‘Muối mặt’ trước những phi vụ vô duyên khó đỡ của vợ
Anh bất lực khi nhận ra cố gắng “cải tạo” cô vợ đại vô duyên trong mấy năm qua chỉ là công cốc. Mai vẫn chứng nào tật nấy và khiến anh hết lần này đến lần khác muối mặt trước thiên hạ.
Trung và Mai kết hôn sau 2 năm tìm hiểu nhau. Đó là kết qủa của một tình yêu mà Trung cho là xứng đáng. Đối với anh, vợ anh không xấu, thậm chí rất lanh lẹ, tháo vát và yêu thương chồng con hết mực. Chỉ có điều, thời gian chung sống với nhau, Trung chợt nhận ra “triệu chứng” vô duyên khó đỡ của vợ bắt đầu phát tác và có dấu hiệu “sinh trưởng” mạnh. Dù đã nhiều lần anh phân tích hay răn đe vợ thì Mai vẫn chứng nào tật nấy. Tất cả chỉ tại lời ăn tiếng nói có phần bỗ bã, suồng sã và hay hành động theo bản năng của Mai.
Có lần đưa vợ đi dự lễ thôi nôi của con người bạn, vừa mới bước vào nhà gặp mấy người lạ, Trung chưa kịp chào hỏi, Mai đã chạy vội đến rồi xuýt xoa bắt tay hết người này đến người khác như có quen biết trước. Rồi Mai nói oang oang: “Quý hóa quá! Quý hóa quá! Lâu không gặp mấy chú”. Trung thấy mà phát ngượng khi mấy người kia chưa biết vợ anh là ai liền hỏi lại: “Chị là ai?”. Anh đã phải chạy tới “chữa cháy” bằng cách giải thích qua loa, họ mới cười gượng hiểu. Anh cũng không quên dặn vợ cẩn thận lời ăn tiếng nói kẻo vô duyên quá đà trước chỗ đông người.
Chưa dừng lại ở đó, khi vợ chồng chủ nhà đưa em bé đi chào mọi người, lúc đến trước mặt vợ chồng Trung, không hiểu Mai thấy cái cavat của anh bạn đẹp và hợp với chồng hay sao mà nhanh tay kéo nó về phía Trung. Vừa kéo, Mai vừa nói: “Cái màu này hợp với anh nè!”. Anh kia bị Mai kéo đau quá liền kêu thất thanh: “Ối! Gãy cổ em chị ơi!”. Lúc đó, Mai mới buông cái cavat ra. Tất cả mọi người trong buổi lễ đều đổ dồn ánh mắt về phía Mai rồi quay đi cười nhưng cô vẫn hồn nhiên không chút ngại ngùng. Còn Trung chỉ ước giá có cái lỗ nẻ nào mà chui xuống đất cho rồi.
Cách ăn nói bỗ bã và hành động theo bản năng của Mai đã nhiều lần khiến chồng “muối mặt” (Ảnh minh họa).
Đối với bạn bè thân quen hay họ hàng, sự vô duyên của Mai không còn giới hạn nào. Có lần, đám bạn thân được ngày nghỉ nên tụ tập tại nhà Trung chơi, đánh cờ giải stress sau khi đi đá bóng về. Vừa mới mở cánh cổng ra thì Mai đã phán ngay một câu đùa gây phật ý: “Hô hô, rất vui vì mọi người vẫn sống sót và đến đông đủ”. Mấy người bạn của Trung nhìn nhau cúi mặt do dự và tỏ ra tức tối vì câu chào vừa rồi. Một lần nữa, Trung phải chạy ra “cứu hỏa” cho vợ.
Đã thế, khi mấy anh em đang đánh cờ với nhau, có anh tỏ ra tự ái vì lâu đến lượt mình quá. Mai đang nấu ăn trong bếp thấy vậy liền nhanh nhảu đùa: “Con bò mà có cái u/Đứa nào tự ái thì ngu như bò”. Cả đám bạn ngán ngẩm vì sự vô duyên quá độ của vợ Trung, còn anh bạn kia thì tức giận không nói nên lời.
Rất nhiều lần Trung nhắc nhở vợ, thậm chí to tiếng đe dọa mà Mai vẫn chứng nào tật ấy, tính vô duyên không có dấu hiệu giảm. Một lần khác khi đến nhà vợ chồng chị gái chơi, thấy chị chồng mới được ông xã mua cho cái váy kỷ niệm 20 năm ngày cưới, Mai liền cò kè mượn ướm thử. Thấy chiếc đầm đẹp, hợp với mình, Mai hỏi mượn luôn để tuần sau đi dự đám cưới. Chưa mặc được lần nào nhưng chị gái Trung vẫn phải miễn cưỡng đồng ý, còn anh rể thì ngao ngán thở dài.
Video đang HOT
Dù đã nhiều lần anh phân tích hay răn đe vợ thì Mai vẫn chũng nào tật nấy (Ảnh minh họa).
Thêm một tình huống khác thói vô duyên của Mai làm “mất mặt” chồng đó là khi hai người đi dự đám cưới anh đồng nghiệp. Trong khi đang ngồi ăn tiệc, Mai nhắm thấy trên bàn còn nhiều thức ăn quá mà đã có người ăn xong, cô gọi ngay phục vụ bàn xin mấy chiếc núi nilon và ung dung lấy thức ăn trên bàn bỏ vào túi như không có ai xung quanh. Ngại quá, Trung ngồi bên liên tục đá chân vợ để can ngăn thì Mai còn lên tiếng: “Em không thu dọn lại nuôi ‘béo’ nhà hàng, phí đi!”. Sau màn “lấy phần”, Mai còn hùng hổ bước lên sân khấu hát khi MC đám cưới ngỏ lời mời quan khách chúc mừng ngày vui của cô dâu chú rể. Mai vừa cất tiếng hát bài “Sao em nỡ vội lấy chồng”, cả khán phòng xì xào bàn tán vì cô đã chọn một bài hát buồn trong ngày vui trọng đại khiến cô dâu khóc nức nở khi nghe lời bài hát.
Muối mặt khi thấy vợ làm “con rối” phá hỏng không khí vui tươi của đám cưới, Trung ra hiệu bảo vợ nên dừng lại nhưng Mai vẫn cố hát cho đến hết bài. Sau hôm đó, vợ chồng anh cãi nhau một trận to. Mai thút thít vừa khóc vừa nói: “Em cũng đâu muốn làm mất mặt anh, chẳng qua đấy là tính em bao năm nay rồi…”. Trung quát lên: “Cô mà không thay đổi thì đừng làm vợ tôi nữa. Tôi nhục lắm rồi!”.
Trung bất lực nhìn vợ nghĩ không biết sau này Mai sẽ còn gây ra bao nhiêu chuyện gì nữa vì cái thói vô duyên “độc nhất vô nhị” đó, dù anh đã cố gắng hết sức để “cải tạo” vợ.
Theo Ngoisao
"Lỗ to" vì ham chồng...Hà Nội
Ham hố lấy chồng Hà Nội, Dung có ngờ đâu "vớ" phải gã chồng vũ phu, nghiện ngập.
Ảo vọng lấy chồng Hà Nội
Mỗi khi vợ chồng anh Nam, chị My sánh bước cùng nhau bạn bè, người thân đều tủm tỉm cười vì sự...chênh lệch ngoại hình giữa hai người. My cao, da trắng, dáng người và khuôn mặt đều đẹp. Trong khi đó anh Nam thì thấp hơn vợ một cái đầu, người nhỏ thó, mặt mũi cũng không được ưa nhìn. Ở anh Nam chỉ toát lên vẻ của một người đàn ông khó tính, cau có...tất cả đều không thấy điểm gì phù hợp với người vợ xinh đẹp mà anh cưới được.
Ai không biết thì có thể ngạc nhiên đôi chút nhưng bạn bè của My thì đều hiểu nguyên nhân. Ngày còn trẻ, đang là sinh viên My nổi tiếng khắp trường vì là hoa khôi. Tất nhiên, kéo theo đó là rất nhiều những chàng thư sinh ngấp nghé, mong muốn được lọt vào mắt xanh của người đẹp. Nhưng cô đều phớt lờ. Xuất thân là một cô gái nông thôn lên thành phố, tự ý thức được mình đẹp nên cái giấc mộng lớn nhất đời của My là cưới được một anh chàng nhà Hà Nội. Chỉ có thế cô mới có thể trụ lại ở mảnh đất này và sống sung sướng.
Vì suy nghĩ như vậy ngay từ đầu nên đối với những chàng trai tỉnh lẻ, mặc cho họ học giỏi, đẹp trai, thông minh và yêu thương cô chân thành, My đều phũ phàng từ chối hết. Gặp ai, biết họ có tình cảm với mình nhưng My luôn thẳng thắn: "Em muốn trụ lại ở Hà Nội, muốn xây dựng gia đình với người sinh ra ở đây nên không muốn yêu đương vớ vẩn". Nghe những lời cô nói, một vài chàng trai vì mặc cảm, tự ái mà rời xa, một số khác thì khinh thường cô sống quá thực dụng nên cũng không còn muốn yêu nữa. Cứ như vậy, nhiều người đến thì cũng nhiều người đi, My không hề nôn nóng vì người mà cô chờ đợi là những anh chàng Hà Nội. Vì thế, những "vệ tinh" kia có đi cô cũng không tiếc nuối.
Với vẻ đẹp của mình, lại có nhiều bạn bè nên My quen được nhiều anh chàng được gọi là "trai Hà Thành". Một trong số đó là Nam. Nam có dáng người nhỏ bé, có thể gọi là xấu nhưng chỉ có mình anh là xác định gắn bó với My. Hơn nữa, gia đình Nam rất giàu có. Suy đi tính lại, My quyết định gắn bó với Nam để hi vọng được đổi đời. Cô tính toán rằng, chồng càng xấu thì khi về làm vợ, mình đẹp như thế này sẽ càng được chiều chuộng, sung sướng. Hơn nữa, chồng cũng không đi ngoại tình. Để chắc chắn không tuột mất cơ hội, My còn quyết định có thai trước khi cưới để "giữ chỗ".
Ham hố lấy chồng Hà Nội để rồi nhận trái đắng (Ảnh minh họa)
Vậy là không cần biết Nam là người như thế nào, không cần biết gia đình anh nền nếp ăn ở ra sao, chỉ riêng việc Nam là trai Hà Nội, có nhà cửa đàng hoàng, giàu có đã đủ để My quyết định trao thân gửi phận. Ngày cưới cuối cùng cũng diễn ra. Ai đến dự cũng thầm tiếc cô gái "xinh đẹp nức vùng" lại sắm vai bên người chồng vừa lùn, vừa xấu.
Phụ bạc người yêu để chạy theo "trai Hà Nội"
Cũng mang một tham vọng như My, Dung thậm chí còn phũ phàng hơn khi quyết định chấm dứt, hủy hôn với người yêu để chạy theo tình mới. Với cô, việc được một chàng trai vừa đẹp trai, nhà giàu có lại ở Hà Nội là một "cơ hội trời cho" và cô cần phải nắm lấy.
Dung và Tiến đã yêu nhau 3 năm. Tới khi cô ra trường, hai bên gia đình quyết định dạm hỏi để chính thức cho hai con. Dung và Tiến và vẫn sống ở Hà Nội và đi làm như bao bạn bè khác. Cả hai chờ đợi tới ngày cưới để dọn về cùng một nơi chốn. Ấy vậy mà chỉ còn cách ngày cưới 3 tháng, Dung đường đột đòi chia tay.
Ở công ty Dung làm có một người đồng nghiệp tán tỉnh cô. Cô cảm thấy thích thú và muốn thay đổi vì đó là một anh chàng rất đẹp trai. Nhưng điều đó không phải là nguyên nhân chính. Thứ mà cô nghĩ đến chính là anh ta nhà ở Hà Nội, gia đình không quá giàu nhưng cũng ổn định. Trong lòng Dung tính toán: "Nếu lấy Tiến, hai vợ chồng có cố gắng làm ăn, vất vả chắt chiu thì cũng phải già nửa đời may ra mới mua được một chỗ be bé mà chui ra, chui vào ở đất Hà Nội này. Trong khi đó nếu quyết định ở bên người kia thì cô bỗng nhiên trở thành dâu Hà Nội, có nhà cao, cửa rộng để ở luôn. Xét về ngoại hình thì anh ấy cũng chẳng kém cạnh gì".
Vậy là bất chấp hai bên gia đình đã lên kế hoạch cưới xin, Dung vẫn chủ động chai tay. Quyết định của Dung thậm chí còn được bố mẹ cô đồng tình ủng hộ vì như thế có lợi cho con mình hơn. Chỉ đúng 1 tháng sau khi hủy hôn, Dung cưới người mới. Đó cũng là ngày tròn 3 tháng hai người tán tỉnh, tìm hiểu nhau. Ngày cưới, Dung tự hào với bạn bè vì lấy được chồng nhà Hà Nội, lại cao to đẹp trai như diễn viên điện ảnh.
Trái đắng cho những cô gái tham lấy chồng giàu
Lấy được chồng nhà, thỏa mãn giấc mộng đổi đời nhưng cuối cùng cả My và Dung đều đau khổ. Mỗi người một cảnh éo le khác nhau nhưng chung quy lại cũng chỉ vì họ quá tính toán. Mà đôi khi người tính, không bằng trời tính.
Ai cũng muốn có một cuộc sống sung túc, đầy đủ. Nhưng khi ước muốn trở thành một tham vọng mà người ta bất chấp mọi điều để đạt đến, bỏ qua giá trị của tình cảm thì điều đó thật nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Trở lại với câu chuyện của My. Lấy được chồng ở Hà Nội, vừa về làm dâu, còn chưa có công việc, My đã vác cái bụng bầu to tướng. Bố mẹ chồng My khinh ghét cô ra mặt. Họ gọi cô là "con nhà quê hám tiền" nên đã mồi chài con trai họ. Trong gia đình, dòng họ không ai coi My là dâu con. Bố mẹ My cũng bị nhà thông gia coi thường, khinh rẻ khiến cô rất tủi và thương bố mẹ.
Còn với chồng, My bị chồng đánh đập tối ngày vì ghen tuông. Thấy vợ đẹp, sợ mất nên chồng My coi cô như nô lệ, quản lí sát sao từng giây từng phút. Sinh con xong My cũng không được xin cho đi làm đúng ngành cô học. Cô bị chồng và mẹ chồng bắt đứng trông coi cửa hàng của gia đình. Một đồng My cũng không được sờ tới, mọi chuyện trong gia đình đều một tay mẹ chồng cô lo liệu. Cô sống mà không có một đồng để chi tiêu vì chồng không cho, buôn bán được bao nhiêu phải đưa hết cho mẹ chồng. Ngồi một chỗ, hàng ngày đối diện với sự khinh rẻ của nhà chồng trong khi đó bạn bè đồng trang lứa được hưởng thụ cuốc sống khiến My ân hận vô cùng. Cô đang sống những ngày như một cái xác không hồn.
Còn với Dung, cái giá phải trả cho việc cô phụ tình để chạy theo một anh chàng nhà giàu, đẹp trai chính là những trận đòn nhừ tử. Chồng Dung có tính vũ phu, suốt ngày đánh đập vợ. Nhà anh ta cũng có điều kiện nhưng tất cả là không đủ với một kẻ cờ bạc, lô đề tối ngày. Hơn 3 tháng sau khi cưới Dung cũng phát hiện ra chồng nghiện ngập. Phải rất khó khăn cô mới bỏ được anh chàng "đẹp trai, hào hoa" đó và cay đắng mang danh phận một đời chồng. Mọi thứ của cuộc đời cô đều lỡ dở, thiên hạ chê cười...
Ai cũng muốn có một cuộc sống sung túc, đầy đủ. Nhưng khi ước muốn trở thành một tham vọng mà người ta bất chấp mọi điều để đạt đến, bỏ qua giá trị của tình cảm thì điều đó thật nguy hiểm. Phần lớn những cô gái nông nổi nhu My và Dung đều phải trả giá đắt cho tham vọng mù quáng của mình.
Theo VNE
Anh sẽ nói yêu em! Em yêu mùa đông dù chưa bao giờ gặp, giống như tình yêu em dành cho anh, tin tưởng và đầy hy vọng. Đông về ở Hà Nội của anh, nhưng em cảm nhận được cái lạnh của mùa Đông, sự cô đơn của lòng người. Em biết em yêu anh nhiều thật nhiều rồi.Sài Gòn đang tận hưởng những ngày mưa tầm...