác hơn là tác phẩm giải trí, do đó ông đã viết một cuốn sách gần 700 trang về lịch sử tài chính và kinh tế của thập niên vừa qua. Tuy nhiên các sự kiện được nhắc đến trong cuốn sách này diễn ra quá gần đây và quá kịch tính, cho nên cuốn sách này ngoài việc là một phân tích lịch sử còn mang tính thời sự rất cao.
Có 4 chủ đề lớn xuất hiện trong tường thuật của ông Tooze về giai đoạn hậu 2008. Chủ đề đầu tiên là các phản ứng ngay sau khủng hoảng, trong đó các ngân hàng được giải cứu, các quy định về tiền tệ và tài chính được nới lỏng. Chủ đề thứ hai là cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro, ảnh hưởng lớn nhất đến Hy Lạp và Ireland, đồng thời cũng tác động đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý. Chủ đề thứ ba là sự dịch chuyển của các nước phát triển sang một chính sách tài chính khắc khổ hơn. Chủ đề thứ tư là sự trỗi dậy của nền chính trị dân túy ở châu Âu và Mỹ.
Ông Tooze đồng tình với các nhà kinh tế học trong những việc như: các phản ứng ngay sau khủng hoảng là cần thiết nhưng các giám đốc điều hành của ngành ngân hàng chưa phải trả giá đầy đủ cho sự điên cuồng của họ; các nước châu Âu đã quá chậm chạp và bảo thủ trong cách làm việc với các nước bên ngoài lục địa, và chuyển sang chính sách khắc khổ là một sai lầm. Tổng hợp lại, phản ứng dữ dội với các chủ ngân hàng, sự thất vọng với chính phủ các nước Liên minh châu Âu EU và tác động của chính sách khắc khổ đã dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, ông Donald Trump đắc cử và Brexit.
Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers khởi đầu của cuộc khủng hoảng.
Video đang HOT
Ông Tooze đã chỉ ra một phần lớn của vấn đề là do sự thất bại của lãnh đạo chính trị. Các chính trị gia châu Âu ban đầu cho rằng cuộc khủng hoảng là của Mỹ, phát sinh từ Phố Wall, mặc dù các ngân hàng châu Âu cũng đầy những khoản nợ xấu. Trong khi đó ở Mỹ, chính quyền Tổng thống Bush đã thông qua các biện pháp xử lý khủng hoảng với Quốc hội nhờ vào sự hỗ trợ của Đảng Dân chủ, nhưng khi ông Barack Obama nhậm chức thì sự đồng tình của 2 đảng này đã chấm dứt.
Có lẽ thất bại nguy hiểm nhất là ở sự miễn cưỡng giải quyết các vấn đề nằm ở tận gốc của hệ thống và các vấn đề này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Ngành tài chính, nguyên nhân gây ra khủng hoảng, cho đến giờ vẫn chưa có thay đổi gì đáng kể. Các ngân hàng hiện nay có nhiều vốn hơn và tiền thưởng hiện nay gắn với hiệu quả trong dài hạn. Tuy nhiên các khoản thưởng này vẫn rất cao, trung bình của Phố Wall năm ngoái là 184.220 USD, chỉ thua kỉ lục của năm 2006. Các vụ bê bối về hành vi xấu của ngân hàng trong các lĩnh vực như ấn định giá, rửa tiền và bán nhầm tiếp tục được đưa ra ánh sáng.
Tình hình nền tài chính hiện nay vẫn giống như chưa từng có cuộc khủng hoảng nào xảy ra. Giá cổ phiếu ở Mỹ đã liên tục đạt các đỉnh cao mới và định giá các công ty thì chỉ thua các bong bóng giá của giai đoạn 1929 và 2000. Tỷ giá lãi suất vay tiền của chính phủ và các tập đoàn là rất thấp nếu so với các chuẩn trong lịch sử. Nếu tính trên toàn cầu thì số nợ tương quan với GDP đã cao ngang với trước khi xảy ra khủng hoảng. Như tác giả đã chỉ ra, hiện rất không rõ là các chính phủ có sẵn sàng thực hiện các hành động quyết liệt nếu khủng hoảng xảy ra một lần nữa hay không.
Bài học rút ra
Các cuộc tranh luận về kinh tế vi mô vẫn diễn ra cùng một cách từ trước đến nay. Những người tin rằng chính phủ còn khả năng để vay và chi tiêu nhiều hơn vẫn đang tranh cãi với những người tin rằng các khoản nợ hiện đã trở nên quá lớn. Những người muốn các chính sách của ngân hàng trung ương trở về như bình thường (lãi suất cao, không mua các trái phiếu chính phủ nữa) thì lại tranh cãi với những người tin rằng thắt chặt tiền tệ quá sớm sẽ gây hại cho nền kinh tế vẫn còn mỏng manh.
Thay đổi lớn nhất là thái độ của công chúng. Trước đây ý tưởng để mặc thị trường tự điều chỉnh và nó sẽ phân phối tài nguyên một cách hiệu quả và công bằng đã rất phổ biến trong giai đoạn 1990 – 2000. Chính phủ trung tả ủng hộ ý tưởng này hiện nay đã không còn nắm quyền nữa mà cử tri đã nghiêng về các đảng cực tả hoặc chủ nghĩa dân tộc cánh hữu.
Ngay cả Đảng Cộng hòa Mỹ cũng từ bỏ bản năng thị trường tự do của mình và chấp nhận các biện pháp bảo hộ và hành vi đe dọa các công ty của ông Trump. Nhiều nghị sỹ Đảng bảo thủ Anh đã tỏ thái độ thù địch công khai với các chủ doanh nghiệp tỏ ra e ngại về Brexit. Ý tưởng về lâu dài thương mại sẽ đem lại lợi ích cho tất cả mọi người đã không còn, và việc này đã thể hiện qua các con số: thương mại toàn cầu đã ngừng phát triển nhanh hơn GDP, vốn xảy ra trước khi có khủng hoảng.
Sự thay đổi thái độ của công chúng đã gây nên lo sợ về điều sẽ xảy ra khi một cơn bão nữa lại ập đến thị trường tài chính thế giới. Mức độ hợp tác như hồi năm 2008 – 2009, ví dụ như việc ngân hàng trung ương Mỹ cung cấp USD cho các ngân hàng trung ương đang thiếu tiền mặt ở châu Âu, có lẽ sẽ không dễ dàng có được một lần nữa.
Ông Tooze kết thúc quyển sách bằng việc so sánh các sự kiện ngày nay với các sự kiện thời năm 1914, khi thế giới mờ mịt bước vào một cuộc xung đột. Thế nhưng nếu chính xác hơn thì phải so sánh hôm nay với thời kì giữa hai cuộc thế chiến. Các hiệp định đình chiến đã kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng các căng thẳng đã gây ra cuộc chiến vẫn còn âm ỉ và lại bùng lên một lần nữa.
Đối với các nhà hoạch định chính sách, một ẩn dụ chết chóc khác có lẽ sẽ phù hợp hơn. Các ngân hàng trung ương đã chữa cơn đau tim của nền kinh tế thế giới bằng một cuộc giải phẫu cấp cứu. Nhưng bệnh nhân đã quay lại các thói quen xấu như hút thuốc, say xỉn và ăn đầy thức ăn béo. Bệnh nhân hiện trông có vẻ khỏe mạnh. Nhưng cơn đau tim kế tiếp sẽ còn tồi tệ hơn và những thủ thuật có tác dụng vào mười năm trước có lẽ sẽ không có tác dụng lần thứ hai.
Nguồn Economist
Theo nhipcaudautu
Lạm phát ở Venezuela có thể đạt mức 1 triệu % vào cuối 2018
Một quan chức của quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự đoán lạm phát ở Venezuela có thể đạt ngưỡng 1 triệu % vào cuối năm nay, đẩy quốc gia Nam Mỹ lâm vào trong một những cuộc khủng hoảng siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.
Đồng nội tệ Bolivar của Venezuela (Ảnh minh họa: AFP)
Reuters trích bài phân tích của ông Alejandro Werner, giám đốc khu vực tây bán cầu IMF, cho hay lạm phát ở Venezuela có thể lên mức 1 triệu % vào cuối năm 2018. Ông Werner so sánh tình trạng siêu lạm phát này với cuộc khủng hoảng ở Đức năm 1923 và Zimbabwe những năm 2000.
Bộ Thông tin truyền thông Venezuela chưa đưa ra bình luận khi Reuters liên lạc.
Kinh tế Venezuela bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái nghiêm trọng từ khi giá dầu thế giới tụt giảm vào năm 2014. Reuters trích số liệu của một tổ chức đối lập ở Venezuela cho biết, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 46.305% trong năm nay. Tổ chức này bắt đầu công bố dữ liệu kinh tế quốc gia từ khi ngân hàng trung ương Venezuela dừng cung cấp những thông tin này từ năm 2017.
"Sự xuống dốc của các hoạt động kinh tế, siêu lạm phát, tình trạng suy thoái ngày càng gia tăng sẽ có tác động không nhỏ tới các nước láng giềng của Caracas", ông Werner dự đoán.
Thực tế là, trong hơn 4 năm lâm vào suy thoái, nhiều người Venezuela đã buộc phải di tản hàng loạt sang các quốc gia có chung đường biên giới như Colombia và Brazil nhằm tìm kiếm sinh kế. Khủng hoảng cũng dẫn tới sự thiếu hụt điện, nước sinh hoạt, các phương tiện giao thông công cộng cho hàng triệu người dân, và cũng làm gia tăng tình trạng tội phạm, theo IMF.
Theo ông Werner, nếu dự đoán lạm phát của IMF là đúng, cuộc khủng hoảng Venezuela sẽ trở thành cuộc suy thoái lớn nhất thế giới trong 60 năm trở lại đây. Ngoài ra, IMF cũng ước tính nền kinh tế Venezuela sẽ suy giảm 18% trong năm 2018, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp nền kinh tế của quốc gia từng giàu có nhất nhì Nam Mỹ bị sụt giảm ở mức 2 chữ số.
Theo New York Times, tại Caracas, giả cá đã thay đổi nhanh chóng theo ngày đến mức một số thương lái đã từ chối nhận đồng nội tệ bolivar. Đồng tiền này cũng đang dần mất giá trên thị trường chợ đen, với tỉ giá 1 USD đổi được 3,5 triệu bolivar.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho rằng nền kinh tế Caracas rơi vào tình trạng trì trệ là do các lệnh trừng phạt từ phương Tây và các thế lực thù địch gây nên.
Ông Werner cho biết những dự đoán của IMF dựa trên dữ liệu trước đó và rất khó để đưa ra được một con số chính xác tuyệt đối. Ông cũng lưu ý rằng mọi sự thay đổi từ nay tới tháng 12 đều có thể khiến các chỉ số dự đoán này thay đổi theo.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Vụ thảm sát 20 vạn quân Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ chính là người chấm dứt chuỗi chiến thắng liên tiếp của quân Tần trong cuộc chiến chống lại lực lượng nổi dậy, đặt nền móng chấm dứt nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời. Hình tượng Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ trong phim truyền hình Trung Quốc. Năm 210 TCN, Tần Thuỷ Hoàng, hoàng...