Mùng 2 Tết, Ban chỉ đạo chống dịch Hà Nội báo tin vui “bớt một mối lo”
Số liệu minh chứng cho thấy dịch bệnh Covid-19 ở Hà Nội đã được kiểm soát. Tuy nhiên trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, không lơ là, chủ quan.
Chiều nay (mùng 2 Tết), Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Trưởng BCĐ phòng chống Covid-19 TP Hà Nội đã chủ trì phiên họp trực tuyến về các biện pháp để nhanh chóng khống chế dịch bệnh.
Mở đầu, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh thông báo 12.302 mẫu xét nghiệm các trường hợp ở sân bay Nội Bài đều cho kết quả âm tính và khẳng định: “Đây là tin vui với TP khi bớt đi một mối lo”.
Đánh giá việc này, Phó Chủ tịch UBND TP nêu rõ: “Kết quả âm tính, nhưng nếu bỏ sót vài chục mẫu thì toàn bộ công sức là vô ích. Nhân viên nếu đã về quê thì phải đến CDC địa phương để lấy mẫu và gửi kết quả ngay về CDC Hà Nội. Nếu có một ca dương tính chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt, thiệt hại lớn an sinh xã hội.
Phiên họp chiều mùng 2 Tết.
Tiếp thu chỉ đạo, đại diện Cụm cảng Hàng không miền Bắc cho biết đã yêu cầu các đầu mối phải lập danh sách thật kỹ không để bỏ sót trường hợp nào.
Ở các bệnh viện TP đã lẫy mẫu 1723 trường hợp và chỉ 1 trường hợp dương tính – trước đó đã là F1,ở tỉnh khác lên khám bệnh. 18.151 mẫu người đi về từ vùng dịch chỉ có 4 ca dương tính. Đáng chú ý, TP đã lấy 1.659 mẫu là các trường hợp ở khu vực có ca bệnh trên địa bàn TP và đều có kết quả âm tính.
“Đây là số liệu minh chứng cho việc dịch bệnh ở Hà Nội đã được kiểm soát. Tuy nhiên trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, không để lây lan”, ông Hạnh nói.
Lãnh đạo sở Y tế đề nghị các đơn vị giám sát chặt chẽ các trường hợp F1 cách ly tại nhà và tuân thủ đúng quy định: Phải có phòng riêng, có người khỏe mạnh chăm sóc, không có người già yếu; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch ở các khu cụm, công nghiệp; thực hiện nghiêm việc trực 24/7…
“Sau dịp tết, dịch bệnh có thể được kiểm soát tốt nhưng người dân sẽ có dấu hiệu chủ quan. Mặc dù năm mới, nhưng vẫn phải xử lý nghiêm vi phạm”, ông Hạnh nói.
Tại phiên họp, các quận huyện đã báo cáo nhiều tin vui đầu xuân khi đa số các trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh đều đã có kết quả âm tính.
Video đang HOT
Các khu cách ly đều được chăm lo, đảm bảo Tết ấm cúng an toàn với mọi người. Sở VH&TT cho biết, tại các di tích, danh lam,thắng cảnh, đình, chùa đều thực hiện nghiêm 2K: khẩu trang, sát khuẩn.
Từ trưa ngày mùng Tết, lượng người đổ về Phủ Tây Hồ rất đông, quận Tây Hồ đã phải phân luồng giao thông từ xa và tạm dừng hoạt động của Phủ Tây Hồ vài lần, mỗi lần 30 phút để điều tiết, giảm lượng người, đảm bảo các biện pháp phòng dịch…
Quận Nam Từ Liêm cho biết, tại trường tiểu học Xuân Phương, 109 người còn lại đã được lấy mẫu xét nghiệm vào mùng 1 Tết và đã có kết quả âm tính lần thứ 3. Dự kiến 6h sáng ngày 14/2 (mùng 3 Tết), những trường hợp còn lại sẽ được về nhà.
Không tổ chức lễ hội đầu năm
Người dân đang thắc mắc về thông tin được đăng tải trên một số cơ quan báo chí về việc lễ hội chùa Hương không tổ chức lễ hội nhưng vẫn tổ chức đón khách, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu huyện Mỹ Đức giải thích rõ việc này.
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng phát biểu kết luận phiên họp.
Huyện Mỹ Đức báo cáo, đến giờ phút này, huyện chính thức công bố dừng toàn bộ hoạt động khai hội, không tổ chức đón tiếp khách, không tổ chức dịch vụ thuyền đò.
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho hay, Hà Nội vẫn phải đối mặt với nguy cơ, rủi ro cao từ dịch bệnh dù Hà Nội đã khống chế cơ bản các ổ dịch.
Từ đó, Phó Chủ tịch UBND TP nêu việc tâm lý người dân đang có dấu hiệu chủ quan. Trong những ngày Tết vừa qua, vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân lơ là, chủ quan và nêu rõ: “Ngay xung quanh hồ Gươm tôi đi cũng thấy việc kiểm tra xử phạt hầu như không có”.
Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các nhóm nhiệm vụ trọng tâm mà TP đã đề ra. Ông lưu ý, “Quán cà phê, quán nước vỉa hè, hàng quán cạnh di tích vẫn có các trường hợp vi phạm phòng dịch, phải xử lý nghiêm”.
Về các lễ hội sau kỳ nghỉ Tết, Phó Chủ tịch Hà Nội nêu rõ TP đã chỉ thị dừng tất cả: “Phải đảm bảo an toàn, chứ để xảy ra việc gì phải cách ly cả thôn, cả làng, thì rất khó khăn. Các đơn vị có lễ hội kéo dài như ở chùa Hương thì tính toán, từ nay đến rằm tháng giêng tạm thời không đón khách thập phương; công khai để đảm bảo kỷ cương chung. Không được nhập nhằng chuyện không tổ chức lễ hội nhưng tổ chức đón khách. Phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo”.
Các địa bàn có khu chế xuất, công nghiệp phải quản lý chặt công nhân từ quê lên trên tinh thần: “Không ngăn sông cấm chợ, không gây khó dễ cho người dân”…
Phó Chủ tịch UBND TP giao Sở GD&ĐT chuẩn bị phương án để học sinh đi học trở lại; Sở GTVT chuẩn bị đảm bảo phòng dịch khi đón người dân trở về thành phố…
"Hỏa tốc" mở rộng xét nghiệm truy tìm ổ dịch Covid-19 ngoài cộng đồng
Ổ dịch trong sân bay Tân Sơn Nhất về cơ bản đã được khống chế, ngành y tế đang hỏa tốc mở rộng xét nghiệm ở bến xe, trung tâm thương mại, khu nhà trọ để truy tìm ổ dịch ngoài cộng đồng.
Lực lượng chức năng bắt đầu triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại bến xe vào tối 11/2 (ảnh: Phạm Nguyễn)
Chiến dịch trên đang được các đơn vị liên quan hỏa tốc thực hiện ngay trong đêm giao thừa. Đây là quyết định được đưa ra trong chiều tối ngày 11/2 sau khi tổ thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế TPHCM và các đơn vị liên quan.
Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cần có giải pháp triệt để, quyết liệt dập dịch bảo vệ cộng đồng (ảnh: Phạm Nguyễn)
PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Dịch bệnh tại TPHCM có sự khác biệt rất lớn cho với những tỉnh thành khác. Các trường hợp F1 âm tính nhưng F2 lại dương tính, giả thuyết đáng lo ngại nhất về tình trạng trên là trường hợp F2 không nhiễm SARS-CoV-2 từ bệnh nhân F1 trong sân bay Tân Sơn Nhất mà bị nhiễm ngoài cộng đồng".
Đây là chiến dịch tầm soát trên diện rộng nhằm kịp thời phát hiện nếu có ổ dịch trong cộng đồng (ảnh: Phạm Nguyễn)
Sau khi họp với các đơn vị liên quan, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã thống nhất với Sở Y tế và Ban chỉ đạo Chống dịch TPHCM xây dựng kế hoạch tầm soát những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Theo đó, các trung tâm thương mại, các bến xe, khu công nghiệp, nhà trọ công nhân, chợ đầu mối... sẽ hỏa tốc được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2.
Mục tiêu của chiến dịch là khoanh vùng rộng hơn để đảm bảo niềm tin ổ dịch chỉ có ở trong sân bay, không xuất hiện ngoài cộng đồng. Mặt khác, việc khoanh vùng xét nghiệm trên diện rộng phát hiện ca bệnh thì ngành y tế sẽ sớm xác định được ổ dịch đang tồn tại, có phương án xử lý kịp thời, triệt để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan trên diện rộng.
Ngành Y tế đang nỗ lực chạy đua với thời gian, truy vết ca bệnh, để có giải pháp dập dịch hiệu quả (ảnh: Phạm Nguyễn)
Bên cạnh đó, các xét nghiệm khác như xét nghiệm kháng thể đã được triển khai từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh viện TPHCM, Viện Pasteur, TPHCM. Sắp tới 30.000 test nhanh kháng nguyên sẽ được cung cấp cho thành phố sớm.
Liên quan đến tình hình dịch trên địa bàn TPHCM, GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: "Chiều 30 Tết, qua công tác khoanh vùng xét nghiệm các gia đình của những nhân viên trong tổ bốc xếp công ty VIAGS phục vụ mặt đất sân bay Tân Sơn Nhất thành phố vừa phát hiện một trường hợp nghi nhiễm".
Cuộc chiến với dịch Covid-19 còn kéo dài, cộng đồng cần tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống và phối hợp với cơ quan chức năng để tránh nguy cơ lây nhiễm (ảnh: Phạm Nguyễn)
Cụ thể, qua tầm soát 3.500 người thân của 1.622 nhân viên công ty VIAGS thì phát hiện ra một người phụ nữ là mẹ của một nhân viên công ty VIAGS nghi nhiễm. Người phụ nữ này đang làm công nhân tại Khu công nghiệp Tân Bình, trước khi được phát hiện dương tính, bệnh nhân có những triển chứng nhẹ. Đây có thể là chuỗi liên hệ của những ca lây nhiễm ngoài cộng đồng.
Giám đốc Sở Y tế cho biết: "Dự kiến, trong kế hoạch tầm soát mở rộng ngành y tế thành phố sẽ thực hiện 30.000 xét nghiệm. Sau đợt xét nghiệm sẽ có hệ thống dữ liệu cần thiết để đánh giá nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các giải pháp phân tích kháng thể, giải trình tự gen ban đầu sẽ xác định được chủng virus SARS-CoV-2 đang lưu hành tại TPHCM".
Mở rộng khoanh vùng nguy cơ, thực hiện xét nghiệm tầm soát là phương án quyết liệt vừa được đưa ra chiều 30 Tết
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM nhận định, về cơ bản thành phố đã khoanh vùng được dịch, ngăn chặn được nguy cơ phát tán trong cộng đồng. Hiện nay các ổ dịch có từ 10 đến 20 ca đã được khống chế toàn bộ F1 và F2. Thay vì chỉ tập trung vào những điểm có ca bệnh để tầm soát, việc mở rộng xét nghiệm trong cộng đồng với các nhóm nguy cơ khác nhau sẽ có bức tranh tổng thể của toàn bộ dịch tễ TPHCM, từ đó có giải pháp phòng chống dịch hiệu quả nhất từ nay đến sau Tết Nguyên Đán.
Đồng Tháp khẩn cấp truy vết người tiếp xúc với F1 của BN2014 Ngành y tế Đồng Tháp xác định 26 trường hợp F2, 32 trường hợp F3 có liên quan F1 của BN2014. Chiều 9/2, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết ngành chức năng đang khẩn trương điều tra dịch tễ, truy vết người có tiếp xúc với F1 của BN2014. BN2014 được ghi nhận tại TP.HCM, ca...