Muỗi ‘lũ’ xâm chiếm Argentina, lây lan bệnh viêm não hiếm gặp
Sự xuất hiện của loài muỗi Aedes albifasciatus, còn được gọi là muỗi lũ, đã khiến các quan chức Argentina đưa ra cảnh báo sức khỏe sau khi nước này ghi nhận các trường hợp mắc căn bệnh thần kinh gây chết người do loài muỗi này gây ra.
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN/AFP
Theo bài viết trên tờ Le Monde, kể từ cuối tháng 12/2023, loài muỗi độc này đã xâm chiếm Argentina. Loài côn trùng đã được tìm thấy ở thủ đô Buenos Aires và các khu đô thị lớn cũng như khu vực miền Trung đất nước.
Nhà sinh vật học Sylvia Fischer giải thích sự xuất hiện đáng báo động của loài Aedes albifasciatus xuất phát từ nguyên do ấu trùng của chúng có khả năng sống sót trong các hồ hoặc vùng nước tù đọng do nước mưa ngập, thường xảy ra sau thời kỳ hạn hán.
Argentina đang chịu tác động của hệ thống thời tiết El Nio, kéo theo mưa lớn sau nhiều năm khô hạn. Hiện tượng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển.
“Tất cả trứng đều nở cùng lúc, ấu trùng phát triển đồng thời và một số lượng lớn con trưởng thành xuất hiện. Đây là nguyên nhân khiến số lượng muỗi gia tăng đột biến”, nhà sinh vật học Fischer lý giải.
Việc kiểm soát ấu trùng muỗi rất phức tạp do chúng có khả năng thích ứng với nhiệt độ và các mùa khác nhau. Loài này có thể bay ở khoảng cách xa, kéo dài từ những vùng xa xôi nhất của Tierra del Fuego phía Nam Argentina đến vùng cực Bắc của đất nước. Loài muỗi này hoạt động cả ngày lẫn đêm, miễn là trời mưa.
Video đang HOT
lorencia Gimenez – một phụ nữ 50 tuổi sống tại Buenos Aires – cho biết bà bị vô số vết muỗi đốt trên người, trong đó chỉ tính riêng trong chân trái có tới 5 vết đốt. Thậm chí loài công trùng có thể đốt xuyên qua quần áo.
Trong một báo cáo tại Hội đồng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina (CONICET), nhà khoa học Victoria Micieli cảnh báo chính khả năng đốt xuyên qua lớp da dày của vật nuôi hay quần áo của con người đã khiến loài muỗi này lây lan bệnh dịch. Hành vi của chúng mang tính xâm lấn và hung hăng.
Vết đốt của muỗi Aedes albifasciatus rất nguy hiểm cho cả động vật và con người vì chúng mang virus viêm não ngựa phương Tây – một căn bệnh thần kinh gây chết người thường thấy ở ngựa. Ngày 28/11/2023, Bộ Y tế Argentina đã đưa ra cảnh báo sau khi số ca mắc bệnh gia tăng.
Theo dữ liệu của bộ, tính đến ngày 5/1, khoảng 1.250 trường hợp đã được ghi nhận. Bên cạnh đó còn có các báo cáo về căn bệnh lây lan ở ngựa trên hầu hết 24 tỉnh của cả nước. Ngày 7/1, một người đàn ông 66 tuổi đã tử vong sau khi nhiễm bệnh. Theo báo cáo dịch tễ học của Bộ Y tế, người đàn ông sống ở vùng nông thôn Santa Fe và mắc bệnh tiểu đường. Ông bắt đầu có các triệu chứng vào cuối tháng 11/2023.
Bệnh viêm não ngựa phương Tây (WEE) là một căn bệnh hiếm gặp do virus lây lan qua muỗi. Qua vật trung gian là muỗi, virus này có thể lây sang ngựa và người. Tuy nhiên, căn bệnh này không thể lây từ người sang người. Các triệu chứng của căn bệnh bao gồm sốt, nhức đầu đột ngột, mệt mỏi, run rẩy và thường hết sau 7 đến 10 ngày. Thời gian ủ bệnh ở người dao động từ 2 đến 10 ngày.
Mắc loại bệnh hiếm gặp ở phổi vì món ăn nhiều người Việt ưa chuộng
Thấy mệt mỏi, đau vùng ngực phải, thỉnh thoảng khó thở, người đàn ông 38 tuổi nhiều lần ăn các thực phẩm tái sống vội đi khám, bất ngờ phát hiện phổi tổn thương.
Kết quả chụp phim cắt lớp vi tính lồng ngực tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội) cho thấy bệnh nhân bị tổn thương dạng nang thùy dưới phổi phải kích thước 12x9x8cm (to bằng quả lê). Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt nang dịch, bác sĩ phát hiện bên trong có chứa các đầu sán nằm ở thùy dưới phổi phải. Bệnh phẩm được gửi soi tươi xác định ấu trùng sán dây chó.
Ngày 11/1, bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng, Khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, đánh giá ca bệnh nhiễm ấu trùng sán dây chó ký sinh tại phổi này rất hiếm gặp.
Hình ảnh soi tươi ấu trùng sán dây chó. Ảnh: BVCC
Nam bệnh nhân cho biết trước khi khởi phát bệnh, anh đã ăn các thực phẩm tái hoặc sống nhiều lần như: thịt cừu nướng chưa chín, tiết canh dê, rau sống và gỏi cá mai. Anh phát hiện bệnh với tình trạng mệt mỏi, đau vùng ngực phải âm ỉ, thỉnh thoảng khó thở, không sốt, không ho, không mẩn ngứa, không sút cân.
Bệnh sán dây chó phát sinh do các loài sán thuộc giống Echinococcus. Loài E. granulosus gây tổn thương thể nang nước ở người, có vật chủ chính là chó nuôi, chó hoang; vật chủ trung gian là loài động vật ăn cỏ, đặc biệt là cừu.
Bệnh do ấu trùng sán dây chó Echinococcus có biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào loài sán dây chó bị nhiễm. Bệnh có đặc điểm là phát triển chậm, trong một thời gian dài có thể không có triệu chứng. Các nang sán hay gặp ở gan, sau đó là phổi và các cơ quan khác như thận, lách, tim, tổ chức thần kinh hoặc xương.
Tất cả mọi người đều có khả năng nhiễm ấu trùng sán dây chó và có thể bị nhiễm nếu ăn phải trứng sán dây chó. Người mắc bệnh do nuốt phải trứng sán dây chó khi ăn uống các loại thực phẩm bị nhiễm trứng sán dây chó hoặc người sau khi có tiếp xúc trực tiếp với chó, cáo, chồn nhiễm bệnh.
Bác sĩ Hoàng khuyến cáo người dân thực hiện tốt ăn chín, uống sôi và một số biện pháp dự phòng bệnh sán dây chó ở người:
- Tránh tiếp xúc phân chó, rửa tay sạch sẽ
- Cắt đường lây truyền bằng cách không cho chó ăn các phủ tạng chưa được nấu chín
- Đốt hoặc chôn sâu các phủ tạng của vật chủ trung gian bị chết
- Tẩy sán định kỳ cho đàn chó có nguy cơ cao, giảm số lượng cá thể đàn
- Đối với người dân từng sống trong vùng dịch tễ có bệnh lưu hành, ăn các món có nguy cơ nhiễm ấu trùng của Echinococcus cùng với các biểu hiện nghi ngờ như sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn kém, vàng da, mẩn ngứa, đau ngực, khó thở, ho dai dẳng, đôi khi ho máu cần đi khám ngay để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Cấu trúc cơ thể độc đáo của sao biển Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được đầu của loài sao biển. Sao biển bắt đầu như những quả trứng được thụ tinh, nở ra và trở thành ấu trùng trôi nổi trong đại dương, giống như sinh vật phù du. Hầu hết, đầu của các loài động vật đều có thể dễ dàng được xác định. Tuy...