Muối cũng là “dược liệu” tuyệt vời chữa được vô số bệnh
Theo chuyên gia y tế, ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng đúng cách, muối cũng là một loại “dược liệu” để chăm sóc sức khỏe.
Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của muối
- Trị loét miệng: Súc miệng bằng nước muối để giảm đau và giúp tình trạng bệnh mau lành hơn. Cho một thìa muối vào nửa ly nước trắng, súc miệng trong khoảng 15 giây, mỗi ngày thực hiện vài lần để tăng tốc độ chữa lành vết loét một cách hiệu quả.
- Cải thiện bệnh nấm móng: Nấm móng là một tình trạng phổ biến bắt đầu từ đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của người bệnh. Khi nhiễm nấm tiến sâu hơn, nấm móng có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và vỡ vụn ở mép, tạo cảm giác rất đau.
Để làm giảm tình trạng sưng và đau, có thể ngâm phần móng bị nấm vào trong nước muối nhiều lần trong ngày, sau đó sử dụng thuốc mỡ kháng sinh. Nếu tình trạng thực sự nặng cần phải đi khám ngay lập tức.
- Chữa nghẹt mũi và sổ mũi: Khi bạn bị cảm lạnh, muối có thể giúp bạn khôi phục đường thở một cách hiệu quả, muối còn có lợi ích khác đó là nó rất rẻ. Bạn có thể dùng nước muối loãng để rửa mũi, hoặc tiện lợi hơn bạn có thể mua nước muối tại nhà thuốc.
- Cải thiện tiêu hóa, tăng sự thèm ăn: Buổi sáng, uống một ít nước muối loãng không chỉ giúp làm giảm sức nóng của dạ dày, loại bỏ hiện tượng hôi miệng, nhạt miệng mà còn cải thiện tiêu hóa rõ rệt, tăng sự thèm ăn.
Buổi sáng, uống một ít nước muối loãng không chỉ giúp làm giảm sức nóng của dạ dày, loại bỏ hiện tượng hôi miệng, nhạt miệng mà còn cải thiện tiêu hóa rõ rệt, tăng sự thèm ăn.
- Cầm máu tự nhiên: Khi bị chảy máu cam, nhúng ít bông gòn vào nước muối loãng, sau đó nhét vào lỗ mũi, kết hợp với việc uống một cốc nhỏ nước muối loãng có thể giúp bạn chấm dứt tình trạng chảy máu. Nếu chảy máu xảy ra bên trong miệng, chẳng hạn như chảy máu nướu, xương cá đâm làm tổn thương cổ họng… bạn cũng có thể ngậm hay súc miệng bằng nước muối để làm tan các cục máu đông.
Video đang HOT
- Chữa ong, muỗi đốt: Khi bị ong đốt ngay lập tức dùng miếng vải ngâm muối đắp lên vết thương sẽ giảm đau và đỡ sưng. Khi muỗi cắn có thể đắp miếng vải chứa dịch muối pha với dầu ôliu sẽ có tác dụng giảm đau và sưng.
- Chăm sóc cổ họng: Mùa đông, khí hậu khô, dễ bị viêm họng cấp tính và mãn tính, viêm amiđan… Sử dụng nước muối có thể giúp điều trị các chứng bệnh kể trên vào giai đoạn đầu. Phương pháp như sau: Khi cảm thấy cổ họng khó chịu hay đau nhẹ, hãy chịu khó súc miệng với nước muối vào buổi sáng. Nếu thấy đau họng nhiều hơn thì súc miệng nước muối khoảng 5-6 lần một ngày sẽ có tác dụng chống viêm hiệu quả.
Khí hậu khô, dễ bị viêm họng cấp tính và mãn tính, viêm amidan… có thể dùng nước muối để điều trị hiệu quả.
- Trị hôi miệng: Nếu bạn bị hôi miệng, khô miệng và tích tụ mảng bám có thể là thủ phạm. Cho một thìa muối vảo nửa ly nước, ngày súc miệng nước muối 3 lần. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể làm giảm các triệu chứng tạm thời. Có nhiều lý do gây hôi miệng, đo dó nếu bạn bị hôi miệng trong thời gian dài, bạn vẫn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Ngăn ngừa sâu răng: Muối có chứa flo có thể chống viêm, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Vì vậy, mỗi khi đánh răng, hãy súc miệng bằng nước muối loãng, vừa có tác dụng kháng viêm, giảm nhiệt lại có hiệu quả phòng ngừa sâu răng.
Lưu ý khi dùng muối
Tuy muối có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng các chuyên gia lại khuyên chúng ta nên dùng lượng muối hợp lí. Hàng triệu người có thể tránh khỏi tử vong mỗi năm nếu giảm 5gr muối tiêu thụ mỗi ngày.
Tuy muối có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng các chuyên gia lại khuyên chúng ta nên dùng lượng muối hợp lí.
Thống kê cho thấy, hàng năm tại Anh có khoảng 4.400 bệnh nhân tử vong và 32.000 người bị tim mạch. Con số này có thể được ngăn chặn nếu người Anh giảm lượng muối ăn hàng ngày của họ từ 8.6gr xuống 6gr. WHO khuyên rằng người lớn nên tiêu thụ không quá 5gr mỗi ngày.
Nguồn: QQ/Báo dân sinh
Mẹ đừng chủ quan khi thấy trẻ chảy nước dãi thường xuyên
Chảy nước dãi là hiện tượng gặp hầu hết ở các em bé dưới 2 tuổi. Tuy nhiên nếu bé thường xuyên bị chảy nước dãi thì mẹ cần lưu ý bởi đó cũng là dấu hiệu của bệnh lý.
Tại sao trẻ sơ sinh thường chảy nước dãi?
Đối với các bé dưới 4 tuổi, nếu sự tăng trưởng và phát triển của bé là bình thường thì chảy nước dãi chỉ là hiện tượng sinh lý.
Lý do chảy nước dãi ở trẻ
Em bé đang trong thời kỳ mọc răng, thường hay bị ngứa lợi nên hay tìm gặm nhiều đồ vật làm nước bọt tiết ra.
Chức năng nuốt của bé dưới 4 tuổi chưa trưởng thành, miệng em bé tiết ra nước bọt và khi chưa nuốt kịp sẽ làm chảy nước dãi.
Bé bị trào ngược dạ dày cũng hay bị chảy nước dãi sau khi nôn trớ ra sữa và đồ ăn.
Em bé chảy nước dãi vì lý do sinh lý, hầu hết có thể thuyên giảm sau 2 tuổi và dưới 4 tuổi.
Chảy nước dãi vì lý do bệnh lý
Nếu hơn 4 tuổi, em bé vẫn chảy nước dãi thường xuyên, cho thấy có thể có một số lý do bệnh lý.
Ngoài ra, có một số lý do bệnh lý, như nghẹt mũi, dị tật răng, thời tiết khắc nghiệt, nhiễm trùng miệng, bao gồm viêm amidan, sâu răng, vv, có thể làm tăng tiết nước bọt.
Trong những trường hợp này, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ kịp thời. Sau khi bệnh được chữa khỏi, vấn đề chảy nước dãi của bé cũng sẽ được khắc phục.
Ảnh hưởng của việc chảy nước dãi ở trẻ
Mặc dù hầu hết chảy nước dãi của em bé là sinh lý, nhưng cũng sẽ có một số ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Dễ bị nổi mẩn đỏ ở cổ và miệng do nước dãi chảy ra thường xuyên, đọng lại quanh miệng và vùng cổ. Vì vậy, cha mẹ nên giúp trẻ làm sạch nước bọt kịp thời, bôi Vaseline hoặc kẽm oxit để giữ ẩm, có thể ngăn ngừa các vấn đề về da của bé phát triển thêm.
Phá hủy hàng rào da cục bộ, dễ nhiễm vi khuẩn thứ cấp do nước bọt thường kích thích vùng da quanh cổ của em bé, có thể làm tổn thương lớp sừng của da. Da sẽ bị đỏ, khô và dễ bị nhiễm trùng thứ cấp.
Ngoài ra, nước bọt lưu lại trên da, quần áo trong thời gian dài sẽ sinh ra mùi khó chịu.
Do đó, để tránh những vấn đề này, cha mẹ nên giúp trẻ lau sạch nước bọt kịp thời, cho trẻ đeo khăn yếm dãi và thường xuyên thay khăn.
Moon
Theo Sohu/emdep
Căn bệnh không phải nan y nhưng nếu chủ quan có thể gặp hậu quả khôn lường Viêm khí quản cũng là một triệu chứng khá phổ biến. Tuy không được xem là bệnh nan y nhưng tác hại của nó khi không kịp thời xử lý sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ cao bị viêm khí quản Viêm amidan, nghẹt mũi, khàn giọng Các chuyên...