Muối mặt vì cô vợ bẩn tính
Có thể, mọi người sẽ nói rằng, chồng kiểu gì mà dùng từ quá đáng như vậy để nói về vợ, nhưng tôi thấy thế là còn nhẹ. Tôi kể ra đây câu chuyện vừa xảy ra, mọi người xem hành động của vợ tôi có chấp nhận được không nhé.
Năm ngoái, tôi và một anh hàng xóm đưa con đi xem Trung thu ở phường – nơi chúng tôi ở trọ, thấy ánh mắt con gái nhìn các bạn bè múa hát, nhận quà trên sân khấu một cách thèm thuồng, tôi thấy thương con quá.
Vậy nên năm nay, tôi bàn với các gia đình có con nhỏ trong xóm tổ chức Trung thu cho các cháu. Xóm trọ tôi có 30 phòng, trong đó đã có tới gần 20 phòng có trẻ con, cho nên mọi người vui vẻ hưởng ứng.
Trên tinh thần tự nguyện, các gia đình tự đóng góp kinh phí để tổ chức, ai có nhiều đóng nhiều, ai có ít đóng ít. Chủ nhà trọ dù không có con nhỏ, nhưng vẫn ủng hộ 1 triệu đồng; là người khởi xướng tôi đóng 500.000 đồng; hầu hết các gia đình còn lại đều đóng từ 150.000-300.000 đồng; riêng những phòng không có cháu nhỏ thì ủng hộ từ 50.000 -100.000 đồng. Cuối cùng, chúng tôi cũng thu được một khoản tiền kha khá để tổ chứ Tết Trung thu.
Do rằm Trung thu không trùng vào chủ nhật, các hộ gia đình có con đều phải đi làm, nên tôi đành nhờ các cô sinh viên trong xóm đứng ra tổ chức, lo liệu hộ. Cũng may, các cô hay hoạt động tập thể, lại nhiệt tình, yêu quý trẻ con nên dễ dàng nhận lời.
Bàn kế hoạch buổi tối, buổi chiều hôm sau đi làm về, xóm trọ đã vô cùng sôi nổi với sân khấu có phông màn rực rỡ; mâm ngũ quả, bánh kem bày biện đẹp mắt; hoa quả được gọt, cắt hình hoa, dọn sẵn; bánh kẹo, đèn ông sao, mũ đội, gói quà… cho các cháu đã chuẩn bị sẵn sàng. Các cô còn mượn được một bộ loa đài khiến không khí vô cùng vui nhộn. Khi tôi và các gia đình về đến nơi thì rất bất ngờ, không nghĩ các cô có thể làm hoành tráng đến như vậy. Các cháu nhỏ thì rất vui, chưa đến giờ đã xuống xúm xa, xúm xít, đăng kí tiết mục để tối lên biểu diễn…
Tối hôm đó, xóm trọ tôi đã có một lễ Trung thu rất vui vẻ. Nhìn niềm vui trên khuôn mặt các cháu, và những ông bố, bà mẹ, tôi nghĩ từ năm sau nên tiếp tục tổ chức thế này. Con mình không phải đứng nhìn từ xa nữa, mà trở thành những nhân vật chính của bữa tiệc. Hơn thế, nó còn làm cho hàng xóm, láng giền gần gũi nhau hơn.
Có lẽ, đêm Trung thu đã vô cùng trọn vẹn nếu không có sự ích kỉ, nhỏ nhen và thiển cận của vợ tôi.
Hôm đi họp xóm, tôi đóng 500.000. Về bảo với vợ, cô ấy đã cằn nhà, cằn nhằn, nói rằng tiền không có mà cứ thích chơi trội. Để xem rồi con anh được cái gì. Nghe vợ cằn nhằn, tôi đã giải thích rằng: Không phải anh chơi trội, mà mình là người đứng ra hô hào, thì phải gương mẫu, đóng cao tí cho mọi người theo. Chứ lỡ mình đóng một hai trăm nghìn, ai cũng như thế thì sao đủ kinh phí để tổ chức. Vui là chính, một, hai trăm nghìn ăn rồi cũng hết. Tôi cũng dặn vợ, mai em ở nhà (vợ tôi vốn đang thất nghiệp vì công ty cắt giảm nhân sự), xuống giúp các cô chuẩn bị.
Thế nhưng, điều tôi không ngờ là, vợ không những không xuống giúp các cô, mà lại xuống đòi lại 300.000 đồng, trong số 500.000 tôi đã đóng. Mới đầu, các cô định không đưa, vì chi phí khi dự trù khá sát, mà giá cả ngày rằm nên cái gì cũng tăng lên. Nhưng vợ tôi vừa chửi, vừa đe dọa: Mọi người cũng chỉ đóng từng đó, không có lý gì nhà chị phải đóng hơn. Chị đã bảo với chồng chị rồi, nếu các em không đưa tiền thì tối chị sẽ không cho cháu xuống chơi trung thu. Mọi người cứ cầm số tiền đấy mà ăn cho hết.
Không chỉ nói nhỏ nhẹ với các cô trong phòng, vợ tôi còn đứng ở hành lang, oang oang cho cả xóm rằng: Giờ đây cháu thất nghiệp, kinh tế khó khăn. Chồng cháu thì chỉ được cái bệnh sĩ, đóng từng đấy rồi mai mốt vợ con lấy gì mà ăn.
Mọi người đi làm hết, ở xóm chỉ có các bà lên trông cháu và mấy phòng sinh viên, nghe vợ tôi la lối, ai cũng bức xúc. Đặc biệt là khi cô ấy cố tình nói rằng: Các cô sinh viên không có con cái gì sao tự nhiên lại nhiệt tình thế, chỉ có lý do duy nhất là làm để lấy tiền dư, cố tình ăn quỵt tiền của mọi người …
Một số bà thấy vợ tôi nói khó nghe quá, đành bảo các cô cứ trả lại tiền đi. Khổ thân cô gái chủ trì mếu máo: Nhưng tiền thừa còn có hơn 100.000 đồng thôi, nếu giờ mà trả lại thì cháu phải bỏ tiền túi. Vậy là bà ấy về phòng, lấy tiền đưa thêm cho cô sinh viên, để đủ tiền trả lại cho vợ tôi, dù tối qua con dâu bà đã đóng 300.000 đồng.
Video đang HOT
Sau bữa tiệc, nghe bà kể lại chuyện, tôi thật không biết để cái mặt mình đi đâu. Cứ nghĩ hôm qua tôi nói vậy, cô ấy đã thông rồi, vậy mà lại ở nhà làm ra cái cơ sự này.
Tối đó, về nhà nhìn vợ tôi chỉ muốn tát cho cô ấy một cái. Nhưng nhìn con đang xách túi quà và đèn ông sao ngắm nghía trong phòng, tôi không nỡ phá vỡ niềm vui con trẻ. Nghĩ rằng, để mai nói.
Nhưng ngày mai, vợ lại tiếp tục cho tôi bất ngờ. Sáng hôm sau khi tôi đi làm, vợ tôi lại gọi điện, đề nghị các cô sinh viên công khai tài chính, thu, chi những gì.
Chiều đi làm về, thấy các cô sinh viên đang phát cho mỗi phòng mỗi giấy ghi rõ ràng các khoản thu, chi, tôi hỏi: Các em làm cái này làm gì cho phiền phức. Hôm qua muộn quá nên chưa kịp cảm ơn mấy đứa.
Nghe tôi hỏi, các cô chưa kịp trả lời thì bà cụ bế cháu đã nhanh nhảu: Không phải vợ chú yêu cầu người ta làm sao. Cũng chẳng thấy ai như vợ chú, hôm qua thì đòi tiền, hôm nay thì đòi công khai tài chính. Tiền làm gì còn, hôm qua bà Minh ở tầng 2 còn phải bỏ tiền túi ra để bù tiền, trả lại cho vợ chú. Người ta không con, không cái, bỏ sức ra tổ chức, không cảm ơn thì thôi, còn làm như người ta ăn tiền của mình không bằng. Thật là chẳng còn gì để nói. Nếu ai cũng như cô ấy, thì còn gì là tình nghĩa nữa.
Tôi nhìn các em, nhìn bà cụ mà chẳng biết nói gì ngoài lời xin lỗi. Về nhà thấy vợ đang chăm chú xem tờ giấy ghi bản thu chi, miệng còn càm ràm: Biết thế đã không giao cho mấy đứa này làm, mua cái gì cũng đắt.
Nghe vợ nói mà tôi thật điên tiết, chỉ biết nắm bàn tay thật chặt để tránh khỏi đánh vợ. Giờ đây, câu chuyện vợ tôi đòi tiền đã lan đi khắp cả xóm, tôi không muốn gia đình mình thành đề tài để người ta tiếp tục bàn tán. Bởi tôi biết, chỉ cần tôi xuống tay, cô ấy sẽ bù lu, bù loa, ồn ào khắp xóm.
Đó là chưa kể, tối hôm Trung thu, trong khi tôi và mọi người ở lại dọn dẹp hậu trường, thì vợ tôi lại xách quà, bế con về phòng. Cô ấy cứ cho rằng, mình đóng tiền là xong, khỏi cần phải làm gì mà không biết rằng, các cô sinh viên không những ủng hộ tiền, còn bỏ công sức ra từ đầu đến cuối; nhiều gia đình không có con cái, họ cũng vừa đóng tiền, vừa góp sức.
Đây chỉ là câu chuyện gần đây nhất, còn không ít lần vợ tôi đã khiến tôi muối mặt với gia đình, bạn bè, chỉ vì cái tính coi tiền hơn danh dự, tự cho mình là đúng.
Nhiều khi tôi tự hỏi, không hiểu vì sao ngày xưa mình có thể lấy một người vợ như vậy. Và liệu mình có thể chịu đựng thêm mấy lần, vợ giở chứng như thế này nữa.
Theo Afamily
"Muối mặt" đối với hàng xóm vì vợ "bẩn tính"
Người ta nói "giàu vì bạn, sang vì vợ", còn tôi thì phải "muối mặt" với hàng xóm, láng giềng vì lấy phải người vợ thiển cận, ngu dốt, coi tiền là nhất.
Có thể, mọi người sẽ nói rằng, chồng kiểu gì mà dùng từ quá đáng như vậy để nói về vợ, nhưng tôi thấy thế là còn nhẹ. Tôi kể ra đây câu chuyện vừa xảy ra, mọi người xem hành động của vợ tôi có chấp nhận được không nhé.
Năm ngoái, tôi và một anh hàng xóm đưa con đi xem Trung thu ở phường - nơi chúng tôi ở trọ, thấy ánh mắt con gái nhìn các bạn bè múa hát, nhận quà trên sân khấu một cách thèm thuồng, tôi thấy thương con quá.
Vậy nên năm nay, tôi bàn với các gia đình có con nhỏ trong xóm tổ chức Trung thu cho các cháu. Xóm trọ tôi có 30 phòng, trong đó đã có tới gần 20 phòng có trẻ con, cho nên mọi người vui vẻ hưởng ứng.
Trên tinh thần tự nguyện, các gia đình tự đóng góp kinh phí để tổ chức, ai có nhiều đóng nhiều, ai có ít đóng ít. Chủ nhà trọ dù không có con nhỏ, nhưng vẫn ủng hộ 1 triệu đồng; là người khởi xướng tôi đóng 500.000 đồng; hầu hết các gia đình còn lại đều đóng từ 150.000-300.000 đồng; riêng những phòng không có cháu nhỏ thì ủng hộ từ 50.000 -100.000 đồng. Cuối cùng, chúng tôi cũng thu được một khoản tiền kha khá để tổ chứ Tết Trung thu.
Do rằm Trung thu không trùng vào chủ nhật, các hộ gia đình có con đều phải đi làm, nên tôi đành nhờ các cô sinh viên trong xóm đứng ra tổ chức, lo liệu hộ. Cũng may, các cô hay hoạt động tập thể, lại nhiệt tình, yêu quý trẻ con nên dễ dàng nhận lời.
Bàn kế hoạch buổi tối, buổi chiều hôm sau đi làm về, xóm trọ đã vô cùng sôi nổi với sân khấu có phông màn rực rỡ; mâm ngũ quả, bánh kem bày biện đẹp mắt; hoa quả được gọt, cắt hình hoa, dọn sẵn; bánh kẹo, đèn ông sao, mũ đội, gói quà... cho các cháu đã chuẩn bị sẵn sàng. Các cô còn mượn được một bộ loa đài khiến không khí vô cùng vui nhộn. Khi tôi và các gia đình về đến nơi thì rất bất ngờ, không nghĩ các cô có thể làm hoành tráng đến như vậy. Các cháu nhỏ thì rất vui, chưa đến giờ đã xuống xúm xa, xúm xít, đăng kí tiết mục để tối lên biểu diễn...
Mọi người đi làm hết, ở xóm chỉ có các bà lên trông cháu và mấy phòng sinh viên, nghe vợ tôi la lối, ai cũng bức xúc. (ảnh minh họa)
Tối hôm đó, xóm trọ tôi đã có một lễ Trung thu rất vui vẻ. Nhìn niềm vui trên khuôn mặt các cháu, và những ông bố, bà mẹ, tôi nghĩ từ năm sau nên tiếp tục tổ chức thế này. Con mình không phải đứng nhìn từ xa nữa, mà trở thành những nhân vật chính của bữa tiệc. Hơn thế, nó còn làm cho hàng xóm, láng giền gần gũi nhau hơn.
Có lẽ, đêm Trung thu đã vô cùng trọn vẹn nếu không có sự ích kỉ, nhỏ nhen và thiển cận của vợ tôi.
Hôm đi họp xóm, tôi đóng 500.000. Về bảo với vợ, cô ấy đã cằn nhà, cằn nhằn, nói rằng tiền không có mà cứ thích chơi trội. Để xem rồi con anh được cái gì. Nghe vợ cằn nhằn, tôi đã giải thích rằng: Không phải anh chơi trội, mà mình là người đứng ra hô hào, thì phải gương mẫu, đóng cao tí cho mọi người theo. Chứ lỡ mình đóng một hai trăm nghìn, ai cũng như thế thì sao đủ kinh phí để tổ chức. Vui là chính, một, hai trăm nghìn ăn rồi cũng hết. Tôi cũng dặn vợ, mai em ở nhà (vợ tôi vốn đang thất nghiệp vì công ty cắt giảm nhân sự), xuống giúp các cô chuẩn bị.
Thế nhưng, điều tôi không ngờ là, vợ không những không xuống giúp các cô, mà lại xuống đòi lại 300.000 đồng, trong số 500.000 tôi đã đóng. Mới đầu, các cô định không đưa, vì chi phí khi dự trù khá sát, mà giá cả ngày rằm nên cái gì cũng tăng lên. Nhưng vợ tôi vừa chửi, vừa đe dọa: Mọi người cũng chỉ đóng từng đó, không có lý gì nhà chị phải đóng hơn. Chị đã bảo với chồng chị rồi, nếu các em không đưa tiền thì tối chị sẽ không cho cháu xuống chơi trung thu. Mọi người cứ cầm số tiền đấy mà ăn cho hết.
Không chỉ nói nhỏ nhẹ với các cô trong phòng, vợ tôi còn đứng ở hành lang, oang oang cho cả xóm rằng: Giờ đây cháu thất nghiệp, kinh tế khó khăn. Chồng cháu thì chỉ được cái bệnh sĩ, đóng từng đấy rồi mai mốt vợ con lấy gì mà ăn.
Mọi người đi làm hết, ở xóm chỉ có các bà lên trông cháu và mấy phòng sinh viên, nghe vợ tôi la lối, ai cũng bức xúc. Đặc biệt là khi cô ấy cố tình nói rằng: Các cô sinh viên không có con cái gì sao tự nhiên lại nhiệt tình thế, chỉ có lý do duy nhất là làm để lấy tiền dư, cố tình ăn quỵt tiền của mọi người ...
Một số bà thấy vợ tôi nói khó nghe quá, đành bảo các cô cứ trả lại tiền đi. Khổ thân cô gái chủ trì mếu máo: Nhưng tiền thừa còn có hơn 100.000 đồng thôi, nếu giờ mà trả lại thì cháu phải bỏ tiền túi. Vậy là bà ấy về phòng, lấy tiền đưa thêm cho cô sinh viên, để đủ tiền trả lại cho vợ tôi, dù tối qua con dâu bà đã đóng 300.000 đồng.
Nhưng ngày mai, vợ lại tiếp tục cho tôi bất ngờ. Sáng hôm sau khi tôi đi làm, vợ tôi lại gọi điện, đề nghị các cô sinh viên công khai tài chính, thu, chi những gì. (ảnh minh họa)
Sau bữa tiệc, nghe bà kể lại chuyện, tôi thật không biết để cái mặt mình đi đâu. Cứ nghĩ hôm qua tôi nói vậy, cô ấy đã thông rồi, vậy mà lại ở nhà làm ra cái cơ sự này.
Tối đó, về nhà nhìn vợ tôi chỉ muốn tát cho cô ấy một cái. Nhưng nhìn con đang xách túi quà và đèn ông sao ngắm nghía trong phòng, tôi không nỡ phá vỡ niềm vui con trẻ. Nghĩ rằng, để mai nói.
Nhưng ngày mai, vợ lại tiếp tục cho tôi bất ngờ. Sáng hôm sau khi tôi đi làm, vợ tôi lại gọi điện, đề nghị các cô sinh viên công khai tài chính, thu, chi những gì.
Chiều đi làm về, thấy các cô sinh viên đang phát cho mỗi phòng mỗi giấy ghi rõ ràng các khoản thu, chi, tôi hỏi: Các em làm cái này làm gì cho phiền phức. Hôm qua muộn quá nên chưa kịp cảm ơn mấy đứa.
Nghe tôi hỏi, các cô chưa kịp trả lời thì bà cụ bế cháu đã nhanh nhảu: Không phải vợ chú yêu cầu người ta làm sao. Cũng chẳng thấy ai như vợ chú, hôm qua thì đòi tiền, hôm nay thì đòi công khai tài chính. Tiền làm gì còn, hôm qua bà Minh ở tầng 2 còn phải bỏ tiền túi ra để bù tiền, trả lại cho vợ chú. Người ta không con, không cái, bỏ sức ra tổ chức, không cảm ơn thì thôi, còn làm như người ta ăn tiền của mình không bằng. Thật là chẳng còn gì để nói. Nếu ai cũng như cô ấy, thì còn gì là tình nghĩa nữa.
Tôi nhìn các em, nhìn bà cụ mà chẳng biết nói gì ngoài lời xin lỗi. Về nhà thấy vợ đang chăm chú xem tờ giấy ghi bản thu chi, miệng còn càm ràm: Biết thế đã không giao cho mấy đứa này làm, mua cái gì cũng đắt.
Nghe vợ nói mà tôi thật điên tiết, chỉ biết nắm bàn tay thật chặt để tránh khỏi đánh vợ. Giờ đây, câu chuyện vợ tôi đòi tiền đã lan đi khắp cả xóm, tôi không muốn gia đình mình thành đề tài để người ta tiếp tục bàn tán. Bởi tôi biết, chỉ cần tôi xuống tay, cô ấy sẽ bù lu, bù loa, ồn ào khắp xóm.
Đó là chưa kể, tối hôm Trung thu, trong khi tôi và mọi người ở lại dọn dẹp hậu trường, thì vợ tôi lại xách quà, bế con về phòng. Cô ấy cứ cho rằng, mình đóng tiền là xong, khỏi cần phải làm gì mà không biết rằng, các cô sinh viên không những ủng hộ tiền, còn bỏ công sức ra từ đầu đến cuối; nhiều gia đình không có con cái, họ cũng vừa đóng tiền, vừa góp sức.
Đây chỉ là câu chuyện gần đây nhất, còn không ít lần vợ tôi đã khiến tôi muối mặt với gia đình, bạn bè, chỉ vì cái tính coi tiền hơn danh dự, tự cho mình là đúng.
Nhiều khi tôi tự hỏi, không hiểu vì sao ngày xưa mình có thể lấy một người vợ như vậy. Và liệu mình có thể chịu đựng thêm mấy lần, vợ giở chứng như thế này nữa.
Theo DanViet
Muối mặt vác bụng bầu đến xin cưới và có cuộc sống hôn nhân chẳng thể ngờ Để giữ được con, Hoài đành muối mặt sang nhà Lâm thưa chuyện với bố mẹ anh. Có nhờ vẻ mặt tội nghiệp đến đáng thương của Hoài nên họ đã tin lời Hoài nói. Đám cưới diễn ra ngay sau đó trong sự mừng tủi của Hoài và nỗi bực tức của Lâm. Hoài quen Lâm khi vừa mới bỡ ngỡ bước...