Mừng lo chuyện thương lái Trung Quốc ồ ạt gom mua lợn mỡ
Suốt nhiều tháng nay, các thương lái Trung Quốc liên tục hợp tác với các tiểu thương trong nước ồ ạt thu gom loại lợn mỡ, trọng lượng lớn để chở ngược lên biên giới phía Bắc. Giá lợn tăng lên rõ rệt nhưng nhiều người lo ngại thương lái “bỏ gánh” giữa đường.
Nuôi lợn mỡ “vào cầu”
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Vì sao nhà băng “chán” doanh nghiệp thủy sản? Bị truy thu thuế, hồ sơ của PepsiCo Việt Nam có vết Giá vàng tiếp đà giảm, xuống còn 35,4 triệu đồng/lượng Cao tốc Trung Lương bán quyền thu phí hơn 2.000 tỷ đồng
Bắt đầu từ khoảng tháng 9/2013, các thương lái từ Trung Quốc đã kéo sang Việt Nam, lần mò vào tận các tỉnh ở miền Nam để thu mua loại lợn mỡ. Vì vậy, từ miền Nam các xe chở lợn lũ lượt đổ ra Bắc, chở đầy lợn để chờ xuất sang bên kia biên giới. Tháng 10 và đầu tháng 11, do ảnh hưởng của 2 cơn bão và lũ lụt ở miền Trung, nhiều xe chở lợnbị ách tắc nhưng hiện nay, hoạt động xuất khẩu lợn lại đang sôi động trở lại, giá cũng tăng thêm.
Tại các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn và Quảng Ninh, thương lái người Trung Quốc cũng sang làm ăn rất nhiều. Trong một quán ăn bình dân ở gần Hữu Lũng – Lạng Sơn, cứ buổi trưa là thương lái Trung Quốc lại kéo về. Chị chủ nhà hàng cho biết, họ sang để thu mua lợn và làm ăn dịp cuối năm.
Khoảng 1-2 tuần nay, việc thu gom và vận chuyển lợn vẫn diễn ra sôi động nhất tạo “cơn sốt” giá lợn ở miền Bắc. Theo một tiểu thương tên Hùng ở Bắc Giang, chủ một xe chở heo làm thủ tục kiểm dịch tại Trạm kiểm dịch Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho biết: khoảng hơn tuần nay, giá lợn hơi tại miền Bắc đã tăng vọt từ 45.000 đồng lên tới 50.000 đồng/kg, loại đẹp và to còn lên tới 52.000 đồng. Trong khi đó, suốt nhiều tháng trước, giá chỉ lẹt đẹt ở mức 38.000-40.000 đồng/kg.
Cán bộ kiểm dịch của Trạm Kiểm dịch Hữu Lũng – Lạng Sơn phun dịch khử trùng cho các xe lợn chở ngược lên biên giới để xuất sang Trung Quốc.
Nhiều thương lái khác cũng cho biết, nguyên nhân là do phía Trung Quốc đang mở cửa nhập khẩu lợn để tiêu dùng dịp cuối năm.
Video đang HOT
Hiện lợn xuất sang Trung Quốc theo 3 đường chủ yếu là qua cửa khẩu Chi Ma và Thất Khê của tỉnh Lạng Sơn và Bắc Phong Sinh-Móng Cái (Quảng Ninh). Đứng ở các trạm kiểm dịch và cửa khẩu tiểu ngạch, có thể liên tục bắt gặp xe chở lợn từ xuôi lên.
Tại chợ lợn lớn nổi tiếng miền Bắc là chợ An Nội, huyện Bình Lục (Hà Nam), nơi lợn từ khắp cả nước được thu gom về để trung chuyển lên biên giới phía Bắc, cảnh tượng sôi động, tấp nập hơn hẳn ngày thường. Một thương lái tên Bảo cho biết, bao nhiêu lợn mỡ xuất sang bên kia cũng được thu gom hết, nên khoảng hơn 1 tháng nay, tuần nào anh cũng đưa được 1 xe chở khoảng 100-120 con (tương đương hơn 10 tấn hơi) lên Lạng Sơn.
Chưa hết mừng đã lo chuyện lợn mỡ
Ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, cục cũng đã nắm được thông tin trên. Đứng ở góc độ của người chăn nuôi thì phải nói là đáng mừng bởi giá lợn tăng đã giúp cho người chăn nuôi có lãi.
Suốt nửa năm qua, giá lợn trong nước liên tục nằm dưới giá thành hoặc “nuôi khéo” như trộn thêm cám thì mới bằng được giá thành. Có thời điểm, giá lợn đã tụt xuống “đáy”- chỉ còn 36.000-38.000 đồng/kg, trong khi nếu nuôi thuần cám công nghiệp (cộng thêm điều kiện thời tiết thuận lợi và không có dịch xảy ra) thì giá thành cũng đã là 40.000-42.000 đồng/kg.
Ông Trọng cho rằng, với giá bán như hiện nay, tất nhiên một phận lợi nhuận rơi vào thương lái nhưng bà con nông dân cũng đã có lãi. “Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc rất thất thường, có lúc họ nhập có lúc lại không, mà các thương lái của ta thì lại không có hợp đồng làm ăn rõ ràng với thương lái bên Trung Quốc, chúng ta hoàn toàn bị động… nên chỉ vì thấy giá cao như hiện nay mà bà con nông dân đổ xô nuôi loại lợn mỡ thì rất nhiều rủi ro”- ông Trọng khuyến cáo.
Lợn mỡ là loại nuôi siêu mỡ và các thương lái Trung Quốc chỉ thích đổ xô mua loại từ 90-100kg trở lên. Lý do vì thị trường Trung Quốc ưa chuộngloại thịt kho tàu, thịt quay… trong khi thị trường của ta chỉ chuộng loại thịt siêu nạc. Vì thế, nếu người nông dân đổ xô nuôi lợn siêu mỡ và trọng lượng lớn thì khi phía Trung Quốc đóng cửa, lợn mỡ sẽ không biết bán cho ai. Do đó, bà con nông dân cần phải tỉnh táo.
Theo ông Trọng, hiện tại nguồn lợn trong nước vẫn đang đảm bảo cân đối cung – cầu cho nhu cầu thực phẩm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2014, tuy nhiên chủ trương của Cục Chăn nuôi và Bộ NN-PTNT là đề nghị các tỉnh điều tiết việc xuất khẩu ồ ạt thịt lợn, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi lợn và các sản phẩm gia cầm bổ sung để đảm bảo bình ổn thị trường cuối năm.
Anh Thế – V.Phúc
Theo Dantri
"Thả tay" quản lý "đất vàng" Zone 9
Trong khi UBND TP Hà Nội có văn bản yêu cầu UBND phường Bạch Đằng, UBND quận Hai Bà Trưng có trách nhiệm giám sát, kiểm tra quy hoạch xây dựng khu vực Zone 9 đã được phê duyệt thì hàng loạt hợp đồng kinh doanh tại đây lại được cấp sai quy định.
Chiều ngày 21/11, ông Vương Quốc Tiến, Phó Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng, cho biết, UBND phường sẽ kiến nghị các cấp cho dừng hoạt động kinh doanh tại khu vực này để tránh xảy ra những bất ổn, những vụ việc tương tự. Hiện phường đang yêu cầu các hộ kinh doanh ở đây tạm dừng kinh doanh.
"Đất vàng" số 9 Trần Thánh Tông được cấp phép kinh doanh tràn lan, trong khi UBND TP Hà Nội cùng các cơ quan liên quan đang tiến hành quy hoạch lại mặt bằng tại khu đất này
Theo tìm hiểu của phóng viên, khu đất số 9 Trần Thánh Tông (hiện được gọi với cái tên khu Zone 9) có tổng hiện tích là 11.156m2, nằm ở vị trí được coi là "đất vàng" ở Hà Nội, vốn là nhà xưởng của Công ty CP Dược phẩm TW II. Sau khi công ty này di dời ra ngoại thành, khu đất được chuyển đổi để xây dựng tổ hợp công trình văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở căn hộ cao cấp.
Đơn vị thực hiện dự án là Cty CP đầu tư phát triển Bình An (Cty Bình An). Từ đầu năm 2013 đến nay, Cty Bình An hoàn thiện các thủ tục về quy hoạch, phương án kiến trúc... để thực hiện dự án công trình tổ hợp.
Trước đó, ngày 7/9/2012, UBND TP Hà Nội cũng đã nhận được văn bản 1351/TTG-KTN, của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai thực hiện dự án tại khu đất số 9 Trần Thánh Tông.
Tháng 5/2013, Sở Quy hoạc Kiến trúc Hà Nội đã có văn bản chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng của khu đất. Sau đó, UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu chính quyền quận Hai Bà Trưng và Cty CP Đầu tư phát triển Bình An phải tổ chức công bố công khai nội dung điều chỉnh quy hoạch tại dự án này.
Đặc biệt, thành phố yêu cầu lãnh đạo quận Hai Bà Trưng, UBND phường Bạch Đằng phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch được duyệt và xử lý việc xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, yêu cầu này của UBND TP Hà Nội chưa được chính quyền cơ sở làm tròn trách nhiệm khi để các đơn vị đứng ra ký hợp đồng cho thuê mặt bằng để kinh doanh. Trong đó có sự "giúp sức" không nhỏ của phòng đăng ký kinh doanh quận Hai Bà Trưng khi cấp hàng loạt các giấy phép kinh doanh tại khu vực "đất vàng" sai quy định.
Trong một diễn biến khác, cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết đã quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự một đối tượng để điều tra làm rõ vụ cháy ở khu Zone 9 làm 6 người thiệt mạng.
Nguồn tin cho biết, sau khi 4 người gồm Trần Văn Út (24 tuổi), Phạm Quang Huấn (29 tuổi, cả hai đều ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam); Hoàng Văn Phong (38 tuổi, ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), Nguyễn Trọng Duy (28 tuổi, Lý Nhân, Hà Nam), được cơ quan CSĐT triệu tập lên làm việc ngày 20/11, đến ngày 21/11, Nguyễn Trọng Duy đã bị cơ quan CSĐT tạm giữ hình sự để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Duy là công nhân làm việc tại xưởng cơ khí trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội) do Phạm Quang Huấn làm chủ.
Vụ cháy tại Zone 9 đã gây hậu quả quá nặng nề.
Hồng Ngân
Theo Dantri
Hà Nội: Khởi tố vụ cháy làm chết 6 người tại Zone 9 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết đã quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự một đối tượng để điều tra làm rõ vụ cháy ở khu Zone 9 làm 6 người thiệt mạng. Nguồn tin cho biết, sau khi 4 người gồm Trần Văn Út (24 tuổi), Phạm Quang Huấn...