Mừng phong bì ít, bạn nghỉ chơi luôn
Thấy bảo, mấy ngời bạn thân thành phố của chồng bạn, toàn mừng 1 triệu tới 2 triệu, không tiếc gì. Ai cũng ngỡ ngàng vì phong bì cưới dày thế.
Bạn thân toàn mừng 1 triệu trở lên
Câu chuyện trở nên ly kì từ cái ngày đám cưới cô banh thân. Người ta bảo, đi đám cưới phải đi sao cho xứng, tùy vào địa điểm tổ chức và tùy vào điều kiện gia đình. Tôi có cô bạn thân, rất thân, thân từ tấm bé. Hai đứa ở quê học với nhau từ hồi mẫu giáo. Lớn lên, cả hai cùng thi đỗ đại học và đi học xa nhà. Cô bạn may mắn vì xinh đẹp nên yêu được một anh chàng người Hà Nội giàu sang, có vẻ là vậy. Cũng chẳng cần biết giàu sang hay không, cứ trai thủ đô là thích cái đã.
Thế là, đương nhiên, người ở quê được chở lên thành phố dự một bữa tiệc sang trọng, trước giờ ít ai có được. Cô bạn lộng lẫy, và quý phái trong bộ váy cưới, hàng xóm, họ hàng mừng lây, ai cũng vỗ tay reo hò, coi như đó là chiến tích đầu tiên mà ở quê gây dựng được, lấy chồng thủ đô, giàu có.
Hồi ấy, người ta chưa coi trọng tôi dù là chúng tôi cùng học đại học. Chỉ là tôi đi làm, công việc bình thường, lương còn chưa được bao nhiêu lại còn chưa có người yêu. Trong khi cô bạn lấy chồng Hà Nội lại giàu sang.
Mặc dù bạn tổ chức tiệc ở khách sạn 4 sao, nhưng với đồng lương ít ỏi, tôi chỉ mừng bạn được 3 trăm nghìn, so với bạn bè khác thì tôi không biết, nhưng ở cương vị bạn thân, thế là ít. Nhưng đúng là khốn khổ, tiền không có, không biết lấy đâu ra. Với tôi luôn nghĩ, đi vậy bạn sau này trả nợ đỡ phiền. Thật ra phong bì cưới cũng chỉ là một hình thức vay nợ cho nhau mà thôi.
Nghe nói, nhà trai và nhà gái góp chung, mời bạn bè tới ăn cỗ và mong nhận được tiền mừng hậu hĩnh. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nhưng thấy bảo, mấy ngời bạn thân thành phố của chồng bạn, toàn mừng 1 triệu tới 2 triệu, không tiếc gì. Ai cũng ngỡ ngàng vì phong bì cưới dày thế.
Mừng ít, bạn không thèm nói chuyện sau cưới
Không biết người ta đồn thổi nhau thế nào mà bảo đám cưới ấy, lỗ gần 50 triệu. Nghe nói, nhà trai và nhà gái góp chung, mời bạn bè tới ăn cỗ và mong nhận được tiền mừng hậu hĩnh. Nhưng khổ nỗi, bạn bè thì mừng ít, ai cũng chỉ tầm 500 là nhiều nhất. Người ta khó khăn với lại quan điểm, đi thế cho dễ trả nhau. Còn người ở quê thì không nói làm gì, họ mừng có đáng là bao. Lỗ là phải.
Và có lẽ cũng từ ấy, sau khi bóc cái phong bì của cô bạn thân là tôi ra, thấy có 300 nghìn, chắc cô ấy thất vọng lắm. Cô ấy còn nói với bạn bè rằng, tưởng tôi phải mừng tiền triệu, ai ngờ cũng chỉ là con số tiền trăm. Tôi nghe vậy lòng buồn vô hạn. Cô ấy cũng hiểu, nếu mừng tiền triệu, tôi chỉ có nước đi vay rồi lại còng lưng trả nợ. Lương tôi vài triệu, tiêu còn không xong nói gì chuyện nợ nần. Tôi nghĩ mà chán nản vô cùng. Tình cảm bạn bè lại cân đong đo đếm bằng tiền bạc mừng cưới hay sao.
Và đúng thật, mấy lần gặp tôi, cô ấy không còn niềm nở vui vẻ như trước. Chuyện mời tôi tới nhà chơi, ăn bữa cơm bạn bè cho ra mắt nhà mới cũng không có. Trong khi đó, cố ấy có mời người bạn khác cùng người yêu của cô này tới. Vì người đó học cùng lớp tôi nên có tình cờ nói tôi biết. Gia đình họ chơi với nhau vì cùng đẳng cấp, cùng giàu có.
Tôi từ đứa bạn thân giờ trở thành người xa lạ chỉ vì cái phòng bì quá mỏng. Nghĩ lại, chuyện tiền nong cưới xin có quan trọng vậy sao. Tôi có phải là ăn quỵt của bạn đâu, chỉ là mừng ít thôi. Rồi sau này, khi tôi cưới, cô ấy cũng trả lại như thế, tôi có bắt cô ấy phải đi nhiều hơn đâu. Tôi chưa lấy chồng thì lo gì cơ chứ. Ấy vậy mà vì cái phong bì tiền mừng mà cô ấy sưng mặt với người bạn thân từ nhỏ. Thôi thì đành vậy. Nếu cứ thế này, đến lúc cưới chắc gì tôi mời cô ấy tới dự. Tôi chẳng cần đòi món nợ này, vì với tôi, đó không phải là nợ…
Theo VNE
Mừng bạn 500 mà cưới mình, bạn mừng 300
Những tưởng, đêm tân hôn sẽ là đêm thơ mộng nhưng đó lại là đêm... đếm phong bì.
Vợ chồng cãi nhau vì phong bì cưới
Chắc hẳn, các bạn cũng giống như tôi, sốt sắng về số tiền mình được mình là bao nhiêu và xem nó có đủ hoàn lại vốn liếng bỏ ra khi làm cỗ bàn, mời quan khách họ hàng hay không. Thế là, nhà trên nhà dưới, từ bố mẹ đến con cái, ai cũng lôi phong bì ra đếm trước giờ đi ngủ.
Ban đầu là số phong bì của bạn vợ. Vợ gào lên khi thấy một anh bạn chơi cùng mừng quá nhiều, đến 2 triệu lận. Trước giờ, ai đi nhiều cũng chỉ tầm 1 triệu là cùng lắm, lại có người mừng tới 2 triệu mà người này đâu phải người thân nhất. Vợ tôi sáng mắt lên sung sướng. Còn tôi thì chỉ hỏi được câu: "Anh ấy có vợ chưa?". Khi biết anh ta chưa có vợ, mặt tôi méo xệch: "Sướng cãi nỗi gì, tới lúc trả nợ người ta thì mới trợn mắt lên, sướng được như bây giờ không?".
Tôi luôn quan niệm, chuyện cưới xin giống như chuyện nợ nần. Nếu mà người ta đã đi mình 2 triệu thí sau này, cả hai vợ chồng mà đi ăn cưới nhà họ thì chí ít cũng phải mừng tầm đó. Vì nhà mình 2 người đi, lịch sự ra thì phải mừng hơn, tầm 3 triệu được thì tốt, không thì 2 triệu rưỡi. Nhưng mà, nghĩ tới khoản tiền ấy mà lúc con cái ốm đau, bệnh tật, vợ dại con thơ mà kiếm ra 3 triệu đi cưới thì quá khó. Báo sớm không sao, báo muộn thì có mà méo mặt. Tính ra, khéo phải để riêng ra 2 triệu để đề phòng người ta lấy vợ. Nghĩ mà khổ.
Nhiều khi đi ăn cưới giống như cái nợ (ảnh minh họa)
Rồi động tới cái phong bì của mấy người bạn học cùng cấp 3, vợt mặt méo xệch: "Xùy, thời đại này rồi ai còn mừng 1 trăm. Không có tiền thì cũng cố mà đi 2 trăm chứ". Đúng là như vậy thật, giờ mừng 100 mà mang tiếng thanh niên, người ta cũng cười cho đấy. Nhưng tôi không dám &'lửa đổ thêm dầu', tôi bảo với vợ: "Thôi em ạ, người ta đi là quý rồi, chắc họ khó khăn, hay là ngày xưa em đi thế, bây giờ họ đi vậy?". Vợ tôi tiếp lời: "Ai lại mang cái ngày xưa ra so sánh với cái bây giờ, ngày xưa tiền có giá trị, bây giờ thì tiền mất giá. Ngày xưa á, 2 trăm bằng cả triệu bây giờ. Tính thế thì tính làm gì".
Có cái lệ trả nợ là phải trả hơn?
Nghĩ lại vợ nói cũng đúng. Tính ra, cái đám cưới này tôi lỗ vốn to. Nhưng chẳng dám nói với vợ. Nếu nói ra y rằng vợ sẽ bảo là: "Đấy, biết ngay mà, anh ngày trẻ cứ sĩ cho lắm vào, đi cho lắm vào, giờ thì người ta mừng có từng ấy, tha hồ mà tiêu nhé". Vì vợ tôi vốn tính hơi chua ngoa, tôi đoán chắc là thế nào chuyện ấy cũng xảy ra.
Cái chuyện cậu bạn mới cưới cách đây được 1 tháng, tôi mừng 500 nghìn, giờ đi lại tôi có 300, tôi không dám nói với vợ. Đúng là tôi hơi ngạc nhiên, còn tưởng ai rút lõi phong bì, nhưng phong bao đã dán, ai dám bóc ra mà lấy vài trăm.
Đêm tân hôn đếm tiền mừng cưới (ảnh minh họa)
Với lại, tôi nghĩ, nhiều người như thế. Vì họ nghĩ có gia đình rồi, cũng chẳng chơi bời với nhau mấy. Coi như là trả cái món nợ. Nhưng mà, trả thì cũng phải trả bằng là ít nhất, hoặc không là trả hơn, ai lại đi trả kém hơn hẳn 200. Bảo lâu thì không nói làm gì, bây giờ mới có hơn 1 tháng, vừa cưới mình xong, đi lại mà lại đút phong bì ít hơn, thật khó hiểu.
Tôi cũng không phải người tính toán chi ly, nhưng đúng là làm ăn như thế mất uy tín. Dù sao thì cũng hơi buồn vì thái độ cư xử của bạn bè. Không riêng gì anh bạn đó, tôi thấy có nhiều người như vậy, toàn mừng ít hơn khi tôi đi họ. Nghĩ lại, mình hào phóng quá thật sự không tốt.
Liệu có một quy luật nào cho việc trả nợ là phải trả hơn không. Nói ra thì chẳng ai thừa nhận, vì theo lý thuyết mà nói, họ sẽ cho rằng, tình cảm là một chuyện, tiền bạc là một chuyện. Cái phong bì dày hay ít không quy định chuyện tình cảm bạn bè. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, còn trên thực tế, đi lại thì phải đi hơn, hoặc chí ít ra cũng phải đi bằng. Chẳng ai lại đi kém hơn cả, những người đó là những người kém cư xử. Các bạn có nghĩ thế không?
Theo VNE
Nghèo vì tiền mừng cưới Thú thực, nghĩ tới đám cưới mà nản quá. Vừa tốn tiền, vừa mất sức. Cưới nhiều như... sung "Dạo này người ta hay cưới nhau thế!". Lần nào gặp lũ bạn, tôi cũng bị nghe câu ca thán như thế. Số là, tầm 2 tháng gần đây là mùa cưới, nên người ta cưới nhau nhiều. Trong nhà, thiệp cưới tích lại...