Mùng 1 đầu tháng kiêng “quan hệ”, tại sao lại thế?
Theo quan niệm dân gian, việc kiêng kỵ chuyện quan hệ vợ chồng vào các ngày rằm, mùng một là để tránh sự mất cân bằng âm dương.
Vì sao kiêng kỵ “quan hệ” vào ngày rằm, mùng một?
Ngày đầu tháng (mùng 1) và ngày giữa tháng (rằm) là thời điểm “nguyệt khuếch khuy không”, nguyệt thì thuộc âm, lúc này là âm hư, tức là âm dương bị mất cân bằng, rất xấu cho chuyện phòng the cũng như sẽ mang tới rất nhiều điều xui rủi, không may mắn.
Sách “Tố Nữ Kinh” có viết: “Cấm kỵ giao hợp vào những ngày mùng 1, ngày rằm, và ngày cuối tháng âm lịch, nếu phạm vào những điều cấm kỵ này thì khi con cái sinh ra sẽ bị thương tổn không tốt, còn mình cũng tổn hao nguyên khí, hơn nữa trong mình lúc đó cũng bị giục hỏa thiêu trung tức là hỏa thị dục thiêu đốt cháy tâm can nên nước tiểu lúc phát ra có màu đỏ hay màu vàng đậm nhiều khi lại mang thêm bệnh di tinh, làm giảm tuổi thọ”.
Kiêng kỵ quan hệ vợ chồng vào ngày rằm và mùng một là theo quan điểmcủa Nho giáo. Họ luôn cho rằng, ngày đầu tháng, đầu năm mọi thứ cần phải sạch sẽ, kể cả trong “chuyện ấy”. Vì thế, không chỉkiêngkị tình dục mà còn phảikiêngcả các việc sát sinh nữa…
Quan niệm này tuy đã không còn nặng nề như xưa nhưng vẫn âm ỉ tồn tại trong suy nghĩ của không ít người Việt. Trên thực tế, không ít cặp vợ chồng vẫn khiêng khem và đại kỵ chuyện ấy trong những thời khắc nhạy cảm.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng nghĩ thoáng hơn rất nhiều, những cặp vợ chồng trẻ lại lấy thời khắc đầu tiên của năm mới để “khai tình” với hy vọng một năm mới tình cảm mặn nồng hơn.
Thực tế thì sao?
Thực tế thì quan hệ tình dục vào ngày nào không quan trọng. Điều quan trọng ở đây là sức khỏe của những người trong cuộc. Nếu hai bạn hoàn toàn khỏe mạnh, và có cảm hứng “lâm trận” thì cuộc “yêu” vẫn thành công như những ngày đẹp trời khác. Và những đứa bé được hình thành trong giờ phút này khi sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh nếu sưc khoe cua bố, me chúng không có vấn đề gì trước va sau khi thu thai.
Video đang HOT
Việc có nên “lâm trận” ngày mùng 1 đầu tháng hay không, ngoài phong tục, tập quán ra còn phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người. Hãy làm sao cho mình thật thoải mái, nếu còn lo lắng thì đừng cố, còn đã làm thì hãy vô tư, không phải suy nghĩ nhiều.
Theo Phunutoday
Báo hiếu mùa lễ Vu Lan: Mua "sổ đỏ" nghĩa trang tặng bố mẹ
Để tỏ lòng thành kính đối với đấng sinh thành, nhiều người đăng ký mua đất nghia trang để báo hiếu cha mẹ, bởi theo quan niệm dân gian những giao dich tâm linh rất tốt trong tháng 7 Âm lịch.
Mới đầu tháng 7 Âm lịch nhưng nhiều người đã tìm đến các nghĩa trang ven Hà Nội mua đất báo hiếu cho cha mẹ, trong đó không ít người cao tuổi tự đi tìm mảnh đất cho mình sau khi chết
Theo quan niệm của người Việt, tháng 7 Âm lịch là tháng Ngâu, hay con goi la tháng "cô hồn", người dân thường hay kiêng việc mua sắm, nhất là buôn bán bất động sản. Tuy nhiên, bất động sản nghĩa trang lại rất sôi động, người dân đổ xô đi mua để tỏ lòng thành kính, báo đáp đấng sinh thành như một món quà giá trị nhân mùa lễ Vu Lan báo hiếu.
Nguyễn Thị Hằng - nhân viên kinh doanh một nghĩa trang lớn ở Kỳ Sơn (Hòa Bình) cho biết, lượng giao dịch, đặt hàng tăng gấp 3-4 lần so với các tháng khác trong năm. Không chỉ những người con tìm đất nghia trang đê báo hiếu cho cha mẹ mà nhiều người có tuổi cũng tìm cho mình nơi an nghỉ sau khi mất đi, bởi theo họ sở hữu chiếc "sổ đỏ" đất nghĩa trang đẹp rất có ý nghĩa trong tháng Ngâu nay.
Theo khảo sát, đất ở những nghĩa trang đẹp như công viên, phong thủy tốt thường có gia khá đắt, khoảng 8 triệu đồng/m2. Một công viên nghĩa trang tâm linh nằm cách Hà Nội khoảng 50km ở Kỳ Sơn (Hòa Bình), được quy hoạch như một khu đô thị cho người sống như biệt thự đơn, lập , song lập rồi liền kề, chung cư..., đáp ứng đây đu nhu cầu của khách hàng lựa chọn.
Tại nghĩa trang ở Kỳ Sơn (Hòa Bình) có hàng nghìn ngôi mộ, to, nhỏ và còn rất nhiều mảnh đất trống cho khách hàng
Theo ghi nhận của chúng tôi, lượng người đổ lên nghĩa trang này trong tháng 7 Âm lịch tấp lập, những chuyến ô tô đưa khách hàng đến tận nơi xem phần đất ở các đỉnh đồi, để khách hàng cảm nhận nơi mình sẽ mua làm nơi an nghỉ sau khi chết.
"Cảm giác nhìn thấy nơi an nghỉ của mình đẹp như thế này rất an tâm, xem như miền cực lạc của mình", ông Hoàng Văn Nhân, 76 tuổi, quê gốc Nghệ An, hiện sống ở Dịch Vọng(Hà Nội) cho biết
Ông Nhân chia sẻ: "Mua đất an nghỉ trước không chỉ là ý nguyện của tôi va là ý nguyện của các con. Mới đầu các con định lập một quỹ báo hiếu nhưng sau quyết định tìm một khu đất đẹp gần Hà Nội làm nơi an nghỉ cho tôi và bà ấy".
"Sau khi tìm hiểu, tôi quyết định 50 mét vuông ở gần trên đỉnh đồi, giá 8 triệu đồng/ mét vuông, tổng hết 400 triệu đồng, có thể chứa được 12 - 16 phần mộ", ông Nhân nói.
Cũng đi mua mảnh đất cho mình sau khi chết, bà Đỗ Ngọc Bảo, 75 tuổi (Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết: "Tôi đi tìm mảnh đất cho chính mình, mình có điều kiện nên có thể tự lo việc này khi còn sống, đến lúc chết các con cũng cũng không phải lo việc này. Ở đây, bao bọc là rừng xanh, có nước... đúng là một cõi thiên đường hạnh phúc".
"Tuy có giá cao so với đất ở vùng này nhưng ở đây thiết kế như một khu đô thị. Tôi nghĩ, mua đất trước làm nơi an nghỉ như là một xu thế tất yếu vì đất ở trong thành phố càng ngày càng chât hẹp, nên có một khu đất làm nơi an nghỉ cho mình và những người thân sau này cảm thấy rất an tâm", bà Bảo cho hay.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Chung, một doanh nhân ở Hà Nội trú tại đường Láng (Hà Nội) cũng lên nghĩa trang tìm đất, anh Chung cho biết, tháng trước vợ chồng anh dành một khoản tiền lớn mua đất nghĩa trang làm quà báo hiếu cha mẹ nhân dịp Vu Lan sắp tới.
"Tôi thấy việc mua đất làm nơi an nghỉ trước cho bố mẹ là một việc tử tế bởi cuộc sống mỗi người thường có số, sống hay chết không biết trước được. Với lại đất nghĩa trang kẹt cứng trong thành phố. Gia đình có người thân mất phải bỏ vài chục triệu một lô cốt ở nghĩa trang cũng không ổn lắm. Chính vì vậy tôi đã bàn với vợ về việc mua một phần đất nghĩa trang để sau này bố mẹ mất đi sẽ làm nơi an nghỉ, vợ tôi đồng ý ngay", anh Chung lý giải.
"Sau khi xem xét, thăm quan một vòng chúng tôi quyết định mua 100m2 đất. Trước khi đi tôi cũng không nói với bố mẹ vì sợ các cụ mắng. Người già rất nhậy cảm, họ sợ con cái mua đất nghĩa trang về cho mình là mong họ đi sớm nhưng tôi tin bố mẹ tôi rất thích khi tôi cầm hợp đồng mua đất này về", anh Chung nói.
Trao đổi về việc mua đất nghĩa trang báo hiếu, Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình cho biết, có rất nhiều hình thức báo hiếu cho mẹ, một số người nào đó muốn chăm lo cho những người lớn tuổi sau khi về với tổ tiên là sẽ có chuẩn bị trước, để cho công việc đỡ cập dập và bản thân những người đang còn sống đó họ biết được nơi họ an nghỉ.
Có người quan niệm, mua phần mộ cho mình và cho cha mẹ mình trước là không tốt "quan điểm đó là không đúng vì ngay các vua, chúa ngày xưa cũng đã chuẩn bị sẵn cho mình. Không cứ ở Việt Nam mà rất nhiều nơi trên thế giới các vị vua khác cũng đã làm việc này. Đời sống người Việt sau bao nhiêu năm chiến tranh , cuộc sống nhân dân thường khó khăn nên không có điều kiện để làm cái việc này trước, thời nay nhiều người có điều kiện, chuẩn bị trước việc đó đã nghĩ đến việc lo nơi an nghỉ cho mình, ông bà, cha mẹ sau khi mất là việc làm rất tốt, Thầy Thích Trí Thịnh lý giải.
Tận mắt thấy nơi an nghỉ của chính mình sau khi khuất núi, họ cảm thấy rất an tâm, hài lòng
.Nhiều gia đình giàu có mua hàng trăm mét vuông đất nghĩa trang, thiết kế rất đẹp cho ông bà, tổ tiên
Tháng Vu Lan báo hiếu, các gia đình tổ chức lên thăm ông bà, tổ tiên
Con cháu thoải mái vui chơi trong khuôn viên phần mộ nhà mình
Theo Danviet