Mừng thọ bố chồng 70 tuổ.i, gia đình làm 40 mâm cỗ mời họ hàng
Mừng thọ bố chồng 70 tuổ.i, nhà chồng tôi quyết định làm 40 mâm cỗ. Tôi can ngăn thì bị cả nhà khó chịu.
Bố chồng tôi năm nay tròn 70 tuổ.i. Ở quê chồng tôi, cứ mùng 4 Tết là cả làng, cả xã tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ từ 70 tuổ.i trở lên.
Nhà chồng tôi có 4 anh chị em, chồng tôi là út. Từ trước Tết 2 tháng, chồng tôi và các anh chị đã bàn nhau chuyện cỗ bàn mừng thọ bố.
Tôi tưởng cũng giống quê tôi, lễ mừng thọ làm vài ba mâm con cháu trong nhà cho ấm cúng. Nhưng khi nghe chồng nói “40 mâm”, tôi hốt hoảng.
Tôi hỏi lại chồng thì anh xác nhận đúng là lễ mừng thọ năm nay, con cháu sẽ làm 40 mâm mừng thọ ông. Tôi nghĩ, ở quê tôi, nhiều đám cưới cũng chỉ làm đến cỡ này.
Chồng tôi giải thích đó là tục lệ ở quê anh. Nếu không tổ chức bằng người ta thì con cháu sẽ bị làng xóm chê trách không lo được cho bố.
Tôi hiểu bố chồng tôi đã vất vả cả đời và các con đều muốn ông tự hào trong ngày mừng thọ. Nhưng thời buổi không còn ai thiếu thốn miếng ăn, có nhất thiết phải làm cỗ bàn rình rang như vậy không?
Chi phí để làm 40 mâm cỗ chắc chắn không nhỏ. Các anh chị chồng chủ yếu làm ruộng, làm thợ ở quê, đâu có khá giả gì.
Hơn nữa, vừa ăn Tết xong, ai cũng quá ngán cỗ bàn. Tổ chức to thế này có khi còn khiến người ta hiểu lầm gia đình mình lợi dụng dịp mừng thọ bố để nhận phong bì, lại càng không hay.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: China Highlights
Tôi trình bày lý lẽ của mình với chồng thì bị anh gạt phắt đi. “Em buồn cười nhỉ! Cả làng ai cũng làm thế, chứ riêng gì nhà mình. Giờ mình làm khác người ta mới là mang tiếng!”.
Tôi cãi: “ Sao nhà mình không đi tiên phong? Mình tổ chức tiệc ngọt thôi, mời làng xóm đến uống trà, ăn bánh, vừa văn minh vừa nhẹ nhàng. Biết đâu những năm sau mọi người thấy hay quá lại học theo. Em thấy bố mẹ ở quê mọi năm đi ăn mừng thọ người ta cũng có vui vẻ gì đâu, ai cũng như bị bắt ép ấy chứ!”.
Nghe tôi nói xong, anh có vẻ đuối lý nhưng vẫn bảo: “Các anh chị đã chốt phương án như thế rồi, có phải một mình mình quyết được đâu”.
Thấy chồng do dự, tôi bắt đầu nghĩ về một phương án khác. Thay vì tổ chức cỗ bàn linh đình, tại sao không dành khoản tiề.n đó để đưa bố mẹ đi du lịch? Cả đời bố mẹ đã vất vả, một chuyến đi thư giãn sẽ là món quà thiết thực và đáng nhớ hơn.
Ngay hôm sau, tôi mạnh dạn gọi về cho ông anh cả để chia sẻ ý kiến của mình. Nhưng tôi không thuyết phục được anh cả.
Thậm chí anh còn quyết liệt hơn cả chồng tôi, gạt phắt ngay khi tôi nói chưa hết ý. Nói qua nói lại được vài câu thì anh quay sang giận dỗi: “Hay là chú thím sợ chúng tôi không lo được cho bố nên mới gàn như thế.
Chú thím yên tâm, hết bao nhiêu 4 anh em chia đều, chúng tôi không bắt chú thím phải chịu phần hơn. Chúng tôi làm ruộng thôi nhưng lễ nghĩa là phải đầy đủ”.
Nghe anh nói vậy, tôi cuống quýt giải thích, sợ anh tự ái. Thực lòng, tôi chỉ muốn tổ chức cho bố một lễ mừng thọ văn minh, vui vẻ, không nặng nề chuyện cỗ bàn, chứ không hề tính toán chuyện tiề.n nong nhiều ít.
Nhưng tôi chỉ là phận làm dâu, khi tất cả anh em trong nhà đã quyết như thế, tôi cũng chẳng thể làm gì khác.
Tôi chia sẻ câu chuyện này không chỉ để giãi bày tâm sự, mà còn muốn lắng nghe ý kiến của mọi người. Theo các bạn, lễ mừng thọ có nên tổ chức rình rang vài chục mâm cỗ không? Tôi sẽ đưa cho chồng tôi đọc những ý kiến của các bạn.
Bố mẹ mừng thọ bác hàng xóm phong bì 10 triệu khiến tôi choáng, biết được bí mật phía sau, tôi hoang mang lo lắng vô cùng
Gia đình như thế này, tôi không thể trách bố mẹ được mà thấy bản thân quá kém cỏi.
Chủ nhật vừa rồi, tôi thấy bố mẹ mặc quần áo đẹp và chuẩn bị một món quà trị giá 10 triệu để qua mừng thọ bác Nhân bên cạnh nhà tôi. Tôi thấy khó chịu trách cứ, ngày ông nội mừng thọ, bố đặt phong bì có mỗi 500 nghìn, phải chăng bố coi trọng bác hàng xóm hơn người sinh thành?
Có lẽ, tôi đã lớn, bố mẹ không muốn giấu giếm bí mật nữa nên quyết định nói tất cả. Bố bảo lúc tôi đang học cấp 2, mẹ tôi bị bệnh nặng, cần rất nhiều tiề.n để chữa trị. Khi tiề.n tiết kiệm hết, bố phải đi vay người thân, thậm chí vay cả nặng lãi để cứu lấy mẹ.
Khi sức khỏe của mẹ bình phục cũng là lúc gia đình tôi khánh kiệt. Số tiề.n gia đình tôi nợ quá lớn, một mình bố làm cả đời cũng không thể trả hết nợ. Cuối cùng bố mẹ quyết định bán nhà, trả nợ, số tiề.n còn dư để dành cho tôi ăn học.
Người mua nhà chính là bác Nhân, sau khi trả tiề.n xong, bác ấy nói:
"Tôi rất cảm kích trước lòng tốt của chú đối với vợ. Người như thế đáng được giúp đỡ. Vì thế tôi cho cô chú ở trọ lại ngôi nhà này thêm một thời gian, khi nào có tiề.n mua chỗ ở mới thì trả lại nhà cho tôi".
Ảnh minh họa
Những năm qua, bố mẹ tôi đối xử rất tốt với bác Nhân và bác ấy đã để cho chúng tôi ở nhờ 15 năm nay. Bố mẹ tôi đều mong bác ấy sống lâu để được ở nhờ. Nếu bác Nhân mà mất thì chắc chắn các con của bác ấy sẽ đòi lại nhà.
Năm nay bác Nhân đã 90 tuổ.i, nhìn bác yếu lắm và đang mắc bệnh về phổi và tim, tôi đang lo, không biết bác ấy có vượt qua được mùa đông sắp tới không đây.
Tôi và Thoa yêu nhau 3 năm nay, chúng tôi dự định sẽ cưới vào tháng 10 tới. Tôi rất sợ bạn gái biết được chuyện gia đình tôi không có nhà mà phải ở nhờ người ta. Bởi lúc mới quen Thoa, cô ấy thẳng thừng nói chỉ chấp nhận lấy người đàn ông đã có nhà.
Lúc đó, tôi vỗ ngực tự tin giới thiệu bản thân là con trai một, tương lai ngôi nhà rộng 120m2 sẽ thuộc về tôi. Thoa nghe thế mừng lắm và gật đầu đồng ý ngay.
Bạn gái của tôi khá xinh, công việc ổn định, tuy đang yêu tôi nhưng vẫn có nhiều anh chàng theo đuổi. Những năm qua, tôi phải dốc toàn tâm toàn lực để bảo vệ tình yêu.
Nếu Thoa mà biết chuyện gia đình tôi không có nhà mà đang phải đi ở nhờ, chắc chắn cô ấy sẽ chia tay ngay lập tức. Tôi rất sợ mất bạn gái, phải làm sao đây?
Đi đán.h ghe.n hộ bạn thân, tôi đứng hình khi biết tiể.u ta.m là chị dâu ngoan hiền của mình Giờ tôi đã hiểu thế nào là biết người, biết mặt nhưng chưa chắc đã biết lòng. Tôi có 2 chị dâu và 2 người họ có tính cách lẫn ngoại hình khác nhau một trời một vực. Vị thế của 2 chị trong nhà cũng khác nhau hoàn toàn, người thì cái gì cũng được nhận, người thì cái gì cũng bị...