Mùng 7 Tết tôi bị bố mẹ vợ đến đòi tiền
Đùng cái bố mẹ vợ đến nhà đòi tôi viết giấy vay tiền, bố mẹ nói rằng bị tôi lừa.
ảnh minh họa
Tôi 35 tuổi, quê miền Trung. Sau khi tốt nghiệp đại học tôi một mình khăn gói vào Sài Gòn lập nghiệp. Do gia đình quá nghèo nên vào đó tôi chỉ có trong tay 300 nghìn đồng năm 2006. Tôi làm đủ thứ việc để kiếm sống, đến năm 2010 tôi cũng xin được việc tại một tập đoàn lớn của Pháp và có thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung, khoảng 37 triệu/ tháng). Đến 2012 tôi lấy vợ, cô ấy trông coi thư viện trong một trường tiểu học, lương 2,8 triệu. Gia đình vợ người gốc miền Tây nhưng sống ở Sài Gòn. Năm sau tôi bàn với vợ vay thêm 200 triệu tiền ngân hàng để mua nhà. Hai năm tiếp theo chúng tôi lần lượt sinh hai cháu trai gái kháu khỉnh. Rồi vợ tôi sợ chịu lãi nên nói vay của bố mẹ vợ số tiền này để không phải chịu lãi, vay tiền chỉ nói miệng chứ không giấy tờ gì. Bố mẹ vợ cũng vui vẻ và sẵn sàng cho vay.
Đến 10/2017 vợ chồng tôi tính mua xe ô tô để đi lại cho thuận lợi vì có hai nhóc, đi đâu xe máy bất tiện. Tôi tính mua xe rẻ tiền để không phải nợ nhưng vợ lại muốn mua xe gần một tỉ. Cô ấy thuyết phục tôi một lần nữa hỏi vay bố mẹ vợ thêm 150 triệu nữa. Lúc vay tiền do trong gia đình nên tôi cũng không hỏi về lãi suất hay thời gian trả, bố mẹ cũng không yêu cầu vợ chồng tôi phải viết giấy nợ; bố mẹ vợ vui vẻ chứ không nói gì đến chuyện đó. Bỗng nhiên ngày 7 Tết, bố mẹ vợ đến nhà tôi đòi chúng tôi viết giấy vay tiền. Bố mẹ nói rằng bị tôi lừa, trong khi số tiền vay đều dùng để mua nhà và xe, rồi yêu cầu chúng tôi phải trả lãi suất theo lãi ngân hàng, trong vòng 30 ngày nếu không trả đủ thì sẽ kiện. Điều đáng nói là vợ tôi lại vào hùa với bố mẹ, yêu cầu tôi phải viết giấy nợ trong khi cô ấy biết là trong nhà không có tiền. Liệu sau khi chúng tôi bán xe trả nợ thì có khi nào vợ đòi ly dị? Khi đó cái nhà sẽ phải chia đôi?
Theo Vnexpress
Tủi hờn cảnh ở rể, 4 năm vợ không chịu về quê chồng ăn Tết
Năm nào cũng vậy, vợ tôi lấy đủ lí do để không phải về quê chồng. Tôi cưới vợ 4 năm mà hàng xóm láng giềng chẳng mấy ai biết mặt vợ tôi.
Video đang HOT
Cả năm đi làm đằng đẵng, công việc bận rộn, áp lực cuộc sống đè nặng vô tình cuốn đi thì không sao nhưng cứ đến dịp năm hết Tết đến, nghĩ về bố mẹ, tôi lại chạnh lòng xót thương.
Tôi thấy mình là đứa con trai vô dụng và bất hiếu với bố mẹ. Cảnh đi ở rể đã không chỉ là một nỗi khổ tâm với tôi mà còn khiến bố mẹ tôi cũng phải chịu bao thiệt thòi.
Cho đến giờ, tôi thực sự hối hận vì quyết định "nhất định phải bám trụ lại thành phố" của mình. Tốt nghiệp đại học ra trường, bố mẹ mong muốn tôi về quê, làm ở một cơ quan gần nhà, cưới cô vợ cùng quê, thông cảm cho nhau...
Thế nhưng lúc đó tính hiếu thắng, nhìn một vài người bạn bằng tuổi mình có nhà ở thành phố, tôi lại không đành lòng. Vậy là bất chấp cảnh là con một, tôi vẫn quyết tâm trụ lại thành phố này mong kiếm một cơ hội đổi đời.
Thế rồi tôi cũng có nhà Hà Nội, tìm được một công việc tốt... Tất cả những điều mà tôi có được đó đều từ... người vợ của tôi mà ra. Vợ tôi là tiểu thư con nhà khá giả ở thành phố. Bố mẹ vợ tôi đủ sức lo cho hai đứa một cuộc sống ấm no.
Ban đầu tôi cũng hơi ái ngại cảnh ở rể nhưng khi bố mẹ vợ mua cho chúng tôi một căn nhà riêng thì tôi thấy mình không việc gì phải nghĩ ngợi quá nhiều. Cuộc sống đâu phải dễ dàng gì, giờ có vợ, bố mẹ vợ lại giúp đỡ tại sao phải tự ái mà không nhận.
Cho đến giờ, tôi thực sự hối hận vì quyết định "nhất định phải bám trụ lại thành phố" và ở rể nhà vợ của mình. (Ảnh minh họa)
Vậy là, năm đầu tiên cưới nhau, vợ tôi có bầu... Cô ấy lấy lí do đó không về quê chồng. Kể từ ngày chúng tôi cưới, do công việc bận rộn quá nên vợ chồng tôi còn chưa về thăm nhà được mấy.
Tết năm ấy, tôi đón bố mẹ lên ăn Tết cùng mình. Nhưng chứng kiến cảnh vợ tôi mặt nặng mày nhẹ, ra vào khó chịu khi có "bố mẹ chồng quê mùa" lên ở cùng, bố mẹ tôi chạnh lòng, chỉ sau 2 ngày đã vội về. Từ lần đó, ông bà bảo sẽ không bao giờ lên nhà riêng của chúng tôi nữa.
Năm thứ 2, tôi muốn cả nhà cùng về thì vợ tôi kêu con còn nhỏ quá, đi lại xa xôi không tốt cho sức khỏe. Tôi dù muốn nhưng cũng không thể nằng nặc vác con về một mình được. Vậy là chỉ có mình tôi về thăm bố mẹ vào mồng 2 Tết. Không thấy con dâu với cháu về, bố mẹ tôi buồn lắm.
Bao năm qua vợ tôi không một Tết nào về nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Năm thứ 3 thì vợ tôi kêu cô ấy ốm, mệt không đi được đường dài. Lại một lần nữa, cái Tết bố mẹ tôi không được chứng kiến cảnh con cháu quây quần bên nhau. Tôi biết bố mẹ tủi thân nhiều lắm nhưng chẳng biết làm thế nào khi mà vợ tôi là gái thành phố, mua nhà trên này cũng là ông bà ngoại cho tiền chứ bên nội không giúp được gì.
Cho đến năm nay, tôi một mực đòi cả nhà phải về quê ăn Tết thì vợ tôi lại quả quyết: "Năm nay em gái em đi lấy chồng, chỉ còn một mình bố mẹ em ăn Tết. Em không thể để ông bà thế được. Anh là đàn ông cũng nên hiểu cho phụ nữ, ai cũng muốn ăn Tết bên nhà ngoại. Bố mẹ vợ cũng cần phải có niềm vui chứ".
Tôi mang con về quê ăn Tết mặc kệ mối quan hệ vợ chồng xung đột. (Ảnh minh họa)
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình ích kỷ. Nhìn lại 4 năm là vợ chồng, đã có một Tết nào cô ấy về làm tròn bổn phận dâu con chưa? Hay năm nào vợ tôi cũng chỉ gói vào phong bì chục triệu, bảo tôi mang về còn cô ấy thì cả năm không có mặt.
Năm nay tôi thực sự giận, tôi không muốn nhẫn nhịn nữa. Tôi đã nhịn suốt thời gian qua vì tôi nghĩ mình không muốn con phải chứng kiến cảnh ngày Tết bố mẹ giận nhau. Nhưng giờ tôi thấy mình nhịn đủ rồi.
Tôi lẳng lặng bế con, đưa về quê nội. Tôi xin nghỉ làm sớm để về. Tôi không biết, sau cái Tết này, chuyện vợ chồng tôi rồi sẽ ra sao... Nhưng tôi nhịn như thế đã là quá đủ rồi.
Theo Ngoisao
21 tuổi, tôi lên xe hoa vì trót mang bầu Tôi được sinh ra trong một gia đình khá cơ bản, bố mẹ tôi đều làm công chức nhà nước và có lối sống khá truyền thống. Từ hồi còn rất nhỏ, mẹ đã thường dạy tôi nấu ăn, trình bày mâm cơm như thế nào cho đẹp, cho hấp dẫn và nhìn vào ánh mắt để đoán biết suy nghĩ của người...