Mùng 8.3, chạnh lòng về ‘miếng ngon’ đàn ông không chịu nhả
Đàn bà không khó hiểu. Nếu đàn ông chỉ cần có tâm, có tình đặt vào địa vị của chị em, sẽ hiểu lòng phụ nữ đang đau đớn, cô đơn, mệt mỏi vì điều gì. Khi đó, đàn ông mới sẵn sàng chia “miếng bánh ngon”…
Cuối tuần qua, trong một cuộc thi các ông chồng đảm do Mạng lưới hoạt động vì phụ nữ GBVNet tổ chức, hình ảnh những anh chàng đi giày cao gót màu hồng làm bếp, chải tóc và tắm cho con và nhảy múa đã khiến nhiều phụ nữ cảm động.
Một anh chàng loạng choạng đi trên đôi giày cao gót đã tâm sự rằng: “Phụ nữ luôn phải làm mọi việc trên đôi giày cao gót này thì thật siêu quá”. Các anh cho biết, đi giày làm bếp là hy vọng có thể cảm nhận được tâm trạng của chị em cũng như gửi cho chị em thông điệp: cánh mày râu sẵn sàng chia sẻ với chị em mọi gánh nặng, vui buồn trong cuộc sống, không nề hà bất cứ việc gì, kể cả việc… đi giày cao gót.
Ca sĩ Hoàng Bách và nhiều người đàn ông đã cùng nhảy múa trên đôi giày hồng để “thấu hiểu” phụ nữ hơn. Ảnh: Diệu Linh
Có nhiều việc, đàn ông nếu không trải qua thì không thể hiểu được cảm xúc của phụ nữ. Chẳng thế mà ở nhiều nước, họ yêu cầu các ông bố phải trải nghiệm 1 ngày với cái bọc nặng để hiểu được cảm giác và sự cực nhọc của phụ nữ gần 10 tháng mang thai. Dù chỉ là 1 cái bọc nặng, không phải trải qua thay đổi hooc môn, nôn ọe, đau bại xương hông, nhức nhối ngực nhưng nhiều ông đã… khiếp vía.
Tôi cũng ước có phép màu nào để đàn ông biết được cảm giác đau đẻ là thế nào.
Vì có cô gái đã điện thoại cho tôi giữa đêm khuya nức nở rằng, khi cô vừa sinh con được vài tuần thì phát hiện chồng cặp bồ, cặp từ lúc cô ấy mới mang thai. Và người chồng đã gỡ tội rằng: “vợ có thai nên người chồng không dám gần gũi, bí bách quá nên anh phải tìm chỗ giải quyết”. Như thể đối với anh ta, vợ và bồ giống như là chốn giúp anh ta giải quyết nhu cầu sinh lý khi cấp bách vậy.
Video đang HOT
Cô gái vốn rất trong sáng và mơ mộng. Cô ấy cứ khóc và đặt câu hỏi: “Em bị nghén rất nặng, cơ thể gầy rộc nhưng em vẫn hạnh phúc vì kết tinh tình yêu đang lớn dần trong em. Nhưng tại sao anh ấy lại có thể phản bội em khi em đang cực nhọc, vất vả như vậy?”.
Bởi vì đối với không ít đàn ông, việc phụ nữ mang thai, sinh con, làm việc nhà, hầu hạ chồng con là bản năng là nghĩa vụ, bổn phận. Còn anh ta chỉ tình cờ trong lúc thống khoái để lại một con giống bé tí tẹo là đã xong trách nhiệm vĩ đại. Và anh ta có thể nhẹ gánh để theo đuổi những cơn thống khoái khác mà không cần để ý đến cảm nhận của người khác, thậm chí của chính đối tác mà anh ta ngủ cùng.
Phụ nữ cần được sống với những giá trị đích thực của mình, không phải đằng sau những hào quang ảo như đức hy sinh, nhẫn nhịn… (Ảnh: Diệu Linh)
Một anh chàng tôi tình cờ quen hơn 40 tuổi, đi du học ở Nga về. Anh ta chém phần phật rằng anh ta sẵn sàng “giúp” vợ đi chợ, đón con đi học… nhưng không thể thường xuyên được, vì như vậy “vợ sẽ coi như đó là việc của chồng, sẽ ỉ lại, lười nhác” (?!). Anh ta cũng khẳng định bình đẳng giới sẽ không bao giờ đạt được mức “mong muốn” vì chẳng đàn ông nào lại chịu nhả “miếng bánh ngon” ra cho phụ nữ. Miếng bánh ngon đó là việc sau giờ làm đi bù khú với bạn, về nhà được nằm khểnh xem ti vi, không cần làm việc bếp núc dầu mỡ, chăm sóc con cái mè nheo… “Giống như một đứa trẻ giữ đồ chơi của mình vậy, có thể cho mượn một lúc, chứ không thể cho” – anh ta ví von.
Xã hội đang có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều đàn ông, như anh chàng đi du học ở Nga kia, thi thoảng làm việc nhà “giúp vợ” một cách kẻ cả. Họ giặt quần áo của bản thân, nấu cơm cho mình ăn nhưng vợ vẫn phải biết ơn họ. Đàn ông tiếp tục dùng các mỹ từ cổ động, tôn vinh phụ nữ để bảo vệ bằng được “miếng bánh ngon” của mình và để chị em phục dịch chồng một cách tự hào. Đó là khi “vòng kim cô” về đức hy sinh, đảm đang, trung hậu khóa chặt phụ nữ, chặt đứt nhiều mơ ước, khát vọng và tài năng của chị em.
Tuy nhiên, tôi cũng tin rằng, ngày càng có nhiều đàn ông sẵn sàng “đi giày cao gót” để hiểu và chia sẻ nỗi vất vả với vợ, với mẹ.
Nhưng để “miếng bánh ngon” được cánh mày râu tự nguyện chia đôi cho phụ nữ thì vẫn còn một chặng đường dài…
Theo Dân Việt
Về tận quê cầu cạnh giúp việc lên sau Tết mà không được
Chị lo lắng, mất ăn mất ngủ suốt mấy ngày nghỉ Tết vì đùng một cái, giúp việc thông báo nghỉ.
Tiền bạc quan trọng nhưng đôi khi không có giá trị quyết định. Vì với chị, một người giúp việc tin cậy, thật tâm yêu thương con cái họ mới là điều quan trọng hơn bao giờ hết. (ảnh minh họa)
Chị hỏi lý do tại sao thì mãi cô giúp việc mới nói một câu làm chị chạnh lòng: "Anh chị thưởng Tết tôi ít quá, làm sao mà tôi gắn bó được. Nói thật, 7 triệu chẳng là gì so với 1 năm trời tôi ở nhà anh chị, mọi việc chu toàn".
Chị hốt hoảng. Chị nghĩ, chưa có ai có thể thưởng cho giúp việc mức 7 triệu về quê ăn Tết. Không những vậy, chị còn cho tiền để đi xe về tận nhà, còn gửi quà chúc Tết. Nói thì không phải kể lể chứ, thật tình, chị không có gì phải nghĩ ngợi vì cách ứng xử của bản thân cả.
Chị đã cố gắng để lấy lòng giúp việc, khi vọng sau Tết sẽ không phải chịu cảnh con không ai trông, việc không làm được, nhà cửa bề bộn lộn xộn...
Hôm trước, cô giúp việc thông báo nghỉ, chị sốt sắng đi tìm khắp nơi nhưng đầu năm, ai người ta đi làm mà mướn. Với lại, có đi thì cũng phải qua Rằm, may ra mới có người. Mà người mới con cũng không quen, không thể nào yên tâm. Ra Tết, không thể nào nghỉ được, vì đã nghỉ dài dịp Tết rồi.
Vậy là, chị đành nhẫn nhịn, cầu cạnh cô giúp việc. Nài nỉ tăng lương, đưa tận xe về quê đón cô lên nhà rồi mong mỏi cô chăm cháu giúp một thời gian. Nếu sau này có gì thì sẽ thuê người mới. Lương đã cao bây giờ còn tăng thêm 2 triệu thì đúng là, nhiều khi ngẫm, lương của cô giúp việc nhà còn cao hơn cả lương đi làm của hai vợ chồng.
Nhưng, có khó khăn cũng phải chấp nhận. Giúp việc thì khan hiếm, đầu năm lại xin nghỉ không lý do, tuyển người không được thì cũng đành chấp nhận. Chỉ là chị buồn vì cái tình. Xưa nay, chị cũng không bao giờ phân biệt người ăn kẻ ở với chủ nhà, lúc nào cũng coi cô giúp việc như người nhà. Tết nhất, nghỉ lễ, dịp gì cũng quà cáp chu đáo. Vậy mà cô lại phụ tấm lòng chân tình của chị.
Tiền bạc quan trọng nhưng đôi khi không có giá trị quyết định. Vì với chị, một người giúp việc tin cậy, thật tâm yêu thương con cái họ mới là điều quan trọng hơn bao giờ hết.
Chị mong mỏi cô giúp việc lên giúp gia đình chị cũng vì chị khan hiếm người làm, cũng vì chị không dám tin vào ai khi chưa gặp mặt và nói chuyện. Dù sao thì cô cũng có hơn 1 năm ở nhà chị...
Nhiều trường hợp như chị, đầu năm giúp việc xin nghỉ vì bận ở quê ăn Rằm, hay không thích đi làm nữa khiến nhiều gia đình ở thành phố khốn đốn... Có nhiều người chỉ vì ở nhà quen không muốn lên nữa mà bỏ việc nên mấy người ở thành phố sống dở chết dở vì không có người làm giúp đầu năm..
Đúng là, đầu năm lắm chuyện bi hài. Chuyện có giúp việc là một trong những điển hình ở thời buổi mà, việc gì cũng phải có giúp việc đỡ một tay...
Theo Eva
'Vợ ạ, em thích gì cứ mua, Tết mà' Thương em suốt năm lầm lũi việc nhà việc nước, áo chẳng dám sắm, ăn chẳng dám ăn, miếng gì ngon cũng nhịn miệng cho con cho chồng. Cảm ơn em, nhưng khổ thế để làm gì? ảnh minh họa Anh không phải là đại gia, càng không phải là sếp, anh chỉ là nhân viên thường, nhưng anh có thể xoay xở...