Mùng 2 Tết, Quốc lộ 1 ùn tắc nhiều nơi
Theo ghi nhận trên các tuyến đường về miền Tây, đặc biệt là Quốc lộ 1 đã bị ùn tắc ở một số đoạn thắt cổ chai.
Tình trạng ùn tắc giao thông mùng 2 Tết tại Ngã tư Đồng Tâm. Ảnh: Minh Trí-TTXVN
Trong ngày mồng 2 Tết, do gia tăng lượng người và phương tiện đi lại, vui xuân, chúc Tết nên theo ghi nhận trên các tuyến đường về miền Tây, đặc biệt là Quốc lộ 1 đã bị ùn tắc ở một số đoạn thắt cổ chai lâu nay như: Ngã tư Đồng Tâm, vòng xoay Thân Cửu Nghĩa trên đường dẫn vào cao tốc Trung Lương – Thành phố Hồ Chí Minh, Cầu Rượu,…
Tại đây, xe cộ xếp thành hàng dài nhiều km, lực lượng cảnh sát giao thông phải điều tiết, khắc phục ùn tắc giao thông rất vất vả.
Trong khi đó, tại các khu vực khác kể cả Quốc lộ 60 dẫn lên cầu Rạch Miễu về các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, …giao thông khá thông thoáng, tình trạng ùn tắc đã cơ bản được cải thiện.
Nhất là cầu Rạch Miễu nhờ trước đó các ngành chức năng đã tổ chức phân luồng giao thông, cấm xe tải nặng từ 3 trục trở lên lưu thông trong khung giờ cao điểm nên không còn ùn tắc nghiêm trọng khi qua cầu, giúp việc đi lại của nhân dân dễ dàng.
Video đang HOT
Tình trạng ùn tắc giao thông mùng 2 Tết tại Ngã tư Đồng Tâm. Ảnh: Minh Trí-TTXVN
Tỉnh Tiền Giang nằm ở vị trí cửa ngõ về miền Tây, có nhiều tuyến Quốc lộ huyết mạch chạy qua trong thế độc đạo: Quốc lộ 1, Quốc lộ 60… nhiều đoạn xuống cấp, nhiều cầu hẹp là nút thắt cổ chai gây ra tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên.
Vào dịp lễ, tết, lưu thông qua đây hết sức căng thẳng. Trước tình hình trên, ngay từ trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng và triển khai phương án điều tiết giao thông, chống ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự phục vụ nhân dân vui Tết, đón xuân phù hợp với tình hình địa phương, chú trọng giải tỏa kịp thời các điểm đen về ùn tắc giao thông.
Trung bình mỗi ngày có hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ các ngành chức năng như: Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông …tham gia làm nhiệm vụ điều tiết giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông trên các tuyến đường./.
Theo Minh Trí/TTXVN
Ký hợp đồng 6.686 tỷ, gỡ nút thắt cuối cùng cho cao tốc Mỹ Thuận
Nhóm ngân hàng và nhà đầu tư vừa chính thức ký hợp đồng tín dụng 6.686 tỷ đồng để tháo gỡ nút thắt cuối cùng tại cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Sáng 16/12, Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận và nhóm ngân hàng thương mại do Vietinbank đại diện chính thức ký hợp đồng vốn tín dụng tài trợ cho dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Tổng vốn cam kết cho vay của các ngân hàng là 6.686 tỷ đồng, trong đó, VietinBank góp 3.300 tỷ đồng, BIDV góp 1.500 tỷ đồng, AgriBank góp 1.000 tỷ đồng và VPBank 886 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn góp được ấn định chính thức cho cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Đồ họa: Ngọc Tân.
Cơ cấu góp vốn này cho thấy các ngân hàng không chấp nhận mức vay 7.695 tỷ đồng như kỳ vọng ban đầu của nhà đầu tư. Thay vào đó, nhà đầu tư sẽ phải nâng mức vốn chủ sở lên gần 3.800 tỷ đồng để có đủ vốn cho dự án.
Trao đổi với Zing.vn, lãnh đạo Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết tất cả nút thắt của dự án cao tốc coi như đã được tháo gỡ. Doanh nghiệp cùng các nhà thầu sẽ làm việc "thông" Tết Nguyên đán để đưa dự án về đích đúng hạn vào năm 2021.
Trước đó, nguồn vốn ngân sách 2.186 tỷ đồng cũng được chuyển về UBND tỉnh Tiền Giang và giải ngân từng phần cho Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được thực hiện theo hình thức BOT, có chiều dài hơn 51 km, nối tiếp từ cao tốc TP.HCM - Trung Lương đến huyện Cái Bè, Tiền Giang.
Tháng 11/2009, dự án khởi công. Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV đại diện cho 8 nhà đầu tư góp vốn thông báo tổng mức đầu tư khoảng 19.000 tỷ đồng, sẽ thu xếp được tài chính để hoàn thành trong quý III/2013.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài hơn 51 km, xuyên qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang, là một trong những tuyến đường huyết mạch kết nối các tỉnh Tây Nam Bộ với TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Danh.
Tuy nhiên, sau đó cơ quan chức năng yêu cầu bổ sung thêm phần hạng mục các đường từ khu công nghiệp Tiền Giang kết nối vào cao tốc này, phải làm thủ tục điều chỉnh dự án. Với nhiều trở ngại đã kiến nghị nhưng không được giải quyết, nhà đầu tư xin dừng dự án sau 2 năm khởi công.
Dự án "về tay" Bộ GTVT và bất động trong suốt thời gian dài
Tháng 2/2015, dự án tái khởi động, dự kiến hoàn thành vào 2018. Tổng mức đầu tư giảm còn 14.678 tỷ đồng. Đến tháng 6/2017, tổng mức đầu tư tiếp tục giảm còn 9.668 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào quý II/2020.
Được coi là niềm hy vọng của 20 triệu dân miền Tây, qua 10 năm, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vẫn ì ạch, trở thành nỗi thất vọng tràn trề.
Bước sang năm 2019, dự án có 2 bước ngoặt lớn là việc bổ sung Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả vào liên danh nhà đầu tư và chuyển cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của dự án từ Bộ GTVT về UBND tỉnh Tiền Giang để chủ động xử lý các vướng mắc.
Trong 6 tháng qua, các nhà thầu đã triển khai thi công thêm 50 cây cầu, bắt đầu xử lý 45 km nền đất yếu. Khối lượng thi công của dự án hiện đạt 27%, tăng 17% so với 1 thập kỷ trước đó chỉ đạt 10%.
Theo Zing.vn
Ô tô chạy 'rùa bò', xe máy làm loạn trên cao tốc Trung Lương Lượng ô tô gia tăng cùng với nạn xe máy chạy vào cao tốc Trung Lương khiến đường huyết mạch nối TP.HCm với miền Tây trở thành điểm đen về tai nạn và ùn tắc. Ông Nguyễn Văn Thành- Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ IV (Bộ GTVT) cho biết, kể từ khi cao tốc TP.HCM- Trung Lương (cao tốc Trung Lương)...