Muối củ kiệu – thức chấm đặc biệt của người M’nông
Trong văn hóa ẩm thực của người M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đi kèm các món luộc hay nướng đặc trưng đều không thể thiếu vắng hình bóng của các loại muối chấm.
Là thức chấm đi kèm các món ăn chính, nhưng muối chấm cũng được chế biến đa dạng, phong phú. Có thể kể đến muối tro, muối ớt khô, muối ớt xanh, muối ớt rau thơm, muối củ kiệu… Thường chỉ được làm vào các dịp đặc biệt, muối củ kiệu trở thành thức chấm đặc biệt và đôi khi còn là món ăn riêng độc đáo trên mâm cơm truyền thống của người M’nông.
Muối củ kiệu của người M’nông
Để làm muối củ kiệu, ngoài hai gia vị là muối và ớt xiêm rừng, người M’nông bắt buộc phải có được loại củ kiệu truyền thống của mình. Nhìn trông giống hành lá và củ kiệu của người Kinh thường dùng muối chua vào ngày tết nhưng củ kiệu của người M’nông xưa có lá nhỏ hơn, mùi thơm hơn và vị cũng khác hẳn. Người M’nông chỉ dùng loại củ kiệu này để làm muối chấm. Hiện nay, người M’nông như ở Quảng Trực (Tuy Đức) vẫn còn giữ giống cây kiệu này và trồng bán với giá 200.000 đồng/kg.
Cách chế biến muối củ kiệu đơn giản nhưng yêu cầu người chế biến ước lượng, cân bằng được các loại gia vị mới tạo được độ ngon. Tỷ lệ muối được cho vào phải hợp lí, không quá nhiều để tránh cảm giác quá mặn. Tùy theo sở thích ăn cay của từng người, từng gia đình mà lượng ớt xiêm xanh được dùng nhiều hay ít. Ngoài dùng ớt xiêm xanh, người M’nông còn dùng ớt xiêm chín đỏ, nướng sơ qua than cho hơi héo để bớt vị hăng của ớt trong khi vẫn giữ được vị cay.
Thường thì người M’nông lấy phần đầu của cây kiệu (gọi là củ kiệu). Củ kiệu được bóc bỏ một lớp bọc bên ngoài rồi rửa sạch, để ráo nước. Muối, ớt xiêm và củ kiệu được cho vào cối hoặc ống lồ ô giã thật nát. Đây là cách muối củ kiệu truyền thống của người M’nông. Nhiều người còn ưa dùng lá của cây kiệu thái nhỏ rồi cho vào giã cùng để tăng thêm mùi thơm của thức chấm. Sau này, người M’nông còn thêm chút bột ngọt để thức chấm hài hòa hơn, có thể trở thành món ăn với cơm ngày mưa gió. Khác với các loại muối chấm thông thường, nhờ có củ kiệu mà loại thức chấm này có mùi thơm nồng khó tả.
Video đang HOT
Cá nướng thơm ngon hơn khi ăn kèm muối củ kiệu
Muối củ kiệu dùng chấm món gì cũng thấy hợp, đem lại mùi vị thơm ngon. Người M’nông ưa thích dùng muối củ kiệu để chấm các loại đồ nướng như cá nướng, thịt nướng. Kích thích vị giác, muối củ kiệu còn rất phù hợp khi ăn kèm với thịt luộc, cơm nếp, măng luộc… Dưới sự pha trộn khéo léo, muối củ kiệu có sức hấp dẫn kì lạ và trở thành món ăn đặc biệt trên mâm cơm truyền thống của người M’nông.
Theo DTMN
Hòa Bình: 'Mâm cỗ lá truyền thống của người Mường lớn nhất Việt Nam'
Ngày 7/12, tại Hòa Bình, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng chứng nhận xác lập kỷ lục "Mâm cỗ lá truyền thống của người Mường ở Hòa Bình lớn nhất Việt Nam".
Ngày 7/12, trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch Hòa Bình năm 2019, tại Quảng trường Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Liên hoan ẩm thực và trình diễn nghề truyền thống tỉnh Hòa Bình năm 2019.
Tại liên hoan, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng chứng nhận xác lập kỷ lục "Mâm cỗ lá truyền thống của người Mường ở Hòa Bình lớn nhất Việt Nam".
Ở giữa mâm cỗ bày món thịt nướng, được tẩm ướp gia vị lấy từ núi rừng Tây Bắc. Xung quanh món thịt nướng là món thịt lợn Mường sạch hấp.
Tiếp đó bày các món như: lòng lợn, nộm tai lợn, cá sông Đà nướng... Để thực hiện được mâm cỗ lá khổng lồ này, chủ nhân mâm cỗ phải chuẩn bị nguyên liệu thực phẩm từ nhiều ngày trước.
Cá nướng, sôi ngũ sắc, rau sống... và cuối cùng là bánh được làm bằng gạo nếp, gói hình con ốc bằng lá chít (gọi là bánh ốc) bày ngoài cùng xung quanh mâm cỗ tạo nên màu sắc và sự đa dạng.
Chị Hương cũng cho hay, để làm được mâm cỗ, kịp trưng bày trong ngày lễ, sáng 7/12, 30 người phải dậy sớm, làm từ 2h sáng đến 7h, hết khoảng 6 tiếng đồng hồ mới xong mâm cỗ đặc biệt này.
Chị Hương tâm sự thêm, cỗ lá là món ăn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có mâm cỗ nào "khủng" như mâm cỗ này. Vì thế mâm cỗ đã được xác lập kỷ lục Việt Nam.
Được biết, liên hoan ẩm thực và trình diễn nghề truyền thống tỉnh Hòa Bình năm 2019 có sự tham gia của 12 gian hàng thi ẩm thực, trưng bày đến từ 11 huyện, thành phố; 10 làng nghề tiêu biểu của các địa phương trên địa bàn, tổ chức thực hiện chế biến, trình diễn các món ăn đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh. Liên hoan sẽ diễn ra đến hết ngày 9/12.
Theo Dân Trí
5 đặc sản nhất định phải thử khi đến Mộc Châu Không chỉ sở hữu khí hậu quanh năm mát mẻ, Mộc Châu (Sơn La) còn gây thương nhớ với du khách bởi các món đặc sản nổi tiếng. Dưới đây là 5 món bạn không thể bỏ qua khi tới đây. Nhắc tới Mộc Châu, du khách sẽ nhớ ngay đến sữa tươi, đặc sản làm nên thương hiệu cho mảnh đất này....