Mừng Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Trung Quốc “tặng” ngay 2 loại tên lửa bí mật làm quà!
Dù chưa chính thức nhậm chức Trump đã có những kế hoạch cực tham vọng nhằm đưa Quân đội Mỹ trở nên hùng mạnh hơn nữa. Nhưng TQ cũng không vừa, “tặng” ngay 2 loại tên lửa bí mật.
Mừng Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Trung Quốc “tặng” ngay 2 loại tên lửa bí mật làm quà!
Hai ngày gần đây, Trung Quốc liên tục công bố 2 loại vũ khí mới. Cụ thể ngày 19/11 kênh CCTV-7 chuyên về quân sự của đài truyền hình trung ương nước này đưa tin về hoạt động thử nghiệm tên lửa của quân đội, trong đó xuất hiện một loại tên lửa chống ngầm tầm xa mới.
Tiếp đó, ngày 20/11 lại có thêm hình ảnh máy bay tiêm kích J-16 của Không quân Trung Quốc mang theo tên lửa không đối không tầm xa hoàn toàn mới.
Đáng chú ý là cả hai loại tên lửa này đều là vũ khí chưa từng được Trung Quốc công bố.
Theo ước tính tên lửa chống ngầm tầm xa mới dài khoảng 6,3m, đường kính thân khoảng 326mm, sử dụng ống phóng nghiêng giống như loại ST-17/ST-16M chuyên dùng để mang phóng tên lửa chống hạm YJ-83 nên chúng có thể được trang bị trên các tàu khu trục và tàu hộ vệ đang sử dụng loại tên lửa này như 052B, 054A, 056/056A.
Video đang HOT
Tên lửa chống ngầm mới của Trung Quốc.
So sánh tương đồng với bệ phóng ST-16M trang bị trên các tàu hộ tống Type 056.
Có nhiều chuyên gia cho rằng tên lửa mới này có tính năng rất mạnh, không chỉ phóng nghiêng, chúng còn có khả năng phóng thẳng đứng và tầm bắn tối đa rất có thể đạt 200km trở lên, số liệu này vượt xa tên lửa chống ngầm ASROC của Mỹ hay hệ thống chống ngầm RPK-3/4/5 của Liên Xô và tên lửa chống ngầm Y-8 đang phục vụ trong Hải quân Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, ngày 20/11 nước này còn đưa ra một loại tên lửa không đối không tầm xa mới và thu hút sự chú ý đặc biệt của giới quan sát.
Loại vũ khí mới này rất có thể là tên lửa không đối không siêu xa mới chưa từng được công khai, nó không phải là phiên bản cải tiến của PL-12 khi nó sử dụng động cơ của tên lửa PL-15 hoặc PL-21.
Theo phân tích giới chuyên môn, trên đầu của tên lửa này có một cửa sổ quang học, rất có thể là dùng để dẫn đường hình ảnh hồng ngoại, vì vậy pha cuối của nó rất có thể áp dụng phương thức dẫn đường radar chủ/bị động và hình ảnh hồng ngoại.
Phương thức dẫn bắn này sẽ giúp nâng cao khả năng chống nhiễu và tăng đáng kể tỷ lệ trúng đích của chúng, điều này tương đối quan trọng đối với tên lửa tầm xa.
Bên ngoài thân tên lửa không có cửa hút khí, vì nó có thể sử dụng động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn. Ngoài ra ở giữa tên lửa không cố định cánh, mà chỉ sử dụng động cơ đẩy làm lực nâng, vì vậy rất có thể nó sử dụng phương thức bay đường đạn cao giống như tên lửa không đối không tầm xa AIM-54 Phoenix của Mỹ.
Động cơ và nhiên liệu của tên lửa mới này chiếm khoảng 3/4 chiều dài tên lửa, tầm bắn tương ứng có thể hơn 200km, thậm chí có thể đạt tầm bắn 300 – 400km của tên lửa không đối không siêu xa KS-172 mà Nga đang hoàn thiện.
Máy bay tiêm kích J-16 của Không quân Trung Quốc mang tên lửa không đối không tầm xa hoàn toàn mới.
Với việc Quân đội, đặc biệt là Hải quân Mỹ sắp bùng nổ mạnh mẽ dưới thời tân Tổng thống Donald Trump, dường như Trung Quốc đã chọn đúng thời điểm để “tặng” những loại vũ khí mới chưa từng công bố này với hàm ý răn đe “vỏ quýt dày, sẽ có móng tay nhọn” và rằng, vị trí siêu cường độc tôn của Mỹ có thể bị lung lay, sụp đổ bất cứ lúc nào!
(Theo Soha News)
Sau tàu sân bay, đến lượt khu trục hạm Nga gặp vấn đề về động cơ?
Nguồn tin từ cơ quan báo chí thuộc Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) cho biết, khu trục hạm Bystryy đã trở về căn cứ ở Vladivostok sau khi thực hiện chuyến hải trình xa bờ.
Trước đó vào ngày 15/10, con tàu đã rời cảng Vladivostok trong đội hình hành quân của Hạm đội Thái Bình Dương. Đi kèm khu trục hạm Bystryy có tàu chống ngầm Đô đốc Tributs lớp Udaloy cùng tàu chở dầu Boris Butoma và tàu kéo cứu hộ Alatau.
Tàu khu trục Bystryy (số hiệu 715) thuộc Dự án 956 (lớp Sovremennyy)
Việc điều động tàu Bystryy nằm trong kế hoạch huấn luyện chiến đấu của Hải quân Nga. Con tàu đã ở trên biển trong 36 ngày, di chuyển quãng đường 5.500 hải lý trong 26 ngày. Cũng trong dịp trên, thủy thủ đoàn của khu trục hạm Bystryy đã thực hành bắn pháo vào các mục tiêu trên không và trên mặt biển, huấn luyện tác chiến phòng không, chống ngầm.
Ba tàu còn lại trong biên đội gồm tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Tributs, tàu chở dầu Boris Butoma và tàu kéo cứu hộ Alatau sẽ tiếp tục chuyến hành trình ở Thái Bình Dương. Theo một số nguồn tin thì chúng có thể đi tiếp đến Ấn Độ Dương.
Lý do vì sao khu trục hạm Bystryy không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên điểm yếu của các chiến hạm thuộc Dự án 956 (lớp Sovremennyy) nằm ở động cơ không đáng tin cậy.
Chính vì lý do này mà phần lớn trong tổng số 17 tàu thuộc lớp đã bị loại biên, tàu Bystryy là chiếc cuối cùng thuộc Dự án 956 còn hoạt động trong biên chế Hạm đội Thái Bình Dương, 3 chiếc khác đang ở trong tình trạng không hoạt động và chờ xử lý.
(Theo Soha News)
Nga tuyên bố đáp trả hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ tại châu Âu Để đối phó với việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa NMD ở châu Âu, Nga buộc phải tăng cường hệ thống phòng không vũ trụ của mình ở khu vực phía Tây Liên bang. Hãng Sputnik ngày 21/11 dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang Nga, ông Viktor Ozerov cho biết:...