Mùng 1 Tết, đường vào Phủ Tây Hồ ken đặc người và xe
Mỗi dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về Phủ Tây Hồ rất đông để cầu may, giải hạn, cầu phúc, cầu lộc; đồng thời còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ khiến các tuyến đường dẫn vào Phủ rơi vào cảnh ùn tắc, ken đặc người và xe.
Phủ Tây Hồ được xem là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất hệ thống đền, chùa ở Hà Nội, thu hút không chỉ những người dân Hà Nội, mà cả những du khách thập phương đến thắp hương cầu phúc. Chính bởi vậy ngay từ mùng 1 Tết đã có rất đông du khách thập phương cũng như người dân thủ đô đổ về Phủ Tây Hồ khiến các tuyến đường tại đây rơi vào cảnh ùn tắc, ken đặc người và xe.
Những tuyến đường ven Hồ Tây dẫn vào phủ Tây Hồ tương đối nhỏ, nhiều đoạn 2 ô tô tránh nhau cũng khó khăn nên tình trạng ùn ứ cục bộ diễn ra.
Xe máy, ô tô chen nhau trên con đường nhỏ dẫn vào phủ.
Nhiều địa điểm giữ xe miễn phí lúc nào cũng trong tình trạng quá tải, lượng phương tiện lưu thông đông nên diễn ra tình trạng ách tắc giao thông ở nhiều khu vực quanh cổng phủ.
Chia sẻ với PV, nhiều người dân sống xung quanh phủ Tây Hồ cho biết, tình trạng ùn tắc như này vốn không quá xa lạ khi mà hầu như năm nào cũng xảy ra bởi lượng người đến phủ ngày đầu năm quá đông. Không chỉ người dân tại thủ đô Hà Nội mà còn có rất đông người dân từ các tỉnh thành đến.
Người dân chuẩn bị sắp lễ trước khi vào phủ.
Video đang HOT
Các sạp hàng viết sớ dâng sao giải hạn bằng chữ nho luôn tình trạng đông khách
Năm nay, thời tiết vào mùng 1 Tết Kỷ Hợi có phần nóng bức khi mà nhiệt độ lên tới gần 27 độ C không khác gì mùa hè khiến người dân đi phủ Tây Hồ có phần mệt mỏi.
Các hàng nước mía cũng vì thế mà đắt khách hơn khi nhu cầu giải khát của người dân tăng cao trong ngày nắng nóng.
Theo quan niệm của nhiều người, mùng 1 Tết Nguyên đán đến các chùa, đền, phủ để cầu một năm mới bình an, thịnh vượng cho cả nhà trong năm.
Lực lượng công an được huy động túc trực tại nhiều vị trí, lối vào phủ để đảm bảo an ninh trật tự.
Theo cand.com.vn
Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng cầu may dịp năm mới ở miền Bắc
Phủ Tây Hồ, chùa Hương (Hà Nội), đền Trần (Nam Định), Yên Tử (Quảng NInh) là những ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng mà người dân đều mong muốn được thăm viếng ngày đầu năm để cầu mong cho gia đình được bình an, sung túc. Nét đẹp văn hóa ấy mang đến màu sắc và hương vị Tết Việt thêm tròn đầy.
Phủ Tây Hồ (Hà Nội)
Mỗi năm vào dịp tết đến xuân về, nhiều du khách lại đổ xô về Phủ Tây Hồ, nơi được coi là chốn linh thiêng bậc nhất ở Hà thành.
Phủ Tây Hồ ngự trên một bán đảo nhỏ nổi lên giữa Hồ Tây, ngay trước khu làng cổ kinh thành Thăng Long trước. Đầu làng có đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, hay còn gọi là Thánh Mẫu, là biểu tượng của người phụ nữ vẹn toàn.
Phủ Tây Hồ thường đông nghịt khách những ngày đầu năm mới.
Mỗi dịp cuối năm hay đầu năm mới, du khách nườm nượp đổ về đây để lễ Mẫu cũng như thưởng ngoạn cảnh sắc Hồ Tây. Hai bên đường lối vào Phủ có rất nhiều gian hàng bán hoa quả, hương oản, lễ vật, hoa tươi, cánh vàng lá ngọc, câu đối...cùng các ông đồ ngồi viết chữ Nho, viết sớ...tạo nên một khung cảnh yên bình, là nét văn hóa đẹp và đặc trưng của Hà Nội.
Chùa Hương (Hà Nội)
Hội chùa Hương diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch nhưng ngày từ những ngày đầu năm du khách đã đổ về đây nườm nượp để vãn cảnh, nô nức trẩy hội chùa. Nơi đây nổi tiếng với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình.
Du khách sẽ thích thú khi được lênh đênh trên dòng suối Yến thơ mộng, ngắm nhìn cảnh núi non trùng điệp với sắc xuân ngập tràn trong từng tán cây, ngọn cỏ. Giây phút ấy, tâm trí của bạn sẽ được gột rửa và trở nên thư thái lạ thường.
Khung cảnh sơn thuỷ hữu tình của chùa Hương luôn hấp dẫn du khách mỗi dịp đầu xuân.
Ngoài cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, lý do khiến chùa Hương trở thành điểm hành hương nổi tiếng là bởi tương truyền, đây là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tu hành.
Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)
Nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ (xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), đền bà Chúa Kho là nơi hàng nghìn người hành hương về trong dịp năm mới để xin lộc rơi lộc vãi.
Hầu hết những người làm ăn kinh doanh đều mong muốn dâng lễ lên trước cửa Bà để mong Bà ban phát phước lộc, mở kho xuất tiền cho vay.
Sở dĩ đền có tên là Bà Chúa Kho bởi đây chính là nơi tưởng niệm người phụ nữ đã có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh). Khi bà mất, nhà vua thương tiếc nên phong cho Bà là Phúc Thần. Ngôi đền hiện tại nằm trên mảnh đất của kho lương thực ngày xưa và do người dân lập nên.
Đền Trần (Nam Định)
Tọa lạc trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng thành phố Nam Định, đền Trần năm nào cũng chật cứng du khách về xin ấn ngày rằm tháng Giêng. Nhiều người tin rằng, có ấn đền Trần sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp.
Tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 - 24h của ngày 14 tháng Giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Để xin được Ấn vua ban lúc nửa đêm, người dân phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu.
Theo đó, lễ hội đền Trần sẽ được bắt đầu từ ngày 26-2 đến hết ngày 3-3 (tức ngày 11 đến 16 tháng Giêng) với rất nhiều hoạt động văn hóa truyền thống độc đáo như rước kiệu Ngọc Lộ, rước nước, tế cá, múa lân, biểu diễn võ thuật...
Yên Tử (Quảng Ninh)
Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII, nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Nhiều du khách mỗi năm đều thích thú khi được leo lên đỉnh Yên Tử để vãn cảnh.
Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật, dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may.
Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)
Nếu bạn muốn cầu một năm mới cuộc sống an lành, thuận hòa, hạnh phúc thì hãy tìm đến đền Bắc Lệ, thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất miền Bắc về cầu tình duyên, cũng là đền thờ Mẫu tiêu biểu ở nước ta.
Đền Bắc Lệ là nơi thờ tự Bà Chúa Thượng Ngàn, là vị nữ thần trong coi vùng miền núi và ban phát lương thực, của cải cũng như bảo vệ người dân vùng cao. Lễ hội đền Bắc Lệ thường tổ chức từ ngày 18-20.9 Âm lịch, bao gồm các phần lễ chính: lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước Mẫu... Điệu múa sanh tiền được sử dụng trong lễ hội đem lại sự may mắn và bình an cho con người.
Đền Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, là nơi linh thiêng có tiếng thờ bà chúa Thượng Ngàn. Cách thị trấn Hữu Lũng khoảng 10 km, đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi.
Cũng giống như bất cứ ngôi đền thờ Mẫu nào, đền Bắc Lệ thờ Công đồng tứ phủ và các Chư Linh ở bốn miền vũ trụ. Trải qua bao tháng năm lịch sử, mưa nắng, ngôi đền đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc xưa và những di vật cổ có giá trị. Các hàng cột bằng gỗ liền khối vẫn còn giữ nét nguyên sơ tạo thêm cho đền sự ấm cúng, linh thiêng và gần gũi.
Người đi đền chùa đầu năm không chỉ để thắp hương, dâng lễ tạ mà còn được đắm mình trong khung cảnh hoang sơ của miền sơn cước.
Theo danviet.vn
Xuân ngất ngây ở 'xứ hoa nở trong mây' Bà Nà Một không gian ngập sắc hương của hàng ngàn bông hoa tươi thắm đang bung nở chào xuân cùng các tiểu cảnh dễ thương chưa từng thấy đang khiến du khách muốn "thời gian ngưng lại", khi bước chân đến khu vực Núi Chúa những ngày này... Cứ vào tiết xuân, Bà Nà như một thiếu nữ căng tràn nhựa sống với muôn...