Muối chân giò chuẩn bị đón Tết
Món chân giò muối không những cực kỳ thơm ngon mà còn có thể trở thành một món ăn “chống cháy” trong những ngày Tết bận rộn.
Món ăn này không những rất ngon khi ăn kèm với dưa hành muối, củ cải muối hoặc cuốn với bánh phở và rau sống, mà còn là một món nhậu tuyệt vời. Đề phòng trường hợp những ngày Tết bận rộn không có thời gian chế biến nhiều món ăn thì ngay từ bây giờ các mẹ hãy bắt tay vào làm món chân giò muối, đây sẽ hứa hẹn là một món chống cháy cực kỳ ngon và lạ miệng.
Để làm được món này bạn cần mua các nguyên liệu như: chân giò, tiêu sọ, dấm, chanh, ớt, toàn là những nguyên liệu dễ kiếm mà các mẹ có thể dễ dàng gặp ở bất cứ chợ nào. Có nhiều mẹ thường ngâm bằng thịt chân giò đã cắt miếng, tuy nhiên bạn nên mua cả cái chân heo về rút xương ra rồi mới ngâm. Các mẹ phải dặn trước người bán hàng để hôm sau họ để phần nguyên cho cái chân giò chưa bị lọc.
Dùng chân giò sau để ngâm sẽ ngon hơn chân giò trước. Nếu mua nguyên phần chân gồm cả bắp, cả phần móng giò thì các mẹ sẽ chỉ phải trả từ 80.000 – 85.000 đ/kg thôi. Vì chỉ dùng phần bắp trên để ngâm nên mẹ nào không muốn ăn phần chân dưới (móng giò) thì có thể nhờ người bán hàng lọc giúp, nhớ là phải lọc sao cho miếng thịt không bị rách, mà tốt nhất là vẫn giữ nguyên được vòng tròn để khi ngâm đảm bảo về mặt mỹ quan. Thịt chân giò rút xương có giá 105.000 – 110.000 đ/kg.
Thịt sau khi đã được lọc khỏi xương đem rửa sạch, lấy dây lạt hoặc chỉ dai bó quanh miếng thịt thật chặt theo hình tròn từ trên xuống dưới. Sau đó đem chiên qua bó chân giò ấy cho phần da bao quanh có màu hơi vàng đẹp mắt rồi đem luộc tiếp trong nước sôi có pha chút hạt nêm. Giai đoạn luộc này nếu mẹ nào cẩn thận có thể luộc kỹ, còn không thì chỉ luộc sơ qua sao cho phần thịt nạc vẫn còn màu đỏ lòng đào để sau khi ngâm miếng thịt được thái và bày ra đĩa có màu sắc tươi tắn, đẹp mắt.
Công thức nước dùng để ngâm chân giò như sau: 1 bát nước chanh, 1/2 bát dấm, 2/3 bát nước mắm ngon, 1 bát đường, tiêu sọ đập dập, ớt tươi cắt lát trộn lẫn với nhau. Nếu hỗn hợp trên chưa đủ để làm ngập chân giò thì các mẹ tiếp tục pha thêm hỗn hợp nước chua ngọt vừa phải (giống nước chấm nem) và đổ thêm vào đến khi ngập bó thịt chân giò là được. Bạn lấy thêm đĩa sứ đậy lên trên để nén cho chân giò chìm và ngập nước, để hộp chân giò ngâm bên ngoài nhiệt độ bình thường khoảng nửa ngày, sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh và cứ để thế khoảng 3 – 5 ngày là bắt đầu ăn được.
Khi ăn các mẹ chỉ việc vớt ra, thái mỏng bày ra đĩa, trình bày thêm chút rau thơm, cà rốt tỉa hoa cho đẹp mắt. Món này có thể dùng làm thức ăn mặn, ăn kèm dưa hành muối, dưa chua muối, cuộn với bánh tráng và rau thơm hoặc làm “mồi” cho ông xã nhậu tiếp khách trong những ngày đầu năm đều ngon tuyệt.
Kết thúc buổi đi chợ ngày thứ tư với món chân giò muối khá đặc biệt, chúc các mẹ nấu được thêm nhiều món ăn ngon.
Ngày Tết, món ăn nào tốt cho sức khoẻ?
Những món ăn ngày Tết được tổ tiên chúng ta lựa chọn vừa ngon miệng, bổ dưỡng lại tốt cho sức khỏe. Các món ăn truyền thống, đậm đà bản sắc, không chỉ mang hương vị đậm đà mà còn có những tác dụng không ngờ đối với sức khỏe.
Tết là dịp tiệc tùng, nhiều người có xu hướng ăn uống thả ga mà phần lớn là thực phẩm giàu đạm, chất béo, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, dù vui nhưng cũng nên ăn uống một cách khoa học để bảo vệ sức khỏe.
Video đang HOT
Bánh Chưng
Món bánh không thể thiếu trong dịp Tết chính là bánh chưng. Nhiều bạn nữ sợ ăn bánh chưng vì béo nhưng đây chính là món bánh cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể nếu ăn vừa đủ.
Ảnh: Minh họa.
Gạo nếp trong bánh chưng có vị ngọt tính ấm, mềm dẻo, mùi thơm, có tác dụng ích thận khí, bổ gan, làm cho gan mật lưu thông, tỳ vị mạnh lên để nuôi dưỡng toàn thân và làm mạnh gân cốt. Đậu xanh trong nhân bánh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ vị, tim, gan, giải được các độc chất trong thức ăn.
Thịt lợn có vị ngọt tính ấm, có tác dụng bổ thận tráng dương, phần thịt mỡ có tác dụng hấp thu và đào thải rượu. Hạt tiêu vị cay tính đại ôn, có tác dụng làm ấm tỳ vị, kích thích tiêu hóa, giáng khí, trừ đờm, trị chứng đau bụng do hàn tích, ăn vào không tiêu hóa. Tất cả được gói trong lá dong màu xanh.
Dưa hành muối
Theo Đông y, dưa là món ăn có vị cay, nóng, có tác dụng thông dương khí đào thải uế khí, giải độc, làm lưu thông khí huyết, kinh lạc; đồng thời làm ấm tỳ vị và tiêu hóa chất mỡ, giảm đau các khớp khi bị nhiễm lạnh.
Ảnh: Minh họa.
Canh măng ninh chân giò
Măng trong Đông y được cho là có vị ngọt hơi đắng, mang tính hàn và không độc. Măng có tác dụng điều hòa tỳ vị, thanh nhiệt, tiêu đờm; giúp trị chứng khí nghịch gây nôn ọe, ho đờm.
Ảnh: Minh họa.
Chân giò lợn có tác dụng bổ thận, bổ tỳ vị giải nhiệt, trị đơn độc. Măng cùng chân giò ninh nhừ với nhau, ăn trong ngày Tết vừa bổ dưỡng, ngon miệng lại dễ tiêu hóa, tiêu đờm, bổ thận, rất tốt cho sức khỏe.
Thịt gà
Theo Đông Y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Thịt gà giúp trừ phong, bổ khí huyết, bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn.
Ảnh: Minh họa.
Theo các nhà dinh dưỡng học, ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. Hàm lượng protein và phức hợp của amino axit trong thịt gà có ảnh hưởng tích cực đến não bộ, làm phấn chấn tinh thần, có tác dụng cải thiện huyết áp và nhịp tim. Đây là loại thực phẩm mà cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa.
Trong mâm cơm ngày Tết, những món ăn thường được làm từ thịt, nên mọi người thường bỏ qua, hoặc chưa cân bằng lượng rau củ cung cấp cho cơ thể. Hãy bổ sung ngay các loại rau, củ sau vào thực đơn ngày Tết, rất tốt cho sức khỏe.
Rau, củ, quả
Súp lơ, cà rốt, cải bó xôi hay củ cải sẽ là những loại thực phẩm giúp ngon miệng, đỡ ngán trong mâm cơm ngày Tết.
Súp lơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống bệnh ung thư, giúp hòa tan lượng cholesterol, tạo cảm giác nhanh no, giúp chị em có thể duy trì vóc dáng, giúp giảm cân trong những ngày đón năm mới.
Ảnh: Minh họa.
Cà rốt chứa vitamin A và chất insulin, giúp hạ lượng đường huyết trong máu và tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Đây là một vị thuốc quý, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, chữa các bệnh về mắt hay ho gà, là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe ngày Tết.
Cải bó xôi chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như: kali, sắt, magiê và vitamin A, K, D và E, giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, chống lại mệt mỏi. Trong cải bó xôi có chứa flavonoid, giúp chống lại bệnh ung thư da và ung thư tuyến tiền liệt, rất tốt cho sức khỏe.
Củ cải thường chứa những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: magie, phốt pho, vitamin B6 và folate, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, củ cải đỏ còn có tác dụng chống ung thư, duy trì huyết áp.
Trái cây
Trái cây chứa hàng lượng vitamin, chất xơ và chất dinh dưỡng cao. Vì vậy, nên bổ sung trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Táo là loại quả rất dễ ăn, giúp giảm nguy cơ táo bón; là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Dâu tây giúp tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp vitamin C cho cơ thể khỏe mạnh. Sử dụng một lượng vừa đủ dưa hấu sẽ giúp bạn ăn ngon miệng, tốt cho hệ tiêu hóa; là thực phẩm tốt cho sức khỏe ngày Tết không nên bỏ qua.
Ảnh: Minh họa.
Ăn uống khoa học với những món ăn mang lại nguồn dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe mọi nhà vào ngày Tết sẽ giúp cả gia đình đón Tết vui vẻ, mạnh khỏe và hạnh phúc hơn.
Công thức làm cá nấu chua dưa chua chuẩn vị thơm ngon Bỏ túi công thức dưới đây sẽ giúp món canh cá của bạn trở nên thơm ngon tuyệt vời. Công thức nấu canh cá dưa chua Nguyên liệu: Cá trắm hoặc cá trích 1 kg Dưa chua muối Gia vị: Ớt khô, nước tương, gừng, tỏi, tiêu, hẹ, rượu nấu ăn, nửa quả chanh, 1 lòng trắng trứng gà. Cách làm: Khử mùi...